CUỘc sống và SỰ chữa lành siêu nhiên qua những ân tứ CỦA ĐỨc thánh linh phầN 1: ĐỨc thánh linh lời giới thiệU



tải về 346.23 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích346.23 Kb.
#38301
1   2   3   4   5

THẢO LUẬN NHÓM

  1. Hãy chia xẻ quan điểm của bạn với một người khác trong bài học này về 9 ân tứ của Đức Thánh Linh đã được ban cho mỗi người” theo I Cô-rinh-tô 12:29-30

  2. Chúng ta vận dụng ân tứ tốt nhất có nghĩa gì?

  3. Con đường tuyệt hảo hơn để vận hành trong các ân tứ của Đức Thánh Linh là con đường nào?

TỰ NGHIÊN CỨU

I. Đọc Rô-ma 1:11, và II Ti-mô-thê 1:6; Làm thế nào bạn có thể “nhen lại” ân tứ của Đức Chúa Trời cho bạn?

II. Bạn hãy viết định nghĩa riêng của bạn về chín ân tứ của Đức Thánh Linh .

1. Nói tiếng lạ _______________________________________________________

2. Thông giải tiếng lạ __________________________________________________

3. Lời nói tiên tri _____________________________________________________

4. Sự phân biệt các linh ________________________________________________

5. Lời nói tri thức _____________________________________________________

6. Lời nói khôn ngoan _________________________________________________

7. Những ân tứ đức tin _________________________________________________

8. Ân tứ chữa lành ____________________________________________________

9. Làm các phép lạ____________________________________________________

CUỘC SỐNG VÀ SỰ CHỮA LÀNH SIÊU NHIÊN

QUA NHỮNG ÂN TỨ CỦA ĐỨC THÁNH LINH

PHẦN 3: NHỮNG ÂN TỨ LỜI NÓI CỦA THÁNH LINH
LỜI GIỚI THIỆU

Trong phần này, chúng ta sẽ học cách làm thế nào vận hành trong các ân tứ lời nói của Đức Thánh Linh. Đó là: Ân tứ nói tiếng lạ, Thông giải tiếng lạ, và Nói Tiên Tri. Các tiếng lạ chu cấp cho các tín đồ được đổ đầy Đức Thánh Linh bằng một ngôn ngữ cầu nguyện siêu nhiên .


I. NÓI TIẾNG LẠ: NGÔN NGỮ SIÊU NHIÊN ĐỂ CẦU NGUYỆN.
Phao-lô đã viết, “Bởi đó, kẻ nói tiếng lạ hãy cầu nguyện để được thông giải tiếng ấy. Vì nếu tôi cầu nguyện bằng tiếng lạ, thì tâm thần tôi cầu nguyện, nhưng trí khôn tôi không có kết quả. Vậy thì tôi sẽ làm thế nào? Tôi sẽ cầu nguyện theo tâm thần, nhưng cũng cầu nguyện với sự thông hiểu, tôi sẽ hát theo tâm thần, nhưng cũng hát với sự thông hiểu” (I Cô-rinh-tô 14:13-15)

Khi tôi cầu nguyện bằng tiếng lạ trong Đức Thánh Linh, tôi bước vào một lãnh vực thú vị, đầy quyền năng và vô tận của sự cầu nguyện. Sự cầu nguyện của tôi không bị giới hạn bởi sự thiếu hiểu biết của tôi đó là không kết quả. Khi tôi cầu nguyện theo tâm thần, thì Đức Thánh Linh sẽ cầu nguyện qua tâm linh tôi trong sự hiệp ý trọn vẹn, với ý muốn hiểu biết, tri thức và với sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.

Rô-ma 8:26-27 “Cũng một lẽ ấy Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng, nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta. Đấng dò xét lòng người, hiểu biết ý tưởng của Thánh Linh là thể nào, vì ấy theo ý Đức Chúa Trời mà Ngài cầu thế cho các thánh đồ vậy.”

Khi chúng ta cầu nguyện trong Thánh Linh, chúng ta có thể chắc chắn rằng, chúng ta không cầu xin những điều trái lẽ. Gia-cơ chép: “Anh em cầu xin mà không nhận lãnh được, vì cầu xin trái lẽ”” (Gia-cơ 4:3).

Thông thường khi chúng ta cầu nguyện theo tâm thần, thì ơn Thông Giải Tiếng Lạ khởi sự vận hành, và chúng ta khởi sự cầu nguyện qua sự tỏ bày siêu nhiên “với sự hiểu biết” trong ngôn ngữ riêng của mình.

Khi chúng ta cầu nguyện bằng tiếng lạ, chúng ta không còn cầu nguyện với sự hiểu biết lơ lửng của đức tin nữa hoặc cầu nguyện về các nan đề trong sự sợ hãi. Chúng ta hãy cầm gươm Thánh Linh là Lời Đức Chúa Trời và đang nhờ Đức Thánh Linh thường thường làm đủ mọi thứ cầu nguyện và nài xin. (Ê-phê-sô 6:17b,18a).


A. Đức Chúa Trời phán qua Ân Tứ Nói Tiếng Lạ.

      1. Ân tứ lời nói sẽ luôn mang đến sức mạnh, sự khích lệ,và yên ủi thay vì kết án.

      2. I Cô-rinh-tô 14:3 “Còn như kẻ nói tiên tri, thì nói với người ta để gây dựng, khuyên bảo và yên ủi.

”

B. Phải được suy xét.

  1. Sứ điệp đến qua những ân tứ này có thể có một sự sai lầm vì qua công cụ là con người, và không bao giờ được phép xem là có cùng thẩm quyền như Lời Chúa trong Thánh Kinh, nhưng thay vào đó người nghe phải suy xét xem lời tiên tri đó có thật sự là sứ điệp đến từ nơi Đức Chúa Trời hay không.

  2. I Cô-rinh-tô 14:29 “Người nói tiên tri cũng chỉ nên có hai hoặc ba người nói mà thôi, còn những kẻ khác thì suy xét”.

C. Định nghĩa Âân Tứ Nói Tiếng Lạ.

Ân tứ nói tiếng lạ là một sự bày tỏ siêu nhiên qua môi miệng mà Đức Thánh Linh đã ban cho xử dụng giọng nói tự nhiên của chúng ta. Đức Chúa Trời phán với các tín đồ qua ân tứ này khi được xử dụng chung với Ân Tứ Thông Giải. Người tín đồ đang vận hành ân tứ này nói qua môi miệng của mình nhưng không hiểu ngôn ngữ mà mình đang nói.


D. Thông giải các Tiếng Lạ.

      1. Khi biểu lộ sự ngợi khen Chúa trong tiếng lạ thì không cần sự thông giải. Tuy nhiên, khi Đức Chúa Trời phán cùng các tín đồ qua ân tứ nói tiếng lạ thì cần được thông giải bởi người rao giảng sứ điệp, hoặc bởi một người khác.

      2. I Cô-rinh-tô 14:13 “Bởi đó kẻ nói tiếng lạ hãy cầu nguyện để được thông giải tiếng ấy.

      3. Ân tứ thông giải tiếng lạ là sự bày tỏ siêu nhiên của Thánh Linh, nhằm giải thích cho người nghe hiểu ý nghĩa của ngôn ngữ và sự diễn đạt sứ điệp bằng thứ tiếng khác. Sự thông giải tiếng lạ không phải là sự diễn đạt theo suy nghĩ hay cách hiểu của tâm trí mình. Nó được ban cho bởi Thánh Linh Chúa.

      4. Sự thông giải tiếng lạ có thể đến với một tín đồ, là người mà Đức Chúa Trời muốn ban cho ân tứ thông giải, ngay lúc đó bằng một ý tưởng, một sự hiện thấy hay chỉ bằng những lời gợi ý. Khi chúng ta bước đi bởi đức tin và khởi sự nói, Đức Chúa Trời sẽ đổ đầy thêm lời nói trên môi miệng chúng ta cho đến khi hết thảy sứ điệp bằng tiếng lạ được thông giải và được rao giảng ra.


II. LỜI HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ÂN TỨ LỜI NÓI TRONG HỘI THÁNH.

Có sự lộn xộn trong việc sử dụng ân tứ lời nói trong Hội Thánh Cô-rinh-tô. Phao-lô đã viết rõ ràng rằng nhiều người đã nói tiếng lạ cùng một lúc mà không có thời gian để thông giải tiếng lạ ra để cho mọi người hiểu. Điều này đã dẫn đến sự lộn xộn, ngay lập tức Phao-lô đã đưa ra lời hướng dẫn rõ ràng về việc sử dụng ân tứ lời nói trong một buổi nhóm của Hội Thánh.

I Cô-rinh-tô 14:27 “Ví bằng có người nói tiếng lạ, chỉ nên hai hoặc ba người là cùng, mỗi người phải nói theo lượt mình, và phải có một người thông giải.”

I Cô-rinh-tô 14:19,28 “Nhưng thà tôi lấy năm lời bằng trí khôn mà mình rao giảng trong Hội Thánh, để được dạy bảo kẻ khác, hơn là lấy một vạn lời bằng tiếng lạ. Nếu không có ai thông giải, thì người đó phải làm thinh ở trong Hội Thánh, mình nói với mình và với Đức Chúa Trời”.

Nếu sứ điệp được rao giảng bằng tiếng lạ, và không có sự thông giải thì sẽ dẫn đến sự lộn xộn. Nếu không có ai sử dụng ơn thông giải tiếng lạ, thì sứ điệp phải được rao như là một lời tiên tri hiểu được, chứ không bằng tiếng lạ. Do đó, người nói tiên tri sẽ có giá trị hơn cho Hội Thánh.

I Cô-rinh-tô 14:5 “Tôi ước ao anh em đều nói tiếng lạ cả, song tôi còn ước ao hơn nữa là anh em nói tiên tri. Người nói tiên tri là trọng hơn kẻ nói tiếng lạ mà không giải nghĩa để cho Hội Thánh được gây dựng”.

Nói tiếng lạ xuất hiện nhiều trong Hội Thánh Cô-rinh-tô, và tiếng lạ được dùng để ngợi khen Đức Chúa Trời trong suốt các buổi thờ phượng của Hội Thánh. Phao-lô đã giải thích cho các tín hữu ở Hội Thánh Cô-rinh-tô rằng ngợi khen Đức Chúa Trời trong tiếng lạ một cách riêng tư thì tốt hơn, nhưng khi họ cùng nhóm lại với nhau và Đức Chúa Trời muốn phán với họ qua ân tứ nói các tiếng lạ, thì họ nên rao giảng sứ điệp bằng tiếng lạ và sau đó để Đức Chúa Trời đem lời thông giải. Điều đó sẽ có giá trị lớn lao hơn bởi vì họ vừa nói trong ngôn ngữ của họ qua lời tiên tri.
III. ÂN TỨ NÓI TIÊN TRI.

Giô-ên 2:28 “Sau đó Ta sẽ đổ Thần Ta trên cả loài xác thịt, con trai và con gái các ngươi sẽ nói tiên tri....”

I Sa-mu-ên 10:6 (NIV) “Thần của ĐỨC GIÊHÔVA sẽ cảm động ngươi nói tiên tri cùng chúng, rồi ngươi sẽ hóa ra một người khác”.

Ân tứ nói tiên tri là sự bày tỏ linh cảm cách siêu nhiên, tự phát trong một ngôn ngữ hiểu được, làm cho mạnh mẽ, nó gây dựng, khích lệ và yên ủi các anh em trong thân thể Đấng Christ. Ân tứ nói tiên tri là sứ điệp trực tiếp phát xuất từ Đức Chúa Trời sẽ gây dựng từng cá nhân hay toàn thể Hội Thánh.

Qua lời tiên tri chúng ta chỉ nói một phần chứ không phải toàn sự hiểu biết về Đức Chúa Trời. Phao-lô chép, “Vì chưng chúng ta hiểu biết một phần (chưa trọn vẹn), nói tiên tri cũng chưa trọn vẹn (một phần thôi)” (I Cô-rinh-tô 13:9).


  1. Ước ao được nói tiên tri.

    • Phao-lô chép: “Hãy nôn nả tìm kiếm tình yêu thương. Cũng hãy ước ao các sự ban cho thiêng liêng, nhất là sự ban cho nói tiên tri. Tôi ước ao anh em đều nói tiếng lạ cả, song tôi còn ước ao hơn nữa là anh em nói tiên tri. Người nói tiên tri là trọng hơn kẻ nói tiếng lạ mà không giải nghĩa để cho Hội Thánh được gây dựng. Ấy vậy, hỡi anh em, hãy trông mong ơn nói tiên tri...” (I Cô-rinh-tô 14:1,5,39a).

  2. Lời nói tiên tri phải được suy xét.

  • I Cô-rinh-tô 14:29-32 “Người nói tiên tri cũng chỉ nên có hai hoặc ba người mà thôi, còn những kẻ khác thì suy xét. Song, nếu một người trong bọn người ngồi, có lời tỏ sự kín nhiệm, thì người trước nhất phải nín lặng. Bởi vì anh em đều cứ lần lượt mà nói tiên tri được cả, để ai nấy đều được dạy bảo, ai nấy đều được khuyên lơn. Tâm thần của các đấng tiên tri suy phục các đấng tiên tri”.


IV. BẢY TIÊU CHUẨN ĐỂ ĐÁNH GIÁ LỜI NÓI TIÊN TRI.
A. Có phù hợp với Kinh Thánh không?

Ga-la-ti 1:8 “Nhưng nếu có ai, hoặc chính chúng tôi, hoặc thiên sứ trên trời truyền cho anh em một Tin Lành nào khác với Tin Lành chúng tôi đã truyền cho anh em, thì người ấy đáng bị nguyền rủa”.


B. Bông trái từ đời sống của những kẻ nói tiên tri là gì?

Ma-thi-ơ 7:15-16a “Hãy coi chừng tiên tri giả, là những kẻ mang lốt chiên đến cùng các ngươi, song bề trong thật là muông sói hay cắn xé. Các ngươi nhờ trái nó mà nhận biết được”.




  1. Có nhằm mục đích tôn vinh Đức Chúa Trời không?

  1. Giăng 16:13a,14 “Lúc nào Thần Lẽ Thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật. Ấy chính Ngài sẽ làm sáng danh Ta, vì Ngài sẽ lấy điều thuộc về Ta mà rao bảo cho các ngươi.

  2. Khải-huyền 19:10b “Ngươi hãy thờ lạy Đức Chúa Trời, vì sự làm chứng cho Đức Chúa Jêsus là đại ý của lời tiên tri.




  1. Có được ứng nghiệm không? Phục-truyền 18:21-22 “Nếu ngươi nói trong lòng rằng: Làm sao chúng ta nhìn biết được lời nào là lời Đức Giê-hô-va không có phán? Khi kẻ tiên tri nhân danh Đức Giê-hô-va nói, ví bằng lời người nói không xảy đến và không ứng nghiệm, ấy là lời mà Đức Giê-hô-va chẳng có phán. Kẻ tiên tri đó bởi sự kiêu ngạo mà nói ra.

…”

  1. Đem chúng ta đến gần, hay kéo chúng ta xa khỏi Đức Chúa Trời? Phục 13:1,2b,3a “Nếu giữa ngươi có nổi lên một tiên tri hay là một kẻ hay chiêm bao làm cho ngươi một dấu kỳ hoặc phép lạ,..... nói rằng: 'Ta hãy đi theo hầu việc các thần khác mà ngươi chẳng hề biết' thì chớ nghe lời của kẻ tiên tri …”.




  1. Đem đến sự tự do hay xiềng xích? Rô-ma 8:15a “Thật anh em đã chẳng nhận lấy thần trí của tôi mọi đặng còn ở trong sự sợ hãi...”

  2. Sự ấn chứng bên trong của Đức Thánh Linh là gì?



  • I Giăng 2:20 “Về phần các con, đã chịu xức dầu từ nơi Đấng Thánh, thì đã biết mọi sự rồi.




  • Nếu là sứ điệp đến từ Đức Chúa Trời thì sẽ được ấn chứng của Thánh Linh. Nếu sứ điệp không xác chứng những gì Đức Chúa Trời đã phán với tâm linh bạn, thì trước khi hành động, hãy đợi cho đến khi có sự xác chứng. Đừng để ai đó mà những người lãnh đạo thuộc linh của bạn không biết, nói tiên tri trên bạn mà không có người lãnh đạo của bạn suy xét lời nói tiên tri.



KẾT LUẬN

Nguyên tắc khi nói tiên tri:

Hãy đợi đến khi bạn biết chắc rằng bạn đã nghe được tiếng Chúa. Hãy đợi thời điểm thích hợp của Chúa để nói ra lời tiên tri. Và cũng hãy chờ đợi sự dẫn dắt thuộc linh có khả năng suy xét lời nói tiên tri đó. Hãy nói tiên tri bằng giọng nói bình thường mà bạn có, bằng ngôn ngữ của người sống xung quanh bạn. Hãy tránh những cảm xúc quá khích và lặp đi lặp lại những lời xúc động.

I Cô-rinh-tô 14:32 “Tâm thần của các tiên tri suy phục các đấng tiên tri”.

Đưa đến sự gây dựng, sự khuyên bảo và sự yên ủi:

Trên hết thảy mọi sự chỉ tiếp nhận lời tiên tri nếu có sự ấn chứng trong tâm linh bạn. Hãy nhớ kỹ Phao-lô đã nói “Còn những kẻ nói tiên tri, thì nói với người ta để gây dựng, khuyên bảo và yên ủi” ( I Cô-rinh-tô 14:3).

Thật kỳ diệu làm sao khi ngày nay Đức Chúa Trời vẫn còn phán với con cái Ngài qua những ân tứ lời nói của Đức Thánh Linh !


THẢO LUẬN NHÓM.

  1. Hãy chia ra thành những nhóm nhỏ và thực hành ân tứ lời nói của Thánh Linh qua việc nói tiếng lạ trong Đức Thánh Linh, và hãy để cho chính người đã nói ra tiếng lạ hoặc một người nào khác trong nhóm của bạn thông giải.

  2. Trong một nhóm nhỏ nếu bất kỳ người nào có sứ điệp nói tiên tri, hãy nên khích lệ để người đó bày tỏ sứ điệp của mình.


TỰ NGHIÊN CỨU

  1. Hãy liệt kê ba mục đích chính của việc nói tiên tri trong các buổi nhóm theo sách (I Cô-rinh-tô 14:3).

  2. Ai sẽ là ngườøi suy xét lời nói tiên tri được ban ra, có phải là do từ nơi Đức Chúa Trời đến hay không?

  3. Theo các phân đoạn sau đây trong Kinh Thánh, hãy viết ra những lời hướng dẫn việc sử dụng các ân tứ lời nói trong các buổi nhóm của Hội Thánh:

I Cô-rinh-tô 14:27 ____________________________________________________

I Cô-rinh-tô 14:19,28 __________________________________________________

I Cô-rinh-tô 14:5 _____________________________________________________

4. Theo sách I Cô-rinh-tô 14:1,5,39, thì ai nên nói tiếng lạ, ai thông giải và ai nói tiên tri?

5. Hãy viết theo cách riêng của bạn, sự chỉ dẫn mà bạn phải theo nếu bạn sắp nói ra những lời nói tiên tri.
CUỘC SỐNG VÀ SỰ CHỮA LÀNH SIÊU NHIÊN

QUA NHỮNG ÂN TỨ CỦA ĐỨC THÁNH LINH

PHẦN 4: CÁC ÂN TỨ MẶC KHẢI
LỜI GIỚI THIỆU

Trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu về các Ân Tứ Mặc Khải. Ngày nay, Đức Chúa Trời đang phán và bày tỏ nhiều điều cho dân sự Ngài.

Đức Chúa Trời luôn ban mặc khải cho con cái Ngài qua một trong ba ân tứ mặc khải của Đức Thánh Linh. Ân tứ Phân Biệt Các Linh. Lời Nói Tri Thức và Lời Nói Khôn Ngoan là những công cụ hết sức quan trọng trong công tác hầu việc Chúa cũng như trong đời sống hằng ngày của hết thảy tín đồ.
I. ƠN PHÂN BIỆT CÁC LINH.

Ân tứ này có lẽ là ân tứ cần thiết nhất trong các ân tứ của Đức Thánh Linh, nhưng nó đã bị quên lãng. Chúa Jêsus đã cảnh báo, “Vì nhiều Christ giả và tiên tri giả sẽ dấy lên, làm những dấu lớn, phép lạ, nếu có thể được thì họ cũng đến dỗ dành chính những người được chọn.” (Ma-thi-ơ 24:24).

Chúng ta sẽ không bị dỗ dành nếu chúng ta học cách sử dụng ân tứ quan trọng này của Đức Thánh Linh.

Từ “discerning”, ”phân biệt”” ở đây thường bị nhầm lẫn với từ “”discerment”, “”nhận biết”, và một số người đã gọi ân tứ này một cách sai lầm là “Ân tứ của sự nhận biết.” Thật ra, sự nhận biết sáng suốt của con người chỉ là hoạt động trong phạm vi của trí tuệ, hoặc chỉ là một phần của tâm hồn. Trái lại, ân tứ này là sự ban cho siêu nhiên đến tâm linh chúng ta bởi sự mặc khải của Đức Thánh Linh .

Tiếng Hy Lạp đã dịch từ “”discerment”” có nghĩa là “”sự phân biệt rõ ràng”. Nhưng có lẽ sự mô tả chính xác hơn dành cho ơn này là lời lẽ được dùng trong Bản Dịch Mới Quốc Tế (NIV) “”Sự phân biệt giữa các linh.”


  1. Định nghĩa ân tứ Phân Biệt Các Linh.

Ân tứ nhận biết các linh là một sự hiểu biết thấu đáo siêu nhiên trong lãnh vực thuộc thế giới linh. Ân tứ này bày tỏ các loại linh đang ẩn núp đằng sau một con người, một sự việc, một hành động, hay một sứ điệp nào đó. Nói rõ hơn, đó là sự nhận biết trong linh khiến chúng ta nhận biết được nguồn gốc, bản chất, và hoạt động của một linh qua sự mặc khải siêu nhiên trong tâm linh bạn. Ân tứ phân biệt các linh sẽ tạo nên sự nhận biết rõ ràng và nhận dạng sự hiện diện của một linh nào đó. Bởi sự vận hành của ơn này, chúng ta sẽ nhận ra:

  • Sự hiện diện của Đức Chúa Trời

  1. Sự hiện diện và công việc của Đức Thánh Linh

  2. Sự hiện diện và công việc của Thiên Sứ Thánh

  3. Bản chất của linh hồn con người

  4. Sự hiện diện của sa tan

  5. Sự hiện diện và công việc của các tà linh




  1. Mục đích của ân tứ này.

1. Các thánh đồ bị trói buộc có thể được giải cứu

2. Nhận biết kế hoạch của sa-tan

3. Tội lỗi có thể được giữ khỏi vòng các thánh đồ

4. Phát hiện ra sự mặc khải giả dối.




  1. Các linh lừa dối.

I Ti-mô-thê 4:1,2 “Vả Đức Thánh Linh phán tỏ tường rằng, trong đời sau rốt, có mấy kẻ sẽ bội đạo mà theo các thần lừa dối, và đạo lý của quỷ dữ, bị lầm lạc bởi sự giả hình của giáo sư dối, là kẻ có lương tâm đã chai lì.”

II Ti-mô-thê 3:13 “Nhưng những người hung ác, kẻ giả mạo thì càng chìm đắm hơn trong điều dữ, làm lầm lạc kẻ khác, mà cũng lầm lạc chính mình nữa.

”

D. Thử nghiệm các Linh.
E. Linh lẽ thật và linh sai lầm.
II. SA-TAN, MỘT THIÊN SỨ SÁNG LÁNG VÀ NHỮNG SỨ ĐỒ GIẢ CỦA NÓ.

Phao-lô đã cảnh cáo rằng: “Vì mấy người như vậy là sứ đồ giả, là kẻ làm công lừa dối, mạo chức sứ đồ của Đấng Christ. Nào có lạ gì, chính quỷ sa-tan mạo làm thiên sứ sáng láng. Vậy thì những kẻ giúp việc nó mạo làm kẻ giúp việc công bình cũng chẳng lạ gì, nhưng cuối cùng họ sẽ y theo việc làm” (II Cô-rinh-tô 11:13-15).


A. Ví dụ: Một đứa đầy tớ gái bị quỷ bói khoa ám.

Khi đứa đầy tớ bị quỷ ám hay bói khoa theo Phao-lô và nói những điều tốt đẹp về Phao-lô, thì ông dùng ân tứ nhận biết các linh, nhận ra “linh bói khoa” trong đứa đầy tớ này,và ông xoay lại nói với quỷ rằng: “Ta nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ mà truyền mày ra khỏi người đàn bà này” (Công- vụ 16:16-18)



  1. Đuổi quỷ ra

Chúa Jêsus phán rằng, những kẻ tin sẽ lấy danh ta mà trừ quỷ (Mác 16:27). Trong Lu-ca 10:19-20 Chúa Jêsus đã ban quyền cho chúng ta giày đạp rắn, bò cạp, và mọi quyền của kẻ nghịch dưới chân, không gì làm hại các ngươi được.”
III. LỜI NÓI TRI THỨC.

Lời Nói Tri Thức là một sự mặc khải siêu nhiên của Đức Thánh Linh về những sự kiện nào đó thuộc quá khứ hay hiện tại về một người hoặc một tình huống mà chúng ta không thể nào nhận biết được qua tâm trí tự nhiên. Tri thức này đến trong tâm trí chúng ta từ tâm linh chúng ta. Nó thường cắt ngang những điều tự nhiên đang suy nghĩ trong tâm trí chúng ta. Nó sẽ chợt đến như một ý nghĩ, một từ nào đó, một cái tên, một cảm xúc, một ấn tượng, một khải tượng, hoặc như là một “sự hiểu biết từ bên trong”. Như một từ là một phần nhỏ của câu, thì Lời Nói Tri Thức là một phần nhỏ trong toàn bộ sự hiểu biết của Đức Chúa Trời về hoàn cảnh đó.


A. Mục đích của Lời Nói Tri Thức. “

Sự hiểu biết” siêu nhiên này khi được mặc khải cách siêu nhiên cho các tín đồ sẽ giúp đỡ và góp phần hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời ở giữa con cái Ngài. Lời Nói Tri Thức sẽ mang vinh quang đến cho Đức Chúa Trời chứ không phải cho con người. Nó giúp chúng ta hầu việc chính xác và hiệu quả. Lời Nói Tri Thức sẽ cảnh cáo những điều nguy hiểm sắp xảy đến, mang đến sự khích lệ, vạch trần tội lỗi, và giữ cho chúng ta “đi đúng hướng” trong đời sống và chức vụ hằng ngày.


B. Chúa Jêsus đã sử dụng Lời Nói Tri Thức (Giăng 5:19-20).

Làm thế nào chúng ta có thể làm việc lớn hơn Chúa Jêsus làm? Chìa khoá mấu chốt là học biết cách sử dụng những ân tứ mặc khải.


C. Gương của Phao-lô.

Phao-lô đã dùng Lời Nói Tri Thức khi ông “thấy” trong tâm linh mình rằng người què có đức tin ở thành Lít-trơ sẽ được chữa lành.

Công-vụ 14:9 chép “Phao-lô chăm mắt lên trời, thấy ông ta có đức tin để chữa lành được, bèn nói lớn tiếng rằng: “ngươi hãy chờ dậy, đứng thẳng chân lên”. Và người nhảy một cái rồi đi (Công-vụ 14:9b-10).

Thường thì Lời Nói Tri Thức liên quan đến một cá nhân nào đó sẽ đến với chúng ta, khi chúng ta nhìn vào mắt hay chạm vào người họ. Chìa khóa để học biết điều này là chúng ta phải học cách lắng nghe Đức Thánh Linh, và bởi đức tin hãy mong đợi ân tứ này được vận hành.


IV. LỜI NÓI KHÔN NGOAN.

Ân tứ Lời Nói Khôn Ngoan là sự mặc khải siêu nhiên bởi Đức Thánh Linh ban cho tín đồ sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời để tiếp tục một chuỗi hoạt động dựa trên sự hiểu biết tự nhiên hoặc siêu nhiên. Lời nói khôn ngoan mặc khải chương trình và mục đích của Đức Chúa Trời trên đời sống và chức vụ của chúng ta. Nó cũng khải thị những gì thuộc về ý định của Đức Chúa Trời được thực hiện ngay lập tức, trong một thời gian ngắn, trong tương lai gần hoặc xa. Lời Nói Khôn Ngoan mặc khải những gì mà một cá nhân hay tập thể nên làm và làm thế nào để tiếp tục làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Lời Nói Khôn Ngoan thường vận hành và tuôn tràn cùng với Lời Nói Tri Thức.



  1. Lời Nói Khôn Ngoan không phải do khôn ngoan tự nhiên mà có được. Nó chỉ là một phần chứ không hẳn mọi sự. Phao-lô chép “Vì chưng chúng ta hiểu biết chỉ một phần, nói tiên tri cũng chỉ một phần (I Cô-rinh-tô 13:9).

Cũng như Lời Nói Tri Thức, Lời Nói Khôn Ngoan thường làm gián đoạn sự suy nghĩ tự nhiên khi nó chợt đến trong tâm linh chúng ta. Nó sẽ đến như một ấn tượng, hoặc một khải tượng mà trong đó chính chúng ta sẽ thấy mình trong tâm linh đang làm việc gì trước khi chúng ta thật sự làm việc đó trong hiện tại.

  1. Ân tứ Lời Nói Tri Thức và Lời Nói Khôn Ngoan vận hành mật thiết với nhau, thật khó mà tách rời chúng ra được. Một bên là mặc khải các sự kiện cách siêu nhiên còn một bên lại sẽ cho chúng ta sự khôn ngoan để biết chúng ta phải làm gì đối với các sự việc đó.

  1. Gương Chúa Jêsus: Khi Chúa Jêsus dạy dỗ người đàn bà tại môâït cái giếng, bởi Lời Tri Thức Ngài đã biết rõ rằng người đàn bà này đã có năm đời chồng, còn người mà bà hiện có chẳng phải là chồng bà. Theo ý tưởng thông thường trong thời đó, người đàn bà này phải bị đem ra ném đá cho đến chết. Tuy nhiên, Chúa Jêsus đã nhận được một Lời Khôn Ngoan để làm thế nào dạy bảo người đàn bà và nhiều người khác cách hiệu quả để họ được cứu (Giăng 4:19-29).

  2. Khi Chúa Jêsus nghe nói bạn của Ngài là La-xa-rơ đương đau, bởi Lời Nói Tri Thức mà Ngài biết rằng La-xa-rơ đã chết. Nhưng qua Lời Khôn Ngoan Ngài phán rằng “Bệnh này không đến chết đâu, nhưng vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời hầu cho con Đức Chúa Trời bởi đó được sáng danh” (Giăng 11:4). Và trong câu 14 Chúa Jêsus bèn nói tỏ tường cùng môn đồ rằng: “La-xa-rơ chết rồi.

Do Lời Khôn Ngoan mà Chúa Jêsus biết nên làm gì và nói gì. Ngài đã biết hoãn cuộc hành trình của Ngài đến Bê-tha-ni để gọi La-xa-rơ ra khỏi sự chết, mặc dù người ta đã chôn La-xa-rơ trong mộ bốn ngày, và sau đó Ngài phán cùng Ma-thê rằng “Anh ngươi sẽ sống lại” (Giăng 11:23).



  1. Gương Phi-e-rơ và những người khác.

Phi-e-rơ đã chuẩn bị đi đến nhà Cọt-nây, mặc dù ông ấy không phải là người Do Thái, vì ông đã được Đức Chúa Trời mặc khải trước bằng Lời Nói Tri Thức khi ông đang ở trên mái nhà của Si-môn, người thợ thuộc da ở thành Giốp-bê. Ông đã nhận được một lời tri thức khác khi Đức Thánh Linh phán cùng ông rằng: “Kìa có ba người đương tìm ngươi ..” Khải tượng này được tiếp tục với Lời Khôn Ngoan là “Vậy hãy đứng dậy, xuống mà đi với họ, chớ hồ nghi vì ta đã sai họ đó” (Công vụ 10:19-20).

Bởi Lời Khôn Ngoan, A-na-nia đã được sai đi lên Đường Ngay Thẳng đến nhà Giu-đa đặng đặt tay trên mình Phao-lô. A-ga-bus đã được báo trước về nạn đói sẽ xảy ra và về việc Phao-lô bị cầm tù. Phao-lô cũng đã được báo trước về một cơn bão sẽ ập đến và tàu sẽ bị chìm.



  • Ân tứ mặc khải chuẩn bị cho chúng ta cho chức vụ hầu việc Chúa có kết quả.

  • Ân tứ mặc khải chuẩn bị cho chúng ta đón những điều sẽ xảy đến trong tương lai và chúng sẽ cứu mạng sống chúng ta.

Trong những loạt bài học về ân tứ quyền năng, chúng ta sẽ thấy được làm thế nào ân tứ mặc khải khai phóng Ân Tứ Đức Tin và việc làm của Phép Lạ, và làm thế nào chúng hỗ trợ nhau trong những Ân Tứ Chữa Lành.

tải về 346.23 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương