Câu hỏI Ôn tập chủ nghĩa xã HỘi khoa họC


Bốn là, phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo.  Mặt tư tưởng



tải về 0.5 Mb.
Chế độ xem pdf
trang29/29
Chuyển đổi dữ liệu31.05.2023
Kích0.5 Mb.
#54785
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   29
Đề cương ôn tập Mác 3

Bốn là, phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo. 
Mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng tôn giáo, khắc phục mặt này là nhiệm vụ thường xuyên, lâu 
dài, gắn liền với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng 
bào có tín ngưỡng. 
Mặt chính trị thể hiện ở chỗ cần phải kiên quyết đấu tranh với những phần tử phản động, đội lốt tôn 
giáo, lợi dụng tôn giáo để chống lại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. 
Năm là, phải có quan diểm lịch sử cụ thể trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo. Ở những thời kỳ lịch 
sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội cũng không giống nhau. Quan 
điểm của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực của đời sống xã hội thường không đồng nhất 
với nhau. Vì vậy, cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những 
vấn đề có liên quan đến tôn giáo. 
Liên hệ Việt Nam: 
Ở Việt Nam có những tôn giáo có nguồn gốc từ phương Đông như Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo; có 
tôn giáo có nguồn gốc từ phương Tây như Thiên chúa giáo, Tin lành; có tôn giáo được sinh ra tại Việt 
Nam như Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo; có tôn giáo hoàn chỉnh (có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi 
và tổ chức giáo hội), có những hình thức tôn giáo sơ khai. Có những tôn giáo đã phát triển và hoạt động 
ổn định; có những tôn giáo chưa ổn định, đang trong quá trình tìm kiếm đường hướng mới cho phù 
hợp. 
Ước tính, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có 
khoảng gần 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo đang hoạt động bình thường, ổn định, chiếm 25% dân số. 
Là một nước đa tôn giáo, nhưng cộng đồng các tôn giáo hoạt động ở Việt Nam luôn gắn bó với dân tộc; 
đồng thời, là nhân tố xã hội và văn hoá tích cực góp phần làm cho nền văn hoá Việt Nam phong phú, đa 
dạng và đặc sắc. Việt Nam còn là một đất nước rất ôn hoà trong quan hệ giữa các tôn giáo, có truyền 
thống đoàn kết tôn giáo, đoàn kết toàn dân trong quá trình dựng nước và giữ nước. Việc chung sống hoà 
bình và bao dung giữa các tôn giáo cùng với tính nhân ái, nhân bản của con người và xã hội Việt Nam đã 
tạo ra một bức tranh sinh động về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam: thuần tuý nhưng phong phú, đan xen 
nhưng không mâu thuẫn.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, quan hệ tích cực và mang tính xây dựng giữa các tôn giáo và Nhà 
nước đã được thể hiện rất rõ và ngày càng được củng cố. Đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có đoàn kết 
hoà hợp các tôn giáo là nguồn sức mạnh và là nhân tố quyết định bảo đảm cho mọi thắng lợi của sự 
nghiệp xây dựng và BVTQ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 
Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam được xây dựng trên quan điểm cơ bản của học 
thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo và căn cứ vào đặc điểm tín 
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng quyền tự do tín 
ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc. Tinh thần đó được Đảng và Nhà 
nước Việt Nam thể hiện bằng hệ thống chính sách phù hợp với từng giai đoạn cách mạng và đã có từ 
khi mới thành lập Đảng. 
Cho đến nay, Nhà nước ta đã công nhận tư cách pháp nhân cho 15 tổ chức tôn giáo và tiếp tục xem 
xét theo tinh thần của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Có thể khẳng định, hoạt động tín ngưỡng, tôn 
giáo đã và đang diễn ra bình thường ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam. 

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương