CUỘc sống và SỰ chữa lành siêu nhiên qua những ân tứ CỦA ĐỨc thánh linh phầN 1: ĐỨc thánh linh lời giới thiệU



tải về 346.23 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích346.23 Kb.
#38301
1   2   3   4   5

THẢO LUẬN NHÓM.

  1. Hãy thảo luận những đặc điểm của các linh khác nhau, có thể có trong bất kỳ hoàn cảnh hay trong một buổi nhóm, và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết giữa các linh, với Linh của Đức Chúa Trời? Hãy cho vài ví dụ.

  2. Khi chúng ta nhận biết các linh giả đang làm việc, chúng ta đối phó với chúng như thế nào?

  3. Theo Giăng 14:12 Làm thế nào những tín đồ trong Đấng Christ có thể làm những việc lớn hơn Đấng Christ đã làm?

  4. Làm thế nào để Lời Nói Khôn Ngoan vận hành cùng với Lời Nói Tri Thức?



TỰ NGHIÊN CỨU

Hãy nghiên cứu những đoạn Kinh Thánh sau và tóm tắt những ân tứ đã được dùng trong mỗi đoạn, chúng được liên hệ với nhau như thế nào?

Giăng 4:5-26 ______________________________________________________

__________________________________________________________________

Công-vụ 10:1-23 ____________________________________________________

__________________________________________________________________

Công-vụ 14:6:18 ____________________________________________________

__________________________________________________________________



CUỘC SỐNG VÀ SỰ CHỮA LÀNH SIÊU NHIÊN

QUA NHỮNG ÂN TỨ CỦA ĐỨC THÁNH LINH

PHẦN 5: ÂN TỨ QUYỀN PHÉP CỦA ĐỨC THÁNH LINH
LỜI GIỚI THIỆU

Những ân tứ quyền phép là những biểu hiện quyền năng của Đức Chúa Trời đang hành động qua chúng ta qua Ân Tứ Đức Tin, việc làm của Phép Lạ và Ân Tứ Chữa Lành.

Cả những ân tứ lời nói và ân tứ quyền phép đều liên hệ mật thiết với những ân tứ mặc khải của Đức Thánh Linh, đang khi những ân tứ này tuôn tràn và vận hành cùng với nhau. Vì lý do này, nên điều quan trọng là mỗi tín đồ cần phải được huấn luyện, khích lệ để vận hành trong tất cả chín ân tứ của Đức Thánh Linh.
I. ÂN TỨ ĐỨC TIN.

Ân Tứ Đức Tin là một đức tin siêu nhiên trong một thời điểm và cho một mục đích đặc biệt. Đó là một ân tứ quyền năng để giúp bạn hoàn tất một công tác nhất định cho dù hoàn cảnh như thế nào trong một thời gian đặc biệt.

Khi cần thiết Đức Chúa Trời sẽ ban Ân Tứ Đức Tin để bạn đủ khả năng thực hiện một công tác đặc biệt ngay lập tức hay trong một thời điểm rất gần. Khi đó Lời Nói Khôn Ngoan sẽ hướng dẫn cho chúng ta biết làm thế nào để hoàn thành một công việc, nó sẽ khởi động cùng với Ân Tứ Đức Tin để cho chúng ta dạn dĩ thực hiện công việc theo ý muốn mà Đức Chúa Trời đã hoạch định.
A. Nhận lãnh Ân Tứ Đức Tin.

Ân tứ này được nhận lãnh bởi sự vận hành của những ân tứ mặc khải. Đức tin siêu nhiên sẽ đến trên những tín đồ khi Lời Nói Khôn Ngoan bày tỏ quyền phép của Đức Chúa Trời sắp bày tỏ ra. Đức tin siêu nhiên sẽ khai phóng, làm chúng ta dạn dĩ hành động theo sự mặc khải mà chúng ta vừa mới nhận lãnh.


B. Ân Tứ Đức Tin được bày tỏ.

Thông thường Ân Tứ Đức Tin bao gồm trong sự vận hành của ân tứ làm các Phép Lạ và Ân Tứ Chữa Lành. Nó có thể được bày tỏ bởi nói ra một mệnh lệnh đầy uy quyền. Chúa Jêsus đã từng phán cùng cơn bão rằng “Hãy yên đi, lặng đi!” và Ngài lớn tiếng kêu tại mồ của La-xa-rơ rằng: “”Hỡi La-xa-rơ hãy ra!” ”.

Khi nhận được một sự mặc khải về những gì Đức Chúa Trời muốn làm qua Lời Nói Khôn Ngoan, thì Chúa ban Ân Tứ Đức Tin cho các tín đồ để giúp họ làm trọn công tác. Đức Tin đặc biệt này được bày tỏ ra khi Lời Nói Khôn Ngoan chỉ ra một cách tỏ tường kế hoạch để hành động. Điều này khai phóng người tín đồ để thi hành cách dạn dĩ về những điều mà Đức Chúa Trời đã giao cho họ. Khi Ân Tứ Đức Tin đến trong chúng ta, chúng ta không cần tranh chiến bằng sức riêng để tin. Chúng ta biết rõ Lời của Đức Chúa Trời nói về điều gì, và chúng ta cũng biết ý muốn của Ngài trong hoàn cảnh này là gì. Chúng ta biết rằng quyền phép của Đức Chúa Trời ở trong chúng ta sắp được minh chứng qua một sự khai phóng quyền năng đó. Chúng ta dạn dĩ nói ra và khai phóng Ân Tứ Đức Tin siêu nhiên này qua việc làm của Phép Lạ hoặc những Ân Tứ Chữa Lành.
C. Ân Tứ Đức Tin khai phóng lòng dạn dĩ.

Thông thường Ân Tứ Đức Tin sẽ khai phóng chúng ta để công bố cách dạn dĩ qua sự mặc khải siêu nhiên.

Chúng ta hãy cùng xem qua một số ví dụ:


  1. Chúa Jêsus phán cùng cây vả rằng, “Mầy chẳng khi nào sanh ra trái nữa” (Ma-thi-ơ 21:19 )

  2. Phi-e-rơ nói cùng Sa-phi-ra rằng “...Kìa chân những kẻ còn chôn chồng ngươi đương ở ngoài cửa, họ sẽ đem ngươi đi luôn. Chính lúc đó, nàng té xuống nơi chân Phi-e-rơ và tắt thở” (Công-vụ 5:9-11).

  3. Phao-lô nói với Ê-ly-ma tức là thuật sĩ, “Hỡi người đầy mọi thứ gian trá và hung ác, con của ma quỷ, thù nghịch cùng cả sự công bình, ngươi cứ làm hư đường thẳng của Chúa không thôi sao? Này bây giờ tay Chúa giá lên ngươi, ngươi sẽ bị mù, không thấy mặt trời trong ít lâu. Chính lúc đó, có sự mịt mù tối tăm phủ trên người, người xây quanh bốn phía tìm kẻ để dắt mình” ( Công-vụ 13:10-11).

  4. Ví dụ về Đa-vít và Gô-li-át. a. Người trai trẻ Đa-vít đã nhận được một Lời Khôn Ngoan khiến khai phóng ra một ân tứ ơn Đức Tin khi đối mặt với tên khổng lồ Gô-li-át. Đa-vít dạn dĩ thưa với vua Sau-lơ rằng, “Xin chớ ai ngã lòng vì cớ người Phi-li-tin kia! Kẻ tôi tớ vua sẽ đi và đấu địch cùng hắn” (I Sa-mu-ên 17:32). B.Đoạn Đa-vít đáp cùng người Phi-li-tin rằng, “Ngươi cầm gươm, giáo mà lao đến cùng ta, còn ta nhân danh Đức Giê-hô-va vạn binh mà đến, tức là Đức Chúa Trời của đạo binh Y-sơ-ra-ên mà ngươi đã sỉ nhục. c.“Ngày nay Đức Giê-hô-va sẽ phó ngươi vào tay ta, ta sẽ giết ngươi, cắt đầu ngươi...” ( I Sa-mu-ên 17:45:46 )/.

  5. Câu chuyện về Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô bị ném vào trong lò lửa (Đa-ni-ên 3:16-18).


II. VIỆC LÀM NHỮNG PHÉP LẠ.

Việc làm phép lạ là sự can thiệp và thể hiện quyền phép một cách siêu nhiên của Đức Chúa Trời trong diễn biến bình thường của thiên nhiên, qua đó các quy luật của tự nhiên bị thay đổi, bị hoãn lại, hoặc được Chúa điều khiển trực tiếp.


A. Phép lạ đang vận hành.

  1. Phép Lạ khởi đầu bằng sự hiểu biết thường đến cách siêu nhiên qua Lời Tri Thức. Kế đến, chúng ta nhận lãnh một Lời Khôn Ngoan, và nhờ đó chúng ta thấy chính mình đang làm phép lạ cách siêu nhiên trước khi phép lạ đó xảy đến. Như vậy Ân Tứ Đức Tin được khai phóng để chúng ta dạn dĩ khởi sự làm những gì mà chúng ta đã thấy mình làm khi nhận được Lời Nói Khôn Ngoan.

  2. Gọi là “Phép Lạ” bởi vì chúng ta là người tham gia tích cực trong phép lạ đó. Bởi Lời Khôn Ngoan chúng ta “đã thấy” những gì mà chính mình đang làm điều đó để khai phóng Ân Tứ Đức Tin, và chúng ta dạn dĩ khởi sự “thực hiện” khi chúng ta thi hành chức vụ trong hoàn cảnh đó.

B. Làm phép lạ thật dễ dàng.
Khi các ân tứ Thánh Linh được vận hành một cách hiệu quả, thì ta nhận thấy rằng việc vận hành các ân tứ phép lạ siêu nhiên thì rất dễ dàng như khi chúng ta rao giảng một sứ điệp bằng tiếng lạ, hay là khi chúng ta thi hành bất cứ ân tứ nào của Đức Thánh Linh.
C. Gương Môi-se (Xuất 7:9;14:13-16).

D. Gương Ê-li và Ê-li-sê rẽ nước sông Giô-đanh (II Các vua 2:8,13-14).

E. Các phép lạ của Chúa Jêsus .

  1. Đức Chúa Jêsus đã làm phép lạ thứ nhất tại Ca-na-an khi Ngài đã biến nước thành rượu. Và trước khi Đức Chúa Jêsus biểu những kẻ hầu bàn đổ nước đầy vào những ché này, thì những kẻ hầu bàn nhận được sự hướng dẫn từ Ma-ri, mẹ Chúa Jêsus rằng. Người biểu chi hãy vâng theo cả.

  2. Nếu chúng ta muốn vận hành Ân tứ Làm Các Phép Lạ một cách siêu nhiên, trước nhất chúng ta phải lắng nghe tiếng phán của Đức Chúa Trời, và sau đó chỉ đơn giản vâng theo những điều Ngài đã phán. Phép Lạ là một hành động vâng lời những gì mà chúng ta đã nghe từ Đức Chúa Trời.

  3. Bởi Phép Lạ, Chúa Jêsus đã gọi con trai của người đàn bà góa ra khỏi sự chết, Ngài đi bộ trên mặt biển, và Ngài cũng đã cho bốn ngàn người ăn chỉ với bảy cái bánh và vài con cá.

  4. Khi Chúa Jêsus gọi La-xa-rơ sống lại, trước hết Ngài đã nhận được một Lời Tri Thức cho Ngài biết rằng La-xa-rơ đã chết rồi. Và sau đó Ngài nhận được một Lời Khôn Ngoan cho Ngài biết khi nào, và bằng cách nào Ngài gọi La-xa-rơ ra khỏi sự chết. Lời Khôn Ngoan này khai phóng Ân Tứ Đức Tin thành hành động mạnh mẽ. Chúa Jêsus đã đứng trước ngôi mộ và bắt đầu “thực hiện” những gì Ngài đã thấy trước bởi Lời Nói Khôn Ngoan. Ngài bảo họ lăn hòn đá đi, và kêu một tiếng lớn rằng, “Hỡi La-xa-rơ hãy ra!”


III. TÍN ĐỒ THI HÀNH CÁC PHÉP LẠ.
A. Chúa đi bộ trên mặt nước .

  1. Khi Đức Chúa Jêsus đi bộ trên mặt biển thì các môn đồ sợ hãi lắm. Nhưng Chúa liền phán rằng, “”Các ngươi hãy yên lòng! Ấy là Ta đây, đừng sợ.””

  2. Và Phi-e-rơ bèn thưa rằng: “Lạy Chúa, nếu phải Chúa, xin khiến tôi đi trên mặt nước mà đến cùng Chúa.

  3. Ngài bèn phán rằng: “”Hãy lại đây”, “”Phi-e-rơ ở trên thuyền bước xuống, đi bộ trên mặt nước mà đến cùng Đức Chúa Jêsus.”” (Ma-thi-ơ 14:27-29).

  4. Nếu chúng ta muốn vận hành trong các việc làm các Phép Lạ, chúng ta phải chiến thắng được nỗi lo sợ thất bại và sự sợ hãi bị người khác coi mình là ngu ngốc. Chúng ta phải bước ra khỏi nơi tiện nghi trên chiếc thuyền truyền thống của mình. Hãy chú ý rằng, lúc đầu Phi-e-rơ rất khát khao được đi bộ trong ân tứ siêu nhiên khi ông nói rằng, “xin khiến tôi đi trên mặt nước mà đến cùng Chúa”. Phi-e-rơ đã nhận được Lời Khôn Ngoan và Ân Tứ Đức Tin khi ông nghe tiếng Đức Chúa Jêsus phán, “Hãy lại đây!” Phi-e-rơ liền vâng lời ngay bước ra khỏi thuyền và bắt đầu vận hành trong việc làm các Phép Lạ khi ông đi bộ trên mặt nước.

B. Sự đánh cá lạ lùng (Lu-ca 5:4-7).


C. Phép Lạ đối với các tín đồ ngày nay.

  1. Phi-e-rơ đã câu cá suốt đêm mà không bắt được chi hết, nhiều người cũng giống như Phi-e-rơ, họ đã cố gắng làm việc theo sự hiểu biết của riêng mình.

  2. Chúng ta hãy nói như Phi-e-rơ: Dầu vậy theo Lời Thầy ... Chúng ta phải dành thời gian để nghe tiếng Chúa phán, để nhận lãnh Lời Ngài qua những Ân Tứ Mặc Khải, qua Ân Tứ Nhận Biết Các Linh, Lời Nói Khôn Ngoan và Lời Nói Tri Thức. Đức tin sẽ đến và chúng ta phải vâng lời nhanh chóng mà bước ra khỏi suy nghĩ bình thường để bước vào những Ân Tứ siêu nhiên của việc làm các Phép Lạ.

  3. Giăng 14:12 “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, kẻ nào tin ta, cũng sẽ làm việc ta làm, lại cũng làm việc lớn hơn nữa, vì ta đi về cùng Cha”.


THẢO LUẬN NHÓM

  1. Chúng ta hãy thảo luận xem ngày nay Ân Tứ Đức Tin vận hành như thế nào trong đời sống các tín hữu .

  2. Hãy thảo luận về mối liên hệ giữa Ân Tứ Đức Tin và việc làm các Phép Lạ.

  3. Hãy đưa ra những lời làm chứng về phép lạ mà bạn đã vừa chứng kiến trong đời sống của bạn hoặc trong đời sống của những người khác.

  4. Bạn có tin rằng ngày nay Đức Chúa Trời vẫn còn làm phép lạ qua các tín đồ không?

  5. Bạn có nhu cầu về phép lạ trong đời sống hay trong hoàn cảnh của bạn không?

  6. Bạn hãy đồng ý với nhóm của bạn và đặt niềm tin nơi Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện để Ngài thực hiện những phép lạ mà bạn cần.


TỰ NGHIÊN CỨU

Bạn hãy dùng Kinh Thánh và liệt kê ra bốn ví dụ trong Cựu Ước và bốn ví dụ trong Tân Ước mà không được đề cập đến trong bài học này về sự vận hành của Ân Tứ Đức Tin và làm các Phép Lạ.


NHỮNG VÍ DỤ TRONG CỰU ƯỚC:
NHỮNG VÍ DỤ TRONG TÂN ƯỚC:
Bạn có cần một phép lạ trong đời sống mình không? Bạn hãy viết ra nhu cầu của mình bên dưới đây và cầu nguyện xin Đức Chúa Trời làm phép lạ cho bạn.

CUỘC SỐNG VÀ SỰ CHỮA LÀNH SIÊU NHIÊN

QUA NHỮNG ÂN TỨ CỦA ĐỨC THÁNH LINH

PHẦN 6: NHỮNG ÂN TỨ CHỮA BỆNH
LỜI GIỚI THIỆU

Các ân tứ chữa lành là sự chuyển tải quyền năng siêu nhiên của Đức Chúa Trời sang cho người cần được chữa lành. Chúng được mô tả dưới dạng số nhiều “Những Ân Tứ”, bởi vì khi chúng ta phục vụ chữa lành người bệnh thì có nhiều ân tứ khác trong chín ân tứ của Đức Thánh Linh đi cặp theo. Những ân tứ này cũng được diễn đạt trong hình thức số nhiều vì có nhiều cách để chúng ta chuyển tải hay cung ứng sự chữa lành của Chúa đến người bệnh.

Người nhận được sự chữa lành chính là người tiếp nhận các ơn tứ chữa lành. Để hình dung một cách dễ hiểu, chúng ta là người đưa thư, chỉ đơn giản là mang những tặng phẩm này đến cho người khác.
I. CHỮA BỆNH QUA VIỆC NHẬN BIẾT CÁC LINH.

Thông thường, căn nguyên gây ra đau yếu, bệnh tật cho một người là do các tà linh. Chúng ta phân biệt được các tà linh này nhờ tính đặc thù của chúng, chẳng hạn như linh gây viêm khớp, hay là linh gây ung thư.

Nhiều khi một người mang một chứng bệnh mà y học gọi là nan y chỉ là vì do qủy ám. Nhờ sử dụng các ơn nhận biết được các tà linh, Đức Thánh Linh sẽ “chỉ ra đích danh” căn nguyên của vấn đề.

"Nhưng nếu ta cậy ngón tay của Đức Chúa Trời mà trừ quỷ, thì nước Đức Chúa Trời đã đến nơi các ngươi rồi" (Lu-ca 11:20).



  • "Ngón tay Đức Chúa Trời" ở đây có thể là ơn mặc khải của Đức Thánh Linh.

Qua sự giải cứu của Chúa mà tà linh bị đuổi ra, và người ấy sẽ được thoát khỏi bệnh tật đó, và các triệu chứng của bệnh tật.


      1. Ví dụ về người đàn bà bị linh tật ám (Lu-ca 13:11-13,16)

      2. Ví dụ về Chúa Jêsus đuổi linh câm điếc khỏi một người.

1. Ma-thi-ơ 9:32,33a “”Khi đi ra khỏi chỗ đó, kìa người ta đem đến cho Ngài một người câm và bị quỷ ám. Khi quỷ bị đuổi ra rồi, thì người câm nói được.”

”

2. Người đàn ông này bị quỷ ám nhưng triệu chứng là ông ta không thể nói được, cho đến khi tà linh bị đuổi ra.


3. Ở hai ví dụ này, Đức Chúa Jêsus đều đã chữa lành bệnh một cách hữu hiệu, và Ngài đã đi thẳng vào căn nguyên gây ra bệnh nhờ vận hành Ơn Nhận Biết Các Loại Tà Linh.
II. TIẾP NHẬN LỜI TRI THỨC CHO VIỆC CHỮA BỆNH

Thông thường, khi chúng ta vận hành trong các ân tứ chữa lành, Đức Chúa Trời sẽ bày tỏ một Lời Tri Thức cho chúng ta biết một bệnh tật đặc biệt nào đó mà Ngài muốn chữa lành. Nhờ ân tứ này, chúng ta có thể biết được tên của căn bệnh, tên của một cơ quan hay bộ phận nào đó trên cơ thể, hoặc chỗ đau nhức nào đó cần được chữa lành. Thường thì lời ấy đến với chúng ta với một cảm xúc khó chịu, một áp lực, một sự nhức nhối, một sự đau đớn hay cảm giác ngay bộ phận đó trong cơ thể chúng ta. Nó cũng có thể là một cảm nhận hay một khải tượng nhìn thấy được phần thân thể trong cơ thể của một người mà Chúa muốn chúng ta phục vụ chữa lành cho họ.

Khi điều này xảy ra lúc chúng ta đang chữa lành cho một người, Đức Chúa Trời sẽ hướng dẫn để chúng ta nói với người ấy những gì mà Ngài đã bày tỏ cho chúng ta, và hỏi họ xem có muốn chúng ta phục vụ chữa lành phần cơ thể đó cho họ không.


  1. Chữa lành bằng Lời Tri Thức.




      1. Khi đứng trước một nhóm người, chúng ta có thể nói như sau: "Đức Chúa Trời đang bày tỏ cho tôi biết là có ai đó đang ở trong một tình trạng cấp bách và Đức Chúa Trời muốn người ấy tiếp nhận sự chữa lành ngay giờ này"

      2. Một khi Chúa đã bày tỏ ý Ngài ra thì Ngài luôn luôn chữa lành!


B. Đôi khi lời tri thức chỉ ra một người cụ thể nào đó

  1. Có nhiều kẻ đau yếu, mù lòa, tàn tật và bại xuội ở ao Bê-tết-đa. Thế nhưng, Đức Chúa Jêsus được Đức Thánh Linh dẫn dắt đến với một người đàn ông.

  2. "Nơi đó, có một người bị bệnh đã được ba mươi tám năm. Đức Chúa Jêsus thấy người nằm, biết rằng đau đã lâu ngày, thì phán: Người có muốn lành chăng? Tức thì, người ấy được lành, vác giường mình mà đi" (Giăng 5:5-6,8-9a)

  3. Đôi lúc, Ngài sẽ hướng sự chú ý của chúng ta đến một người cụ thể qua Lời Tri Thức. Có thể Đức Chúa Trời sẽ cho chúng ta biết tên người ấy, hoặc chúng ta có thể cảm nhận được một "sự thôi thúc trong tâm linh" để đến với người ấy.


III. SỰ CHỮA BỆNH VÀ LỜI KHÔN NGOAN

Ân tứ Lời Khôn Ngoan là một sự chia phần siêu nhiên về sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, nó mặc khải cho chúng ta tiến hành việc đáp ứng hữu hiệu đối với một nhu cầu nào đó. Ân tứ ấy đem lại cho chúng ta sự thông sáng, hiểu biết mình phải làm gì với kiến thức mà chúng ta đã nhận được hoặc tự nhiên hoặc siêu nhiên. Ân tứ ấy cũng hướng dẫn chúng ta làm thế nào để đáp ứng một nhu cầu theo chương trình và mục đích của Đức Chúa Trời.

Điều quan trọng là chúng ta cần phải dành thời gian để lắng nghe và nhận biết ý muốn của Cha chúng ta, để có thể biết được: ai, khi nào, nơi nào, và bằng cách nào Đức Chúa Trời muốn chúng ta đáp ứng một nhu cầu.

"Vậy, Đức Chúa Jêsus phán rằng: Khi các ngươi treo Con Người lên, bấy giờ sẽ biết Ta là ai, và biết Ta không tự mình làm điều gì, nhưng nói điều Cha Ta đã dạy Ta" (Giăng 8:28).

"Ngươi há không tin rằng Ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta, hay sao? Những lời Ta nói với các ngươi, chẳng phải Ta tự nói, ấy là Cha ở trong Ta, chính Ngài làm trọn việc riêng của Ngài" (Giăng 14:10).

Nhờ Lời Khôn Ngoan, Chúa Jêsus không chỉ hướng dẫn người đàn ông tại ao Bê-tết-đa, Ngài còn công bố sự chữa lành cho nhiều người theo nhiều cách khác nhau. Ngài đặt tay trên họ, chạm ngón tay nơi tai họ. Ngài nhổ nước bọt và chạm lưỡi họ, Ngài đuổi các tà linh, thậäm chí Ngài đã chữa lành người đau yếu, bệnh tật chỉ bằng một lời phán của Ngài.




  1. Lời Khôn Ngoan trong chức vụ chữa bệnh của Phao-lô

  1. Cũng như Chúa Jêsus, Phao-lô đã thi hành sự chữa lành bằng nhiều cách khác nhau khi ông được Đức Thánh Linh hướng dẫn trong Lời Nói Khôn Ngoan. Phao-lô đã chữa bệnh bằng cách đặt tay, hoặc lấy khăn và áo của ông đặt trên người bệnh. Phao-lô đã kêu gã trai trẻ Ơ-tích sống lại bằng cách nằm sấp mình trên người ấy và ôm lấy thân thể Ơ-tích.

  2. Trước khi Phao-lô cứu giúp cho cha của Búp-li-u, ông đã dành thì cầu nguyện với Chúa trước (vì ông mong nhận được Lời Nói Khôn Ngoan để biết phải chữa lành như thế nào cho người đàn ông này) rồi sau đó ông mới đặt tay lên và chữa lành người ấy.

  3. "Vả, cha của Búp-li-u này đương nằm trên giường đau bệnh nóng lạnh và bệnh lỵ. Phao-lô đi thăm người, cầu nguyện xong, đặt tay lên và chữa lành cho"(Công-vụ 28:8).


B. Tiếp nhận Lời Tri Thức để chữa lành

Việc nhận biết một người có chứng bệnh nào đó cần được chữa lành có thể đến với chúng ta một cách tự nhiên hoặc siêu nhiên nhờ Lời Tri Thức. Những lúc như vậy, chúng ta nên dừng lại và lắng nghe tiếng Đức Thánh Linh để xem Ngài muốn chỉ dạy qua một Lời Khôn Ngoan, hướng dẫn chúng ta làm gì để thực hiện việc chữa lành người đó.

Lời Khôn Ngoan luôn luôn đến với chúng ta như một ấn tượng hay một khải tượng mà qua đó chúng ta thấy được rõ ràng điều mà chính chúng ta phải làm để chữa lành người bệnh. Đôi khi, chính Đức Chúa Trời sẽ phán và hướng dẫõn chúng ta thực hiện cách chữa trị đặc biệt đối với căn nguyên gây bệnh thay vì chỉ chữa trị theo những triệu chứng dễ thấy ở bên ngoài.
IV. CHỮA LÀNH VÀ ÂN TỨ ĐỨC TIN

Ân tứ đức tin là một đức tin siêu nhiên cho một thời điểm và mục đích đặc biệt. Đó là một sự ban cho năng lực để bạn hoàn tất một trọng trách nào đó trong một thời điểm nhất định dù hoàn cảnh bạn gặp phải là như thế nào.

Đôi khi chúng ta phải đối diện trước một nhu cầu đòi hỏi cần phải có phép lạ sáng tạo, hoặc khi chúng ta phục vụ một người có nhu cầu cần được chữa lành nhưng điều đó lại đòi hỏi một cấp độ đức tin cao hơn mức chúng ta đang có. Những lúc như vậy, Đức Chúa Trời sẽ ban cho chúng ta một đức tin đặc biệt lạ thường để chúng ta tin chắc rằng sự chữa lành sẽ đến mặc dù về phương diện con người thì điều đó là bất năng.

Có lúc đối diện với chúng ta là những con người mà thân thể của họ không còn nguyên vẹn do dị tật bẩm sinh, do việc phẩu thuật hoặc là do tai nạn gây ra. Có lẽ đức tin chúng ta không đạt đến mức để chúng ta có thể tin tưởng vào Đức Chúa Trời sẽ làm một phép lạ có cần. Tuy nhiên, qua một Lời Khôn Ngoan, chúng ta có thể có được một khải tượng và nhìn thấy chính chúng ta dạn dĩ làm được bằng cách nào đó với phép lạ sáng tạo trước khi điều đó xảy ra.

Khi chúng ta nhận được Lời Khôn Ngoan này qua một khải tượng, thì Ân tứ Đức Tin được khai phóng ra khiến chúng ta không nghi ngờ mà biết chắc chắn rằng phép lạ sẽ xảy ra đang khi chúng ta phục vụ như điều chúng ta đã thấy nó đang diễn ra trong tâm linh.


  • Ân Tứ Đức Tin được vận hành.

Phi-e-rơ và Giăng đã nhận được một Ân tứ Đức Tin vào ngày mà họ trông thấy người đàn ông què bên cạnh cửa đền thờ. "Bấy giờ Phi-e-rơ nói với người rằng: Ta chẳng có vàng bạc chi hết, song đều ta có thì ta cho ngươi: nhơn danh Đức Chúa Jêsus Christ ở Na-xa-rét, hãy bước đi! Phi-e-rơ nắm tay hữu người đỡ dậy. Tức thì bàn chơn và mắt cá người trở nên cứng vững, người liền nhảy, đứng lên và bước đi cùng hai người vào đền thờ, vừa đi, vừa nhảy, vừa ngợi khen Đức Chúa Trời" (Công-vụ 3:6-8).
V. CHỮA LÀNH VÀ VIỆC LÀM CÁC PHÉP LẠ

Nhờ nhận được một Lời Tri Thức nên chúng ta đã thấy một phép lạ xảy ra trong tâm linh qua khải tượng hoặc sự cảm nhận về nó trước khi chúng ta bắt đầu phục vụ sự chữa lành cho người cần một phép lạ chữa lành.

Vào ngay lúc đó, chúng ta đã nhận được một Ân Tứ Đức Tin. Chúng ta không còn phải tranh chiến để tin nữa. Không còn nghi ngờ gì nữa chúng ta biết chắc, khi chúng ta cung cấp sự chữa lành cho người bệnh theo cách mà chúng ta đã được thấy trước diễn ra trong tâm linh thì phép lạ chắc chắn sẽ xảy ra.

Chúng ta bắt đầu dạn dĩ thực hiện điều mà chúng ta đã nhìn thấy chính chúng ta đã làm trong tâm linh. Làm như vậy là chúng ta đang vận hành trong ân tứ làm các phép lạ.

"Ngài phán cùng người teo tay rằng: hãy dậy, đứng chính giữa đây. Ngài phán cùng người nam rằng: hãy giơ tay ra. Người giơ tay ra, thì tay được lành" (Mác 3:3, 5b).

Ân tứ Chữa Lành đòi hỏi mỗi Cơ Đốc Nhân phải được huấn luyện và khởi động sự vận hành trong tất cả những ân tứ mặc khải và ân tứ quyền năng của Đức Thánh Linh.


THẢO LUẬN NHÓM

  1. Họp lại thành từng nhóm nhỏ và học tập làm sao để khởi động những ân tứ của Đức Thánh Linh bằng cách khai phóng những ân tứ Lời Nói Khôn Ngoan, Lời Tri Thức và Ân Tứ Đức Tin trong Việc Chữa Lành và Làm Phép Lạ.

  2. Giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm của bạn và ngay từ bây giờ trở đi trong lúc thực hiện chức vụ, bạn hãy nhạy bén đối với Đức Thánh Linh và để Ngài tự do khai phóng các ân tứ của Ngài qua bạn.


TỰ NGHIÊN CỨU

  1. Quan điểm của bạn là gì về một vị Mục sư có các ân tứ chữa bệnh hay ông ấy chỉ là một phương tiện cho việc truyền đạt các ân tứ?

  2. Bạn cần phải có thái độ nào bắt buộc phải có để vận hành trong các ân tứ của Thánh Linh?

  3. Viết ra những ấn tượng hoặc những cảm nghĩ riêng của bạn khi bạn đã thử khởi động các ân tứ Nói Lời Tri Thức, Lời Khôn Ngoan, Ân Tứ Đức Tin, ơn Chữa Bệnh và làm các Phép Lạ trong nhóm thực tập hay trong chức vụ của bạn.

CUỘC SỐNG VÀ SỰ CHỮA LÀNH SIÊU NHIÊN

QUA NHỮNG ÂN TỨ CỦA ĐỨC THÁNH LINH

PHẦN 7: ĐẠI MẠNG LỆNH VÀ SỰ CHỮA LÀNH
LỜI GIỚI THIỆU

Trong bài này, chúng ta sẽ học về Đại Mạng Lệnh và Sự Chữa Lành.


I. ĐẠI MẠNG LỆNH BAO GỒM SỰ CHỮA LÀNH (Mác 16:15-20).

Khi Đức Chúa Jêsus chuẩn bị về trời cùng Đức Chúa Cha, Ngài nhóm họp các môn đệ của Ngài trên núi Ô-li-ve và truyền cho họ lời dặn cuối cùng. Chúng ta gọi đó là đại mạng lệnh.



  1. Cho mỗi tín đồ. Sứ mạng này không phải chỉ dành cho các sứ đồ đầu tiên. Nó cũng không phải chỉ dành cho những ai giữ các chức vụ như sứ đồ, tiên tri, mục sư, giáo sư hoặc nhà truyền giáo. Chúa Jêsus đã rất cụ thể. Đại Mạng Lệnh đã được trao cho những ai tin Ngài. Sứ mạng này dành cho mỗi một tín đồ ngày nay.

  2. Cho mọi người. Mỗi tín đồ nên dạn dĩ truyền bá Phúc Âm cho mọi người. Đức Chúa Jêsus phán: “Tin Lành này về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân, bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến” (Ma-thi-ơ 24:14). Truyền giảng nghĩa là công bố hoặc chia xẻ Phúc Âm đến cho mọi người, cho dù đó là một nhóm đông người hay như Phi-líp đã chia xẻ cho hoạn quan người Ê-thi-ô-pi khi họ ngồi chung trên một chiếc xe ngựa.

  3. Những dấu hiệu cặp theo cho những kẻ nào tin.

    1. Bất cứ nơi nào Chúa Jêsus đã đi qua, Ngài đuổi các tà ma và ban sự chữa lành cho những người bệnh tật. Ngày nay, Ngài ủy thác quyền phép đó cho tất cả những người tin đến danh Ngài đều có thể làm những việc tương tự như vậy. Những kẻ tin có thể xua đuổi tà ma và nói trong tiếng mới.

    2. Chúa Jêsus không nói những dấu hiệu này sẽ cặp theo cho những người nghi ngờ hoặc không tin là quyền phép sẽ thật sự xảy ra qua tay họ làm. Ngài không nói rằng những dấu hiệu này sẽ cặp theo cho những người chỉ hy vọng rằng có lẽ họ có thể sẽ làm được. Ngài đã nói rằng quyền phép chỉ cặp theo cho những ai tin chắc rằng họ sẽ làm được.

    3. Đức tin thật phải phát xuất từ tâm linh của chúng ta hầu cho Đức Chúa Trời biến những lời hứa này trở nên một lời riêng tư cho cá nhân chúng ta như một sự mặc khải. Nếu chúng ta là những Cơ Đốc Nhân đầy dẫy Thánh Linh, có đức tin thật đối với Chúa, thì những dấu hiệu sẽ cặp theo. Khi Chúa phán mười một chữ cuối cùng trong sách Mác thì đó là những lời dạy dỗ cuối cùng của Chúa trước khi Ngài được cất lên về cùng Đức Chúa Cha. Sự dạy dỗ này rất quan trọng và Ngài ao ước những lời này sẽ vang mãi trong tai những kẻ tin. Mác 16:18 “… hễ đặt tay trên kẻ đau, thì kẻ đau sẽ lành.”

  4. Chứng thực lời giảng bằng những dấu hiệu.

      1. Mác 16:20 (KJV) “Về phần các môn đồ, thì đi ra giảng đạo khắp nơi, Chúa cùng làm với môn đồ, và lấy phép lạ cặp theo lời giảng mà làm cho vững đạo.

      2. Những dấu hiệu được cặp theo mỗi Cơ Đốc Nhân đang khi chúng ta rao giảng hoặc chia xẻ Phúc Âm. Một trong những dấu hiệu quan trọng sẽ cặp theo chúng ta là chúng ta sẽ đặt tay trên kẻ đau trong cuộc sống thường ngày, và thi hành chức vụ như những kẻ tin Ngài.

      3. Khi chúng ta làm như vậy, Chúa Jêsus sẽ cùng làm với chúng ta để chứng thực lời của Ngài qua những dấu hiệu trên những kẻ hư mất, những dấu kỳ và phép lạ chữa lành phải theo sau mỗi tín đồ trong Chúa Jêsus Christ.



tải về 346.23 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương