Dự thảo Đơn vị tư vấn: Viện nc quản lý Kinh tế Trung ương Tháng 6 năm 2011


V. MỞ RỘNG, TĂNG CƯỜNG SỰ PHỐI HỢP VÀ HỢP TÁC ĐỂ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC



tải về 0.7 Mb.
trang12/12
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.7 Mb.
#20601
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

V. MỞ RỘNG, TĂNG CƯỜNG SỰ PHỐI HỢP VÀ HỢP TÁC ĐỂ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

1. Tăng cường phối hợp và hợp tác với các cơ quan, tổ chức Trung Ương


Tạo sự liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan tư vấn về phát triển kinh tế-kỹ thuật công nghệ, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để hỗ trợ nhau trong vấn đề đào tạo, cung ứng, sử dụng nhân lực có hiệu quả nhất.

Mở rộng và tăng cường hợp tác với các cơ quan, tổ chức Trung ương và cấp Trung ương đóng trên địa bàn, tạo điều kiện về chương trình dạy-học mới, giáo trình, giáo án, nâng cao trình độ giáo viên và nguồn vốn để hỗ trợ Hải Dương phát triển nhân lực…


2. Tăng cường phối hợp và hợp tác với các tỉnh, thành phố


Mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài tỉnh để đào tạo lao động kỹ thuật lành nghề.

Tận dụng các lợi thế về vị trí, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để mở rộng quan hệ giao lưu, trao đổi và hợp tác với các địa phương lân cận, vùng Đồng bằng Sông Hồng và cả nước, tạo cơ hội thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các sở chuyên ngành tăng cường hợp tác với các tỉnh bạn liên kết trong công tác đào tạo, tuyển dụng nhân lực, có sự chuyển giao hợp tác về nhân lực giữa các tỉnh để điều tiết cung cầu lao động trên thị trường lao động


3. Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế


Đẩy mạnh chương trình hợp tác về đào tạo, nghiên cứu với các trường, trung tâm có uy tín trong nước và quốc tế

Tạo điều kiện tham quan, học tập, giao lưu với nước ngoài để kịp thời nắm bắt các thông tin về thị trường, công nghệ... đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh.

Bằng các mối quan hệ với đại sứ quán các nước tại Việt Nam, thông qua các tổ chức phi chính phủ, qua các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Hải Dương, qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức liên quan khác để có chiến lược tăng cường hoạt động đào tạo, chuyển giao nhân lực với các nước nhằm mang lại điều kiện tốt nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

VII. DỰ BÁO NHU CẦU VỐN VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

1. Dự báo nhu cầu vốn


Để đạt được các mục tiêu đã đề ra tại Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2020, cần có nguồn tài chính đảm bảo thực hiện.

Về nhu cầu vốn cho đào tạo nhân lực đáp ứng mục tiêu đạt 80% lực lượng lao động qua đào tạo vào năm 2020, nguồn vốn cần thiết cần xấp xỉ 150 tỷ/ năm (dành cho các cấp dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học). Trong giai đoạn 2011 – 2020, tổng nguồn vốn cho đào tạo nhân lực cho các cấp này ước tính là khoảng 1.593 tỷ đồng.

Nhu cầu vốn được tính dựa trên nhu cầu đào tạo hàng năm và định mức chi. Báo cáo Quy hoạch ước tính định mức chi cho dạy nghề (SCN, TCN, CĐN) và trung học chuyên nghiệp khoảng 4 triệu đồng/sinh viên; cho cao đẳng là 4,5 triệu đồng/sinh viên; cho đại học là 5 triệu đồng/sinh viên và cho sau đại học là 5,5 triệu đồng/sinh viên.

Biểu 18: Nhu cầu vốn đào tạo nhân lực

(Đơn vị tính: triệu đồng




2011-2015

2016-2020

2011-2020

Đào tạo nghề

603.931

724.717

1.328.648

Cao đẳng, đại học, sau đại học

120.532

144.638

265.169


Tổng

724.463

869.355

1.593.818

Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của các cơ sở đào tạo và tính toán của Báo cáo Quy hoạch

Về nhu cầu vốn cho đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo các cơ sở đào tạo nhân lực các cấp, Hải Dương cần nguồn vốn khoảng 1160 tỷ đồng trong giai đoạn 10 năm tới.


Biểu 19: Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo nhân lực

Đơn vị tính : triệu đồng






2011-2015

2016-2020

2011-2020

Đào tạo nghề

232.000

278.400

510.400

Cao đẳng, đại học, sau đại học

344.000

304.800

648.800

Tổng

576.000

583.200

1.159.200

Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của các cơ sở đào tạo và tính toán của Báo cáo Quy hoạch
Chi tiết về khái toán ước tính nhu cầu vốn dành cho đào tạo nhân lực và đầu tư xây dựng cho các cơ sở đào tạo được trình bày tại Biểu 8 và Biểu 9 của phần Phụ lục.

2. Khả năng huy động vốn


Do tầm quan trọng của nhân lực đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa phương cũng như quốc gia, nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách TW và ngân sách địa phương) cần đóng vai trò quan trọng và dẫn dắt trong việc thực hiện chiến lược phát triển nhân sự.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và kinh tế thị trường phát triển, cần tận dụng tối đa nguồn vốn xã hội hóa trong và ngoài nước, đặc biệt là từ khu vực doanh nghiệp.

Tùy vào hạng mục đầu tư và chi tiêu, nguồn vốn từ ngân sách trung ương chiếm từ 40-65% , vốn ngân sách địa phương chiếm từ 10-15% và nguồn vốn ngoài ngân sách (bao gồm vốn từ nước ngoài, vốn từ các tổ chức xã hội và vốn từ người dân) chiếm từ 20-30%.


PHẦN THỨ TƯ
TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH


Để Quy hoạch Phát triển nhân lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2020 được thực hiện có kết quả, đề nghị Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh có kế hoạch công bố Quy hoạch và chỉ đạo các ngành xây dựng các quy hoạch, chương trình, đề án phát triển theo chức năng và nhiệm vụ được giao. Cụ thể:

1. Văn phòng UBND


Chủ trì và phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông công bố Quy hoạch.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư


Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nghiên cứu, cụ thể hóa, lồng ghép các mục tiêu, quan điểm và giải pháp pháp triển nhân lực vào các kế hoạch 5 năm, hàng năm trong thời kỳ thực hiện chiến lược.

Xác định các dự án án kêu gọi FDI, ODA cho phát triển nhân lực.

Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về đào tạo nguồn nhân lực của ngành mình phụ trách.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để cân đối ngân địa phương, ngân sách trung ương để cân đối các nguồn lực tài chính đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện Quy hoạch.


4. Sở Giáo dục và Đào tạo


Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch, đề án, chương trình cụ thể hóa quy hoạch cho từng giai đoạn, trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện. Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai quy hoạch đạt hiệu quả.

Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về đào tạo nguồn nhân lực của ngành giáo dục, đào tạo.

Xây dựng kế hoạch theo thời kỳ cụ thể, thực hiện các chương trình, đề án nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thực chất, toàn diện.

5. Sở Lao động Thương binh Xã hội


Chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện những nội dung quy hoạch thuộc lĩnh vực phụ trách, đặc biệt là lĩnh vực dạy nghề, để tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Tăng cường công tác dự báo cung cầu lao động. Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về thị trường lao động, lao động việc làm, an sinh xã hội....

Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về đào tạo nghề đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án phát triển nguồn nhân lực trọng điểm.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai xây dựng và thực hiện Đề án về giải quyết việc làm giai đoạn 2011-2020.

Xây dựng/thực hiện đề án “Quy hoạch và xã hội hóa mạng lưới dạy nghề”.


6. Sở Nội vụ


Rà soát, đánh giá thực trạng cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục thực hiện các chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về đào tạo nguồn nhân lực về cán bộ công chức, viên chức các cấp, các ngành.

Tiếp tục thực hiện các chương trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; cải cách hành chính của tỉnh giai đoạn 2011-2020

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai xây dựng và thực hiện Đề án về thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc lâu dài tại Hải Dương


7. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn


Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về đào tạo nguồn nhân lực của ngành mình phụ trách.

Phối hợp với Sở Lao động và Thương binh Xã hội thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn.


8. Sở Công thương


Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về đào tạo nguồn nhân lực của của ngành phụ trách.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và thực hiện Đề án về phát triển hoạt động dạy nghề tại doanh nghiệp.


9. Sở Y tế


Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về đào tạo nguồn nhân lực của ngành phụ trách.

Xây dựng đề án nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ, đặc biệt cho tuyến y tế cơ sở. Làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, từng bước nâng cao thể lực cho người lao động. Thực hiện tốt công tác dân số.


10. Sở Tài nguyên và Môi trường


Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng quy hoạch tạo quỹ đất cho phát triển các cơ sở giáo dục dạy nghề và y tế

Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về đào tạo nguồn nhân lực của ngành mình phụ trách.


11. Sở Văn hóa, du lịch và thể thao


Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về đào tạo nguồn nhân lực của ngành mình phụ trách.

Xây dựng đề án nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ văn hóa,thể thao, du lịch.


12. Các cơ quan, báo đài và các tổ chức chính trị xã hội


Tuyên truyền nội dung của Quy hoạch và nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển nguồn nhân lực

13. Các Sở ban ngành có liên quan và UBND quận, huyện, thị xã, thành phố


Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về đào tạo nguồn nhân lực của ngành mình phụ trách.

Trên cơ sở Quy hoạch Phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020, căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện.


II. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

1. Kiến nghị với Trung ương


Thông qua các chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn Trái phiếu Chính phủ, vốn phân cấp cho Bộ, ngành để thực hiện đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, ưu tiên tăng chi ngân sách đầu tư cho giáo dục - đào tạo, đặc biệt chú ý đến vấn đề đào tạo lại cho nhân lực đang làm việc.

Cải cách nhanh và mạnh chính sách đãi ngộ, khen thưởng, chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng công việc, năng suất lao động.

Chính phủ sớm ban hành Chiến lược, phê duyệt quy hoạch phát triển cấp quốc gia và cấp bộ, ngành; ban hành quy định về chính sách thu hút nhân tài cho khu vực công.

2. Kết luận


Do tầm mức tổng quát và phức tạp của vấn đề, bản Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011- 2020 này tập trung vào những mục tiêu, định hướng và giải pháp lớn, và cần được theo dõi, sửa đổi và bổ sung khi cần thiết khi có những điều kiện thực tiễn mới phát sinh trong trong quá trình thực hiện Quy hoạch.

Trong những năm qua, công tác phát triển nhân lực ở tỉnh Hải Dương đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tiềm năng, cơ hội phát triển công tác này là rất lớn, nếu có cơ chế, chính sách đầu tư hợp lý sẽ tạo ra bước đột phá trong phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh.



Thực hiện Quy hoạch Phát triển nhân lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2020 có ý nghĩa quan trọng quyết định để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Hải Dương lần thứ XV và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa Hải Dương.

PHỤ LỤC





1 Dự thảo “Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 tỉnh Hải Dương”

2 Báo cáo số: 93 /BC-UBND, ngày 27 /11/2009 về tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2009, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010. (Báo cáo tại kỳ họp lần thứ 16, HĐND tỉnh khoá XIV)

3 Đề tài "Đánh giá kết quả hoạt động lĩnh vực văn hoá - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010; đề xuất mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2011 - 2015"

4 Báo cáo Chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV, tháng 9/2010

5 Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV, tháng 9/2010

6 Đề tài “Đánh giá tình hình phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 – 2010; đề xuất mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp giai đoạn 2011 – 2015”, năm 2010


7 Đề tài "Đánh giá kết quả hoạt động lĩnh vực văn hoá - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010; đề xuất mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2011 - 2015" do Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh là cơ quan chủ trì nghiên cứu 2009


8 Đề tài "Đánh giá kết quả hoạt động lĩnh vực văn hoá - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010; đề xuất mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2011 - 2015" do Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh là cơ quan chủ trì nghiên cứu 2009

9 Đề tài "Đánh giá kết quả hoạt động lĩnh vực văn hoá - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010; đề xuất mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2011 - 2015" do Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh là cơ quan chủ trì nghiên cứu 2009

10 Đề tài: “Đánh giá tình hình phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 – 2010; đề xuất mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp giai đoạn 2011 – 2015”, năm 2010

11 Năm 2009, Hải Dương mới chỉ có 9,6% số trường THPT đạt chuẩn quốc gia và 16% trường mẫu giáo đạt chuẩn quốc gia. Kết quả này thấp hơn mục tiêu đã được đề ra tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 5 năm trước đó.



tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương