CUỘc sống và SỰ chữa lành siêu nhiên qua những ân tứ CỦA ĐỨc thánh linh phầN 1: ĐỨc thánh linh lời giới thiệU


Chức vụ chữa lành qua việc đuổi các tà ma



tải về 346.23 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích346.23 Kb.
#38301
1   2   3   4   5

Chức vụ chữa lành qua việc đuổi các tà ma.

  1. Các bệnh mà y học gọi là “nan y” thường do các linh gây đau yếu thực hiện. Nếu biết tận dụng Ân Tứ Nhận Biết Các Linh, chúng ta có thể xác định chúng và đuổi chúng ra khỏi người bệnh.

  2. Mác 16:17a “Vậy những kẻ tin sẽ được các dấu lạ này: Lấy danh ta mà trừ quỷ.

  3. Chúa Jêsus đã trao cho chúng ta chìa khóa để được quyền buộc và mở trên đất này. Chúa Jêsus phán rằng: “Ta sẽ giao chìa khóa nước thiên đàng cho các ngươi, hễ điều gì các ngươi buộc dưới đất, thì sẽ cũng buộc ở trên trời, và điều gì các ngươi mở ở dưới đất, thì cũng sẽ được mở ở trên trời” (Ma-thi-ơ 16:19).

  4. Với uy quyền này, chúng ta có thể nói: “Hỡi sa-tan, trong danh Chúa Jêsus ta trói buộc ngươi, là linh gây bệnh ung thư, ta ra lệnh cho ngươi trong danh Chúa Jêsus hãy ra khỏi người này!” Chúng ta cũng có thể nói: “Hỡi bà, bà đã được buông tha khỏi bệnh tật của bà.

”

III. CÔNG BỐ NHỮNG PHÉP LẠ SÁNG TẠO

Nhiều người bị tật nguyền từ khi mới sinh ra, do tai nạn hay do phẫu thuật. Đức Chúa Trời, Đấng đã tạo dựng nên chúng ta theo ảnh tượng Ngài chỉ bằng những lời phán ra từ miệng Ngài. Chúng ta cũng vậy, có thể mang lại những phép lạ sáng tạo bởi danh Chúa Jêsus bằng những lời công bố trong đức tin. Trong sách Ê-sai có chép: “Đức Giê-hô-va dựng nên trái của môi miếng (Ê-sai 57:19). Câu này kết thúc với những chữ “Và ta sẽ chữa lành những kẻ ấy.




  1. Bạn chữa lành kẻ đau!

  1. Nhiều người nói rằng “tôi không thể chữa lành ngay cả một con bọ chét.” Tuy vậy, Đức Chúa Jêsus phán: “kẻ nào tin ta, thì cũng sẽ làm việc ta làm…” (Giăng 14:12).

  2. Chúa Jêsus bảo người đàn ông teo bàn tay rằng: “Hãy giơ tay ra, người giơ tay ra, thì tay được lành” (Mác 3:12).

  3. Chúa Jêsus đã trao cho những môn đệ của Ngài một quyền năng lực và uy quyền tương tự như của chính Ngài.

  4. Ma-thi-ơ 10:1 chép: “Đức Chúa Jêsus gọi mười hai môn đồ đến, ban quyền phép trừ tà ma, và chữa các thứ tật bệnh.”

  5. Và Chúa Jêsus tiếp tục phán rằng: “Hãy chữa lành kẻ đau, khiến sống kẻ chết, làm sạch kẻ phung, và trừ các quỷ. Các ngươi đã được lãnh không thì hãy cho không” (Ma-thi-ơ 10:8)




  1. Truyền lệnh cho núi.

  1. Sách Mác 11:22-23 có chép “Đức Chúa Jêsus cất tiếng phán rằng: Hãy có đức tin đến Đức Chúa Trời. Quả thật ta nói cùng các ngươi, ai sẽ biểu hòn núi này rằng: Phải cất mình lên và quăng xuống biển, nếu ngươi chẳng nghi ngại trong lòng, nhưng tin chắc lời mình nói sẽ ứng nghiệm, thì điều đó sẽ thành.

  2. Thường thì những bệnh tật mà “thầy thuốc đã bó tay” và những nhu cầu cần phép lạ đầy sức sáng tạo dường như là những quả núi đối với những người cần được chữa lành, hay những người được yêu cầu chữa lành cho một người nào đó. Câu Kinh Thánh không nói rằng chúng ta phải cầu nguyện cho hòn núi này dời đi. Nhưng chúng ta phải truyền cho hòn núi rằng, “hãy cất lên và quăng xuống đi”, lời bạn truyền là ra lệnh bằng uy quyền.

Nhiều người đã thể hiện đức tin khi đối đầu với những trường hợp là chúng ta phải “cầu nguyện” xin Chúa chữa lành. Tuy nhiên, trong câu Kinh thánh này không bảo rằng chúng ta phải “cầu nguyện”. Nhưng bảo chúng ta phải “truyền”. Không có một gương mẫu nào được ghi lại trong suốt thời gian thi hành chức vụ của Chúa Jêsus, hay trong sách Công vụ rằng bất cứ người bệnh nào được chữa lành bằng cách cầu nguyện cho họ.

Ngày nay Chúa Jêsus đang phán với mỗi kẻ tin đầy dẫy Thánh Linh rằng: “Ta đã trao cho các con uy quyền trong Danh Ta, quyền phép của Thần Ta và uy quyền cùng năng lực để công bố Lời Ta. Các ngươi hãy chữa lành kẻ đau! Hãy đặt tay trên kẻ đau, và họ sẽ được chữa lành.”


IV. CHỮA LÀNH BẰNG LỜI PHÁN

Sách Thi-thiên 107:20 chép: “Ngài ra lệnh chữa họ lành, rút họ khỏi cái huyệt và giải cứu họ khỏi sự huỷ diệt.”



  1. Nói ra lời Chúa trong đức tin. Chúng ta nói lời Chúa ra mạnh mẽ từ miệng của chúng ta. Khi chúng ta nói ra lời Chúa trong đức tin thì nó sẽ đem lại kết quả (Ê-sai 55:10-11, Rô-ma 10:8-11).

  2. Chỉ phán một lời, thì đầy tớ tôi sẽ được lành (Ma-thi-ơ 8:5-8;KJV).

  1. Một gương đức tin vĩ đại nhất của công tắc đức tin là đức tin biết rõ uy quyền.

  2. Thầy đội tiếp tục nói rằng ông hiểu rõ uy quyền của lời phán vì chính ông cũng ở dưới uy quyền.

  3. Khi Đức Chúa Jêsus nghe được những lời thầy đội nói ra thì Ngài lấy làm lạ và phán với những kẻ đi theo rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, ta chưa hề thấy ai trong dân Y-sơ-ra-ên có đức tin lớn dường ấy (câu 10). Khi thi hành sự chữa lành chúng ta nói ra bằng những lời đầy dẫy đức tin. Chúng ta phải nói ra trong danh Chúa Jêsus! Chúng ta truyền lệnh đuổi các tà linh bệnh tật ra khỏi người bệnh! Chúng ta truyền những phép lạ sáng tạo và chúng ta nói bằng Lời Chúa. Đức tin được nói ra hành động mạnh mẽ là công tắc sẽ làm cho quyền phép được tuôn tràn!


THẢO LUẬN NHÓM

  1. Những ai được trao quyền sử dụng uy quyền trong danh Chúa Jêsus?

  2. Từ khi Chúa Jêsus phán dặn và trao cho chúng ta uy quyền trong danh Ngài để chữa lành người bệnh, ngày ta chúng ta có nên vẫn cứ cầu xin Chúa đến và chữa lành kẻ đau nữa không?

  3. Bàn luận thêm về câu này:

“”Không có một ví dụ nào được ghi lại trong sách Công-vụ hoặc trong suốt thời gian thi hành chức vụ là Ngài chữa lành kẻ đau bằng cách cầu nguyện cho họ.”

Nếu trong những nhóm nhỏ của bạn có những ai đang gặp bệnh tật hay có hàng núi những vấn đề, hãy sử dụng uy quyền của lời nói đức tin từ miệng bạn và truyền lệnh những hòn núi đó phải cất đi.


TỰ NGHIÊN CỨU

Một trong những cách để lớn lên về phần thuộc linh và tập theo thói quen của người thành Bê-rê trong Công-vụ 17:10-11. Ghi lại các sách phụ dẫn của Kinh Thánh và tra cứu tất cả sự chữa lành mà Chúa Jêsus đã làm trong thời gian thi hành chức vụ của Ngài qua các sách Phúc Âm và tất cả sự chữa lành được chép trong sách Công-vụ.

Bạn có thể tra cứu thấy có người nào được chữa lành bằng sự cầu nguyện không? Nếu có, xin hãy liệt kê dưới đây.

CUỘC SỐNG VÀ SỰ CHỮA LÀNH SIÊU NHIÊN

QUA NHỮNG ÂN TỨ CỦA ĐỨC THÁNH LINH

PHẦN 10: SỰ CHUYỂN GIAO QUA VIỆC ĐẶT TAY
LỜI GIỚI THIỆU

Những điều quyền năng xảy ra khi chúng ta vâng lời Đức Thánh Linh, bởi đức tin đặt tay trên người nào đó. Một sự chuyển tải có thật và rõ ràng sẽ xảy ra. Bằng cách đặt tay chúng ta đã tạo ra sự tiếp xúc để chuyển giao quyền phép của Chúa tuôn tràn. Đây còn được gọi là luật tiếp xúc và sự chuyển tải.

Chúa Jêsus phán: “…Hễ đặt tay lên kẻ đau, thì kẻ đau sẽ lành” (Mác 16:18b).
NHỮNG KIỂU MẪU TRONG KINH THÁNH VỀ SỰ ĐẶT TAY.

Một nguyên tắc sơ học: Tác giả sách Hê-bơ-rơ đề cập tới sự đặt tay như là một trong những nguyên tắc sơ học của Chúa Jêsus (Hê-bơ-rơ 6:1-2).

Chuyển giao tội lỗi sang một con dê đực: Trong Ngày Lễ Chuộc Tội, A-rôn - thầy tế lễ thượng phẩm, đặt hai bàn tay ông lên đầu con dê đực còn sống rồi xưng nhận những tội lỗi và sự vi phạm của con cái Y-sơ-ra-ên (Lê-vi 16:21). Con dê đực bị đuổi ra là hình ảnh của Chúa Jêsus gánh mọi gian ác và tội lỗi của con người.

Thần của sự khôn ngoan đã chuyển tải qua Giô-suê: “Bây giờ, Giô-suê, con trai của Nun, đầy dẫy thần khôn ngoan, vì Môi-se đã đặt tay mình trên người…” (Phục-truyền 34:9)




  1. Khi báp têm Thánh Linh thì các ân tứ của Ngài sẽ được chuyển tải sang bạn.




  1. Phao-lô đã chuyển tải Đức Thánh Linh sang cho các tín hữu tại thành Ê-phê-sô bằng cách đặt tay trên họ.

  2. Công-vụ 19:6 chép: “Sau khi Phao-lô đã đặt tay lên, thì có Đức Thánh Linh giáng trên chúng, cho nói tiếng ngoại quốc và lời tiên tri.

  3. Phao-lô đã chuyển tải ân tứ Thánh Linh sang cho Ti-mô-thê bằng cách đặt tay trên ông.

  4. II Ti-mô-thê 1:6 chép: “Vậy nên ta khuyên con hãy nhen lại ơn Đức Chúa Trời ban cho, mà con đã nhận lãnh bởi sự đặt tay của ta.”




  1. Không được xem nhẹ sự đặt tay.




  1. Phao-lô đã viết cho Ti-mô-thê rằng: Đừng vội vàng đặt tay trên ai…(I Timôthê 5:22a).

  2. Trước khi đặt tay trên một người nào đó để chứng thực cho chức vụ của họ, chúng ta phải thận trọng, trước hết phải nhận biết tâm tánh và kết quả chức vụ của họ. Phao-lô đã viết: Tôi khuyên anh em hãy nhìn nhận những kẻ có công khó trong vòng anh em…” (I Tê-sa-lô-ni-ca 5:12).


C. Chúa Jêsus thực thi sự chữa lành bằng cách đặt tay.


  1. Trên người phung: “Có một người phung đến cùng Ngài, quì xuống cầu xin rằng: Nếu Chúa khứng, có thể khiến tôi sạch. Đức Chúa Jêsus động lòng thương xót, giơ tay rờ người, mà phán rằng: Ta khứng, hãy sạch đi” (Mác 1:40-41).

  2. Trên con gái Giai-ru: Khi Chúa Jêsus đi cùng Giai-ru đến nhà người để gọi con gái ông sống dậy, trước tiên Ngài đuổi tất cả mọi người ưa chế giễu lẫn những người tin ra ngoài. Sau đó, Ngài nắm lấy tay đứa trẻ (sự đặt tay), mà phán rằng: “Talithacumi, nghĩa là: Hỡi con gái nhỏ, ta truyền cho con hãy chờ dậy. Tức thì đứa gái nhỏ chờ dậy mà bước đi, vì đã lên mười hai tuổi. Chúng lấy rất làm lạ” (Mác 5:41-42).

  3. Trên người đàn ông: Chúa Jêsus đã chữa lành một người đàn ông điếc và nói lắp bằng cách đặt tay lên phần cơ thể bị bệnh, “Ngài để ngón tay vào lỗ tai người, và thấm nước miếng xức lưỡi người. Đoạn, Ngài ngửa mặt lên trời, thở ra mà phán cùng người rằng: Ép-pha-ta! Nghĩa là: Hãy mở ra. Tức thì tai được mở ra, lưỡi được thong thả, người nói rõ ràng” (Mác 7:33-35).

II. NHỮNG HƯỚNG DẪN THỰC TẾ CHO SỰ CHỮA LÀNH QUA VIỆC ĐẶT TAY.


A. Khám phá nhu cầu

  1. Đầu tiên bạn phải khám phá ra nhu cầu bằng cách sử dụng ân tứ Lời Tri Thức hoặc bạn phải biết lý do tại sao họ đến để xin chữa lành.

  2. Đôi khi người ta đến để được chữa lành với một căn bệnh không dễ dàng nhận biết ngay. Ví dụ một người ngồi trên xe lăn, nhưng bệnh cần được chữa lành là bệnh tiểu đường. Nếu thời gian cho phép, chúng ta hãy hỏi để biết chính xác đó người ta đang tin vào điều gì.

  3. Đưa ra những câu hỏi theo nhiều cách trên để thuyết phục một câu trả lời có đức tin, thay vì câu trả lời tiêu cực. Nên cố gắng để họ bày tỏ đức tin của mình thay vì nghi ngờ, khi họ kể cho bạn những điều tiêu tực trong đời sống của họ. Cố gắng để họ bày tỏ đức tin ở những điều mà họ đang hy vọng. Hãy để cho họ bày tỏ đức tin trong lãnh vực của “ngay bây giờ.

  4. ”Thay vì hỏi: “Điều gì xảy ra với anh vậy? Hãy hỏi: “Bạn có tin là Đức Chúa Trời sẽ làm việc trên bạn ngay bây giờ không? Câu trả lời có đức tin sẽ là: “Tôi tin rằng Đức Chúa Trời có đủ uy quyền để chữa lành bệnh tiểu đường của tôi ngay bây giờ!

”

B. Chạm đến phần cơ thể cần được chữa lành.

  1. Quyền phép chữa lành được chuyển tải là khi chúng ta sử dụng luật của sự tiếp xúc và chuyển tải. Nó giống như hai sợi dây điện được nối với nhau để dòng điện có thể đi qua.

  2. Ma-thi-ơ 9:29 chép: “Ngài bèn rờ mắt hai người mà phán rằng: Theo như đức tin các ngươi, phải được thành vậy.

  3. ” Chúng ta muốn quyền phép phải được tuôn đổ trực tiếp trên các phần thân thể cần được chữa lành. Nếu phần cơ thể bị bệnh đó ở chỗ kín đáo, và người đó là người khác phái, thì khôn ngoan hơn cả là đặt tay lên đầu người bệnh, hoặc bảo họ tự đặt tay lên phần cơ thể đó và tay bạn đặt lên tay họ. Nhưng tốt hơn hết là để người cùng phái đặt tay cho nhau.


C. Hình dung và khai phóng quyền phép để nó được tuôn tràn.


  1. Khi bạn đặt tay lên người bệnh và nói ra những lời đầy đức tin, hãy hình dung phần cơ thể họ đang được chữa lành hoặc được hồi phục. Bởi đức tin, hãy khai phóng quyền năng chữa lành trong bạn để nó tuôn đổ trong cơ thể người bệnh.

  2. Hãy khai phóng đức tin của bạn cho họ để họ nhận được sự chữa lành chứ không chỉ là bị đốn ngã dưới quyền năng của Đức Chúa Trời. Nhiều người đã được chữa lành mà không cần bị đốn ngã dưới quyền năng của Chúa nhưng cũng có nhiều ngưới bị đốn ngã dưới quyền năng đó mà không nhận được sự chữa lành nào trên họ.

  3. Hãy tập trung đức tin của bạn vào những lời công bố cụ thể, rõ ràng đến phần cơ thể bị bệnh. Đôi khi, Đức Thánh Linh khiến chúng ta chạm đến người bệnh và hành động nhanh chóng. Nhưng cũng có lúc Ngài khiến chúng ta giữ tay lâu trên người bệnh để quyền phép tiếp tục tuôn tràn trên họ trong một khoảng thời gian khá lâu.


D. Hãy mở mắt, trông đợi quyền phép xảy ra.


  1. Hành động nhắm mắt là sự diễn đạt tôn giáo bày tỏ sự nghi ngờ và không tin. Chúa Jêsus đã phán rằng: “Hãy thức canh và cầu nguyện…”(Ma-thi-ơ 26:41). Nếu Ma-thi-ơ, Mác và Giăng nhắm mắt lại khi Chúa Jêsus thực hiện quyền phép chữa lành người bệnh thì họ sẽ không thể mô tả lại các phép lạ.

  2. Có những lúc khi chúng ta ở trong tình huống là chúng ta cần phục vụ chữa lành cho nhiều người trong một thời gian ngắn. Trong suốt khoảng thời gian này, một sự xức dầu kỳ diệu được ban cho để chữa lành người bệnh. Và trong thời gian đó chúng ta phải thận trọng đừng để một ai làm gián đoạn chúng ta bằng những lời kể lể dài dòng. Điều này thường làm buồn lòng Đức Thánh Linh. Chúng ta phải vận hành theo làn sóng của sự xức dầu và đặt tay trên càng nhiều người càng tốt như chúng ta có thể trong suốt thời gian đó.


E. Phục vụ chữa lành cho một đám đông.


  1. Có những lúc khi thực hiện sự chữa lành cho một đám đông thì Đức Chúa Trời sẽ hướng dẫn chúng ta công bố sự chữa lành qua Lời Tri Thức, và sau đó chúng ta mạnh dạn công bố những gì Chúa đang làm. Ở những lần khác, Đức Chúa Trời sẽ dẫn dắt để chúng ta mạnh dạn bắt đầu ra lệnh cho các linh gây đau yếu ra khỏi trong danh Chúa Jêsus. Lúc đó nhiều người sẽ bắt đầu ngã xuống đất trong làn sóng quyền phép của Đức Chúa Trời. Điểm chính yếu là chúng ta phải biết lắng nghe Đức Thánh Linh và hành động với sự xức dầu của Ngài.

  2. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng đa số các công cuộc truyền giảng có phép lạ giữa đám đông sẽ không tự làm trọn công việc của nó. Các cuộc truyền bá Phúc Âm theo khuôn mẫu trong Tân Ước mang tính cá nhân, với những dấu kỳ phép lạ cặp theo mỗi kẻ tin khi họ làm chứng ở bất cứ nơi nào họ đến.


F. Bởi những hành động dạn dĩ của đức tin.
Chúng ta biết rằng khi đức tin hiện diện thì luôn có hành động cặp theo. Gia-cơ nói: “Đức tin không hành động là đức tin chết.

  1. Người đàn ông tại ao Bê-tết-đa: Chúa Jêsus phán cùng người què ở ao Bê-tết-đa rằng: Hãy đứng dậy, vác giường ngươi mà đi” (Giăng 5:8).

  2. Người đàn ông mù: Sau khi lấy nước miếng trộn với bùn xức lên mắt người mù, Chúa Jêsus phán: “Hãy đi, rửa nơi ao Si-lô-ê” (Giăng 9:7)

  3. Người đàn ông teo bàn tay: Chúa Jêsus phán với người đàn ông teo tay rằng: “Hãy giơ tay ra. Người liền giơ tay, thì tay này cũng lành như tay kia” (Ma-thi-ơ 12:13).

    1. Đức Chúa Jêsus nói rằng: “Hãy hành động ra theo đức tin của ngươi! Làm những điều phi thường! Hãy hành động mạnh mẽ!” Thường thì trong phút giây chúng ta phục vụ chữa lành, do người nào chúng ta nói cách dạn dĩ rằng: “Hãy kiểm tra lại thân thể của anh! Làm những gì mà anh không thể làm trước đây! Hãy chuyển động cánh tay! Cúi xuống!

    2. Kế đến chúng ta dạn dĩ hỏi rằng: “Anh cảm thấy bệnh của anh thế nào?” Nếu các triệu chứng không hoàn toàn biến mất, chúng ta nói một cách mạnh mẽ rằng: “Hãy kiểm tra lại lần nữa! Cúi xuống một lần nữa!”


III. MỘT PHÉP LẠ HAY LÀ SỰ CHỮA LÀNH

Nhiều lần khi chúng ta thực hiện sự chữa lành, là chúng ta đang chống sự nghi ngờ và sự không tin như Chúa Jêsus đã làm ở Na-xa-rét nơi mà Ngài không thể làm phép lạ nào. Trước hết, chúng ta phải giải quyết sự nghi ngờ và không tin, để chúng ta có thể phục vụ được trong bầu không khí đức tin. Trong một lần nọ, Chúa Jêsus đã đuổi những kẻ nhạo báng (kẻ nghi ngờ) ra khỏi phòng.

Bước đầu, chúng ta thường dành thời gian để gây dựng đức tin bằng cách dạy Lời Chúa nói gì về sự chữa lành, và sau đó kể cho họ nghe về những người đã được chữa lành. Chúng ta có thể tránh những thất bại nếu chúng ta dành thời gian lắng nghe lời tri thức và lời khôn ngoan trước khi chúng ta phục vụ.
A. Đứng vững trong đức tin.


  1. Có lúc chúng ta sẽ không thấy một sự thay đổi nào xảy ra tức thì trong người bệnh. Điều quan trọng là trong lúc đó chúng ta phải giữ cho người bệnh không nản lòng và mất đức tin đối với sự chữa lành bệnh tật.

  2. Tác giả sách Hê-bơ-rơ chép rằng: “Giữ lòng tin ban đầu của chúng ta cho vững bền đến cuối cùng” (Hê-bơ-rơ 3:14).

  3. Hãy giải thích cho họ hiểu rõ sự khác biệt giữa một phép lạ xảy ra tức thì và sự chữa lành mà các triệu chứng của nó mất dần sau một khoảng thời gian. Quyền phép của Đức Chúa Trời chuyển tải sang cơ thể người bệnh khi chúng ta đặt tay trên họ sẽ tiếp tục phát huy tác dụng, miễn là họ vẫn tiếp tục giữ vững đức tin.

  4. Chúng ta đã chứng kiến nhiều sự chữa lành rõ rệt diễn ra qua một khoảng thời gian, khi người đó vẫn còn tiếp tục bước đi trong đức tin: Tin, công bố và hành động dựa trên lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời.


B. Lời tuyên bố của tôi
Những lời Chúa là dành cho người có đức tin.

Họ sẽ đặt tay trên kẻ đau, thì kẻ đau được lành. Tôi là một người tin chứ không phải một kẻ nghi ngờ. Chúa Jêsus đã phán như vậy. Và tôi tin rằng Chúa Jêsus đã nói sự thật.

Tôi là chứng nhân dạn dĩ cho Chúa Jêsus!

Tôi vâng theo mạng lệnh của Ngài để dạy dỗ và chia xẻ Phúc Âm!

Đức Chúa Trời sẽ làm việc với tôi để chứng thực Lời của Ngài, bằng những dấu kỳ phép lạ cặp theo bất cứ nơi đâu tôi đến!

Tôi là một chứng nhân thi hành những phép lạ cho Chúa Jêsus Christ!


THẢO LUẬN NHÓM

  1. Trong điểm này, hãy chia thành nhiều nhóm nhỏ và đặt tay lên nhau để chuyển tải quyền bùng nổ của Đức Thánh Linh trong chức vụ của Chúa Jêsus.

  2. Ngợi khen Ngài vì sự đầy dẫy và sự ban cho các ân tứ tốt nhất trong chức vụ mà Ngài đã kêu gọi bạn bước vào.


TỰ NGHIÊN CỨU

  1. Nghiên cứu Hê-bơ-rơ 6:1-2. Có phải đoạn Kinh Thánh này chỉ trích tín lý sơ học cơ bản của sự đặt tay không?

  2. Nó dạy chúng ta điều gì?

  3. Hãy cho một vài ví dụ trong Kinh Thánh khác với những ví dụ đã được đề cập đến trong bài này về sự đặt tay đi trước sự chữa lành, sự báp têm Thánh Linh và sự xức dầu khi phục vụ.






tải về 346.23 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương