Dự án : quy hoạch xây dựng khu kinh tế CỬa khẩu thanh thủY Địa điểm: Huyện Vị Xuyên, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang


Thông tin tổng quan về tỉnh Hà Giang



tải về 308.16 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích308.16 Kb.
#19187
1   2   3   4

4.Thông tin tổng quan về tỉnh Hà Giang

a.Vị trí địa lý

Vị trí và vai trò của KKTCK Thanh Thủy trong mối liên kết giữa vùng Tây Nam Trung Quốc và các nước Asean


                1. Khu vực Hợp tác phát triển "hai hành lang một vành đai kinh tế" bao gồm hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ bao trùm không gian kinh tế 05 tỉnh Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) với mục tiêu xây dựng khu vực này thực sự trở thành một bộ phận quan trọng của Khu mậu dịch tự do Asean - Trung Quốc, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế phồn vinh và xã hội ổn định của khu vực biên giới hai nước nói riêng và Asean - Trung Quốc nói chung.

Sơ đồ liên hệ vùng hai hành lang một vành đai kinh tế



Sơ đồ liên hệ vùng hai hành lang một vành đai kinh tế

                1. Tỉnh Hà Giang nói chung, KKTCK Thanh Thủy nói riêng là một trong các đầu mối quan trọng trong vùng ảnh hưởng hợp tác ”Hai hành lang và một vành đai kinh tế”. Với thuận lợi là đầu mối trung chuyển trên tuyến đường bộ ngắn nhất nối Côn Minh với nhóm cảng biển phía Bắc và chủ trương nâng cấp cửa khẩu Thanh Thủy lên thành cửa khẩu quốc tế, trong tương lai, KKTCK Thanh Thủy có thể đáp ứng vai trò là một cực tăng trưởng, tạo ra một trục liên kết mới giữa hai hành lang kinh tế trên

Vị trí và vai trò của KKTCK Thanh Thủy trong mối liên hệ vùng quốc gia và vùng biên giới phía Bắc


                1. Cùng với xu hướng toàn cầu hóa và các liên kết khu vực, vai trò của các trục hành lang, trục liên kết với các đầu mối liên kết là các KKTCK, KKT biển, cụm cảng biển gắn với cực tăng trưởng kinh tế (các vùng kinh tế trọng điểm) được xác định là ”Khung phát triển” lãnh thổ quốc gia.

Sơ đồ "Khung phát triển lãnh thổ quốc gia"










                1. Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc Việt Nam, có tọa độ địa lý từ 22O23’ đến 23O23’ vĩ độ Bắc và từ 104O20’ đến 105O34’ độ kinh Đông. Phía Bắc và Tây - Bắc giáp Châu Văn Sơn tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với trên 277,525 km đường biên giới; phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía Tây giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái.

                2. Tỉnh Hà Giang có 11 huyện, thành phố, với 195 xã, phường, thị trấn. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 7945,8 km2, dân số trung bình năm 2010 khoảng 750 nghìn người (chiếm khoảng 2,4 % diện tích tự nhiên và 0,82% dân số cả nước).

                3. Hà Giang có bốn trục quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh là QL2, QL4C, QL34 và QL279, trong đó QL2 là tuyến đường huyết mạch nối thủ đô Hà Nội với Hà Giang và Trung Quốc thông qua CKQG Thanh Thuỷ. Thành phố Hà Giang cách Hà Nội khoảng 320 km.

                4. Với vị trí trên, Hà Giang có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh, về môi trường sinh thái đối với các tỉnh hạ lưu sông Lô, sông Gâm, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội, về hợp tác, giao lưu kinh tế - văn hóa giữa Việt Nam với Trung Quốc.

Sơ đồ vị trí tỉnh Hà Giang trong vùng biên giới phía Bắc


Vị trí và vai trò của KKTCK Thanh Thủy trong vùng tỉnh Hà Giang


                1. Tuyến biên giới của Hà Giang có chiều dài trên 275 km, tiếp giáp với các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc. Trên tuyến biên giới này hiện có 04 cặp cửa khẩu được mở là: 01 Cặp cửa khẩu chính Thanh Thuỷ - Thiên Bảo và 03 cặp cửa khẩu phụ là: Săm Pun - Điền Bồng, Xín Mần - Đô Long và Phó Bảng - Đổng Cán cùng với hệ thống các lối mở biên giới khác.

                2. Tỉnh Hà Giang đã định hướng quy hoạch hệ thống cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền giữa Việt Nam với Trung Quốc, bao gồm:

  • Cặp cửa khẩu Quốc tế Thanh Thuỷ, Hà Giang - Thiên Bảo, Vân Nam;

  • 08 cặp cửa khẩu chính, gồm:

1. Lũng Làn huyện Mèo Vạc - Pờ Tú huyện Na Pô, Quảng Tây;

2. Săm Pun, huyện Mèo Vạc - Điền Bồng huyện Phú Ninh, Vân Nam;

3. Phó Bảng huyện Đồng Văn - Đổng Cán huyện Phú Ninh, Vân Nam;

4. Bạch Đích huyện Yên Minh - Giàng Vản huyện Ma ly pho, Vân Nam;

5. Nghĩa Thuận huyện Quản Bạ - Pả Pú huyện Ma ly pho, Vân Nam;

6. Lao Chải huyện Vị Xuyên - Múng Tủng huyện Malypho, Vân Nam;

7. Bản Máy huyện Hoàng Su Phì - Đô Long huyện Mã Quan, Vân Nam;

8. Xín Mần huyện Xín Mần - Đô Long huyện Mã Quan, Vân Nam.



                1. Ngoài hệ thống cặp cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính như trên, tỉnh đang dự kiến quy hoạch phát triển thêm 10 cặp cửa khẩu phụ.

                2. Định hướng quy hoạch vùng tỉnh Hà Giang đã nhấn mạnh vai trò vùng giáp biên trong việc giữ gìn an ninh, chính trị, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, tập trung phát triển trục hành lang Quốc lộ 2 với các cực tăng trưởng quan trọng nhất của Tỉnh: KKTCK Thanh Thủy - Thành phố Hà Giang - Thị xã Vị Xuyên - Thị xã Bắc Quang. Trên trục hành lang này có bố trí các cơ sở động lực phát triển kinh tế quan trọng nhất của tỉnh như KCN Bình Vàng, sân bay Bắc Quang...

                3. Nhận xét:

  • Cửa khẩu Quốc gia Thanh Thủy được định hướng nâng cấp thành Cửa khẩu Quốc tế là đầu mối quan trọng nhất của tỉnh, đóng vai trò là một cực tăng trưởng, đầu tầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh Hà Giang.

  • KKTCK Thanh Thủy phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch... của toàn vùng. Nội vùng KKTCK Thanh Thủy phát triển sẽ góp phần không nhỏ trong quá trình toàn tỉnh đang nỗ lực quyết tâm thu hẹp khoảng cách phát triển với các vùng phát triển khác của quốc gia.





tải về 308.16 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương