Dự án : quy hoạch xây dựng khu kinh tế CỬa khẩu thanh thủY Địa điểm: Huyện Vị Xuyên, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang



tải về 308.16 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích308.16 Kb.
#19187
1   2   3   4

b.Điều kiện tự nhiên

Khí hậu


                1. Điều kiện khí hậu của tỉnh Hà Giang nói chung và KKTCK Thanh Thủy nói riêng mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa và á nhiệt đới. Nhiệt độ có đặc điểm chênh lệch giữa ngày và đêm rất lớn (khoảng 80C). Giữa mùa Đông và mùa Hè (khoảng 15 - 20OC). Về mùa Đông có những lúc nhiệt độ xuống dưới 5OC, kèm theo sương muối và mây mù. Trong khu vực, nhiệt độ bình quân cả năm: 22,8OC - 23,2OC. Nhiệt độ trung bình cao nhất: 27,6OC - 28,2OC (tháng 7). Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 16,1OC - 17,5OC (tháng 1).

                2. Độ ẩm không khí trung bình thường đạt hơn 84%. Khu vực KKTCK Thanh Thuỷ nằm trong vùng có lượng mưa lớn, trung bình khoảng 2.450 mm/năm. Từ tháng 5 đến tháng 10 có lượng mưa lớn nhất (biến động từ 140,6 - 762,5 mm). Ngược lại, từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau rất ít mưa, lượng mưa nhỏ (biến động từ 9,7 - 169,2 mm).

                3. Trong những năm gần đây tình hình thời tiết trên địa bàn có diễn biến bất thường, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn và mùa khô kéo dài hơn gây nhiều ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Các đợt mưa tập trung có cường độ lớn và kèm theo gió lốc, mưa thường xuyên xảy ra làm xuất hiện các đợt lũ ống, lũ quét ngày càng nhiều hơn gây thiệt hại lớn về sản xuất, người và tài sản của nhân dân.

Địa chất


                1. Về thổ nhưỡng: Đất của KKTCK Thanh Thuỷ có 9 nhóm đất chính, trong đó nhóm đất xám chiếm diện tích lớn nhất. Đây là nhóm đất rất thích hợp để trồng và phát triển các loại cây ăn quả (cam, quýt, lê, mận ...), cây công nghiệp (chè ...), cây dược liệu (đỗ trọng, thảo quả, huyền sâm ...). Tuy nhiên do địa hình bị chia cắt mạnh, diện tích đất dốc lớn và có nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc có nguy cơ xói mòn và trượt lở đất cao.

Địa hình


                1. Khu vực KKTCK Thanh Thuỷ có địa hình phần lớn là đồi núi có độ dốc tự nhiên lớn, bị chia cắt mạnh bởi các sông, suối, độ cao trung bình lớn hơn 500 m so với mực nước biển, lớp phủ thực vật cao và dầy chiếm tới 60 % diện tích.

                2. Đất đai xây dựng chủ yếu nằm dọc theo lưu vực các sông, suối; địa hình bị chia cắt mạnh tạo nên cảnh quan đẹp, phong phú.

                3. Quỹ đất xây dựng hạn chế. Địa hình có độ dốc lớn, bị chia cắt nhiều, dễ gây trượt lở đất và lũ quét khi có mưa lớn. Giao thông đi lại khó khăn, thường bị cản trở do trượt lở sườn núi xuống lòng đường hoặc sạt lở các mái dốc của đường về phía vực sâu.

Thủy văn


                1. Thuỷ văn: Đỉnh lũ cao nhất tại khu vực này vào các năm 1969, 1971, 1986, 2001 tướng ứng với các cốt 122,95; 122,06; 121,50; và 120,90. Đỉnh lũ thường xuyên là 114,15 và mực nước thấp nhất là 112,60. Tại khu vực có một số suối nhỏ, tuy nhiên các suối này có lũng suối hẹp và khỏ dốc, lưu lượng nước không ổn định phụ thuộc theo mùa. Tuy nhiên, các dòng suối trong khu vực lại đóng vai trò là nguồn nước chính phục vụ sinh hoạt và sản xuất.



c.Tình hình phát triển kinh tế - xã hội


                1. Trong giai đoạn 5 năm từ 2006 - 2010, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nền kinh tế tỉnh Hà Giang đã phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao, qua đó dần thu hẹp khoảng cách so với mức trung bình của cả nước.

Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội


                1. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân 12,7%.

                2. Cơ cấu kinh tế:

  • Dịch vụ, thương mại: 39% (tăng 4%);

  • Công nghiệp xây dựng: 29% (tăng 4,4%);

  • Nông, lâm nghiệp: 32% (giảm 9,1%).

                1. Thu nhập bình quân đầu người: 7,5 triệu đồng.

                2. Giá trị sản xuất công nghiệp: đạt khoảng 1.300 tỷ đồng (tăng 3,2 lần so với 2005)

                3. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa: đạt khoảng 2.428 tỷ đồng (tăng 2,3 lần so với 2005).

                4. Giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu: đạt 280 triệu USD.

                5. Thu ngân sách trên địa bàn: đạt khoảng 758 tỷ đồng.

                6. Bình quân lương thực đạt 460 kg/người/năm.

                7. Huy động trẻ từ 06 - 14 tuổi đến trường: đạt 97,6%.

                8. Số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế: 100%.

                9. Giảm tỷ lệ dân số tự nhiên xuống còn 1,42%.

                10. Tỷ lệ hộ nghèo: giảm xuống còn 15,8%. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh: 98%, phủ song truyền hình: 92%, số hộ được dùng điện: 90%.

                11. Tỷ lệ lao động qua đào tạo: đạt 30% (năm 2005 là 14%).

                12. Nguồn: Nghị quyết số 33/NQ – HĐND ngày 11/12/2010 của HĐND tỉnh Hà Giang.

Đánh giá khái quát về tăng trưởng và chuyển dịch kinh tế


                1. Thời kỳ 1996 - 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh tương đối cao, đạt 10,4% (cả nước 7,2%), trong đó:

  • Giai đoạn 1996 - 2000: đạt 10,4 %/năm (cả nước 6,9%);

  • Giai đoạn 2001 - 2005: đạt 10,6%/năm (cả nước 7,5%)

                1. Riêng giai đoạn 2006 - 2010: đạt 12,7% (cả nước trên 7%). Như vậy, trong suốt 15 năm qua, nền kinh tế của tỉnh Hà Giang đã đạt được những thành tựu lớn, quy mô nền kinh tế ngày càng tăng mạnh, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển trong các giai đoạn tiếp theo.

d.Tiềm năng phát triển

Tiềm năng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp


                1. Tài nguyên khoáng sản:

  • Theo kết quả điều tra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có hơn 155 mở và điểm quặng với 28 loại khoáng sản quan trọng cho công nghiệp khai thác chế biến, đó là:

  • Quặng Fenspat: trữ lượng có thể đạt tới 300.000 - 400.000 tấn (cấp P1), tập trung ở phía Nam sông Chảy, khu vực Bắc Quang;

  • Quặng Antimon: trữ lượng hơn 350.000 tấn, tập trung nhiều nhất ở Yên Minh, ngoài ra còn phân bố ở Đồng Văn, Mèo Vạc;

  • Quặng sắt: phát hiện hơn 19 điểm mỏ và điểm quặng, trong đó có dải quặng kéo dài từ Quản Bạ qua Vị Xuyên đến Bắc Mê. Riêng mỏ tại Tùng Bá (Vị Xuyên) trữ lượng hơn 23.000 tấn...;

  • Quặng chì kẽm: đã phát hiện được 15 mỏ và điểm quặng. Trong đó, có các mỏ Na Sơn: 1,6 triệu tấn, Tà Pan: 1,2 triệu tấn, Ao Xanh 1,3 triệu tấn...;

  • Quặng Mangan: đã phát hiện hơn 18 điểm mỏ, trữ lượng hơn 700.000 tấn, phân thành dải từ Bắc Quan đến Tp Hà Giang;

  • Ngoài ra, còn nhiều loại khoáng sản khác như thiếc, vonfram, đồng, đặc biệt là vàng, thạch anh, đá quý...

  • Trong quy hoạch phát triển công nghiệp, Hà Giang xác định đầu tư đồng bộ, từ khai thác đến chế biến thành phẩm, luyện kim cho 4 loại khoáng sản chủ yếu: sắt, chì - kẽm, mangan và angtimon ở các mỏ Tùng Bá, Ao Xanh... với quy mô 1,5 triệu tấn/năm. Nâng công xuất khai thác tuyển chì - kẽm mỗi năm đạt: 12.000 đến 15.000 tấn quặng tinh. Hiện nay, tỉnh có 11 nhà máy đã đi vào hoạt động ở các lĩnh vực: chế biến chè xanh xuất khẩu, lắp ráp ô tô, sản xuất bột giấy. Từ khi triển khai luật Đầu tư, luật khoáng sản mới, Hà Giang đã tiếp nhận "làn sóng" đầu tư mới với sự có mặt của nhiều doanh nghiệp lớn. Các nhà máy như: Angtimon Mậu Duệ (huyện Yên Minh) công suất đạt gần 1 nghìn tấn/năm; tuyển luyện chì - kẽm Na Sơn (huyện Vị Xuyên) công suất 800 tấn/ngày; Tả Pan xã Minh Sơn (huyện Bắc Mê) 300 tấn/ngày...

                1. Tài nguyên nước:

  • Hà Giang có hệ thống sông suối với trữ lượng và chất lượng tốt như sông Lô, sông Gâm, sông Nho Quế, sông Bạc, sông Chảy... Ngoài khả năng cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất, tiềm năng về thủy điện trên địa bàn tỉnh là rất lớn.

  • Hiện đã hoàn chỉnh Quy hoạch hệ thống thuỷ điện vừa và nhỏ, giai đoạn 2005 - 2010 có xét đến năm 2015. Theo quy hoạch, có 68 đề án thuỷ điện đã được phê duyệt. Trong lĩnh vực này, Hà Giang xác định đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ điện sông Nho Quế 1,2,3 và sông Nhiệm với công suất khoảng 200 MW; hệ thống thuỷ điện sông Miện gồm: Thái An, Thuận Hoà, sông Miện 1; Sông Miện 5 với tổng công suất 140 MW... Theo đó, đến cuối năm 2010, tổng công suất lắp máy các công trình thuỷ điện đạt 450MW và đến năm 2020 là 700 MW; Sản lượng điện sẽ tăng từ: 1,2 tỷ đến 1,5 tỷ KWh/năm, vào năm 2010 và lên 2,5 tỷ đến 3 tỷ KWh/năm vào năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp đạt bình quân: 800 tỷ đến 850 tỷ đồng/năm.

Tiềm năng phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch


                1. Tài nguyên thiên nhiên:

  • Cảnh quan thiên nhiên: Hà Giang có nhiều phong cảnh đẹp, hấp dẫn có khả năng phát triển mạnh mẽ về du lịch như: Thác Thuý (huyện Bắc Quang), Núi Đôi, hang Khố Mỉ (huyện Quản Bạ), cổng trời Sà Phìn, đỉnh Lũng Cú (huyện Đồng Văn), Sông Nho Quế, đỉnh Mã Pì Lèng (huyện Mèo Vạc),Thác Bay (huyện Xín Mần)... Ngoài ra còn nhiều hang động, sông suối đẹp, thơ mộng và hấp dẫn. Đặc biệt, Hà Giang có Cao nguyên đá Đồng Văn đã được Unesco công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.

  • Tài nguyên rừng: Rừng tự nhiên của tỉnh có diện tích 262.957ha chiếm 92,4% diện tích rừng trong đó đáng chú ý là Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Phong Quang, KBTTN Tây Côn Lĩnh. Tiềm năng tài nguyên rừng của Hà Giang ngoài các loại gỗ quý như: Pơ Mu, Hoàng Đan, Kim Giao… còn phải kể đến các loại cây công nghiệp, cây dược liệu, và nhiều loại động thực vật quý đã được ghi vào sách đỏ như: Voọc đen má trắng, Gấu ngựa, Báo Gấm…

                1. Tài nguyên nhân văn:

  • Hà Giang có nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị như: khu căn cứ cách mạng Trọng Con (huyện Bắc Quang), kỳ đài Quảng trường 26 - 3 (Tp Hà Giang), di tích lịch sử cách mạng Căng Bắc Mê (huyện Bắc Mê), chùa Sùng Khánh (huyện Vị Xuyên), di tích kiến trúc nhà Vương (huyện Đồng Văn)...

  • Văn hoá dân tộc: Cộng đồng 22 dân tộc tại Hà Giang đã tạo ra một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, từ sự đa dạng trong ngôn ngữ, trang phục, kiến trúc nhà cửa, nhạc cụ, công cụ sản xuất... tới sự khác biệt trong phong tục, tập quán, thiết chế xã hội truyền thống, nghi thức tiến hành các hoạt động tâm linh, tôn giáo... đã tạo cho Hà Giang có những nét văn hóa đặc sắc, hoàn toàn khác biệt so với nhiều địa phương khác trong vùng cũng như trong cả nước.

  • Các lễ hội truyền thống: Mỗi dân tộc ở Hà Giang có một nếp sinh hoạt và tập tục lễ hội riêng tập trung vào tháng giêng. Trong đó "Chợ tình Khâu Vai" là lễ hội đặc sắc và độc đáo nhất.

  • Ngành nghề truyền thống: Ngành nghề truyền thống của các dân tộc Hà Giang rất phong phú và đa dạng như nghề rèn (người Mông, Dao, Cờ Lao...), trồng lanh, kéo sợi, dệt vải, in hoa trên vải bằng sáp ong, đan lát... (người Dao), nghề mộc của người Cờ Lao...

Ảnh minh họa dân tộc Hà Giang















Tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp


                1. Tỉnh Hà Giang có 794.579,55 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 148.019.19 ha; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 378.262,30 ha. Trong đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm là 119.334 ha; diện tích đất trồng cây lâu năm là 16.817 ha, chiếm 12,53%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 997 ha.

                2. Trên cơ sở đó, tỉnh đã có định hướng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp; các chính sách hỗ trợ giống cây trồng, thuốc thú y, bảo vệ thực vật, chuyển đổi một vạn ha đất xấu sang trồng cỏ, phát triển cây đậu tương, chè, trồng 1 vạn ha cao su; cải tiến, nâng cao chất lượng trâu, bò thịt, bảo tồn và phát triển bò vùng cao, nuôi trồng thủy sản; đầu tư, hỗ trợ gạo bảo vệ và phát triển rừng 4 huyện vùng cao phía Bắc, trồng rừng kinh tế; quy hoạch nông, lâm nghiệp, quy hoạch tổng thể bố trí dân cư.

                3. Các chủ trương, chính sách được triển khai đã đưa nền nông nghiệp phát triển ổn định, liên tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Tốc độ gia tăng giá trị nông, lâm nghiệp, thủy sản bình quân qua các năm đạt trên 5%, chiếm gần 33% cơ cấu kinh tế; nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắn ngày, chè, đậu tương, lạc, rau an toàn, hoa chất lượng cao được hình thành, chăn nuôi đang phát triển theo hướng phục vụ ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản.

Nhận xét


                1. Về thuận lợi:

  • Tỉnh Hà Giang có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển KTXH:

  • Nền kinh tế trong nhiều năm liên tục tăng trưởng cao, mạnh về CNXD và DVTM góp phần chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại. Đây là yếu tố hấp dẫn để thu hút đầu tư từ các nguồn khác nhau.

  • Tỉnh có hệ sinh thái đa dạng, nền văn hóa giàu bản sắc để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo hiệu ứng lan tỏa sang các lĩnh vực khác.

  • Tỉnh có thế mạnh về thủy điện vừa và nhỏ, công nghiệp khai khoáng, chế biến nông lâm sản đem lại nguồn lợi kinh tế cao.

  • Tỉnh có thế mạnh trong phát triển nông lâm nghiệp với việc hình thành các vùng nguyên liệu nông lâm sản, trang trại phục vụ công nghiệp chế biến và kết hợp du lịch cộng đồng.

  • Tỉnh có đường biên giới dài với Trung Quốc, tiếp giáp với Vân Nam, Quảng Tây tạo ra cơ hội đột phá trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển KTXH một cách toàn diện.

  • Hà Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhưng chưa được khai thác. Để góp phần khai thác tiềm lực phát triển KTXH của Hà Giang, việc phát triển du lịch của Hà Giang hiện nay là cần thiết và không thể thiếu. Đặc biệt cần phải có biện pháp bảo vệ rừng và các loài động vật để đảm bảo phát triển môi trường bền vững, hấp dẫn mọi du khách mỗi khi đặt chân tới miền đất này.

                1. Về khó khăn, hạn chế:

  • Quy mô nền kinh tế nhỏ, thu nhập bình quân thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao nên các vấn đề về an ninh xã hội vẫn là vấn đề lớn cần giải quyết.

  • Hệ thống giao thông liên kết vùng còn khó khăn, đặc biệt với khu vực cách xa các vùng phát triển kinh tế.

Lượng vốn thu hút đầu tư chưa cao đòi hỏi phải có sự đột phá, nhằm huy động nguồn vốn bên ngoài lẫn bên trong để phát triển.

e.Dân số


                1. Trên địa bàn tỉnh có 22 dân tộc sinh sống, đông nhất là dân tộc H’ Mông, chiếm 31,3%, tiếp theo là dân tộc Tày 26,2%, dân tộc Dao 15,4%, dân tộc Kinh 11%, các dân tộc khác có tỷ lệ thấp hơn 10%. Dân số trung bình năm 2010 khoảng 750 nghìn người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn khoảng 1,45%, mật độ dân số trung bình khoảng 90 người/km2.

                2. Tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh tăng từ 8,9% năm 1995 lên hơn 12,6% năm 2010, tăng được hơn 2% trong vòng 12 năm. Tính chất đô thị chủ yếu là trung tâm hành chính, thương mại, dịch vụ, du lịch, chưa có đô thị mang tính chất công nghiệp.

                3. Đến nay, dân số tại KKTCK Thanh Thủy khoảng 14,4 nghìn người. Trong đó, đông nhất là dân tộc Tày (khoảng 42,9%), dân tộc Dao (khoảng 30%), dân tộc Mông (khoảng 16,7%), dân tộc Nùng (khoảng 5,4%)... Các dân tộc tại khu vực chủ yếu làm nghề nông, lâm nghiệp theo phương thức hộ gia đình. Cùng với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cần thiết phải có kế hoạch chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao trình độ cho lao động địa phương. Ngành nghề phù hợp nhất là du lịch cộng đồng, với thế mạnh về cảnh quan, văn hóa đặc trưng tại khu vực.

Bảng: Hiện trạng dân số KKTCK Thanh Thủy




Mông

Tày

Dao

Kinh

Nùng

Các dân tộc khác

Xã Thanh Thủy

67

869

742

43

410

7

Khu vực phía Nam

481

5.192

2.042

491

372

230

Phong Quang

481

930

198

53

372

145

Xã Phương Tiến

-

1.479

1.346

49







Xã Phương Độ

-

2.783

498

389




85

Khu vực phía Bắc

1.793

111

1.538

3

-

-

Xã Lao Chải

1.793

-

3

-

-

-

Xã Thanh Đức

-

111

632










Xã Xín Chải

-

-

903

3







Tổng

2.341

6.172

4.322

537

782

237

Tỷ lệ (%)

16,3

42,9

30,0

3,7

5,4

1,6

                1. Về phân bố dân cư: Tập trung đông nhất trên địa bàn 03 xã Phương Độ, Phương Tiến, Phong Quang với khoảng 9,0 nghìn dân. Khu vực 03 xã phía Bắc là Thanh Đức, Xín Chải, Lao Chải mật độ dân cư thấp, phân tán với khoảng 3,32 nghìn dân. Riêng tại xã Thanh Thủy, dân cư chủ yếu tập trung tại Ql 2, gần khu trung tâm cửa khẩu với khoảng gần 2,0 nghìn dân. Đáng chú ý là nhìn chung mật độ dân cư khu vực phía Bắc thấp nhưng lại tập trung tương đối cao ở trung tâm xã Lao Chải là khu vực xa hành lang Ql 2 nhất với khoảng 1,8 nghìn dân (gần bằng với xã Thanh Thủy).

                2. Về tình hình phát triển kinh tế, đến nay khu vực KKTCK Thanh Thủy vẫn là khu vực có tỷ lệ hộ trung bình và hộ nghèo tương đối cao với khoảng 85%.

                3. Dân số trong độ tuổi lao động trong khu vực khoảng 6,5 nghìn người (khoảng 45%)

Bảng: Hiện trạng dân số trong KKTCK Thanh Thủy

 

Dân số

Số hộ

Số hộ giàu

Số hộ khá

Số hộ trung bình

Số hộ nghèo

Số dân trong độ tuổi lao động

Xã Thanh Thuỷ

1.982

427

20

43

241

123

941

Khu vực phía Nam

9.080

1.862

72

332

1.125

405

4.058

Xã Phong Quang

2.109

491

25

139

291

108

937

Xã Phương Tiến

2.961

571

18

47

404

102

1.236

Xã Phương Độ

4.010

800

29

146

430

195

1.885

Khu vực phía Bắc

3.329

582

13

75

313

181

1.481

Xã Lao Chải

1.781

292

1

27

154

110

772

Xã Thanh Đức

712

130

10

35

67

18

319

Xã Xín Chải

836

160

2

13

92

53

390

Tổng cộng

14.391

2.871

105

450

1.679

709

6.480

Tỷ lệ %

100

100,00

3,66

15,67

58,48

24,70

45,03


tải về 308.16 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương