Câu hỏI Ôn tập chủ nghĩa xã HỘi khoa họC



tải về 0.5 Mb.
Chế độ xem pdf
trang22/29
Chuyển đổi dữ liệu31.05.2023
Kích0.5 Mb.
#54785
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   29
Đề cương ôn tập Mác 3

Liên hệ Việt Nam: 
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất, đa dân tộc. Việc thực 
hiện bình đẳng dân tộc là một đòi hỏi bức thiết trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Đồng 
thời, đó còn là nhân tố quan trọng đảm bảo cho xã hội Việt Nam ổn định và phát triển. Quyền bình đẳng 
dân tộc ở nước ta được khẳng định về pháp lý và đã được thể hiện đúng đắn trong cuộc sống của cộng 
đồng các dân tộc Việt Nam. 
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam hiện nay là kết quả của một quá trình hình thành và phát triển lâu 
dài trong lịch sử. 
Vào thời điểm tổng điều tra dân số toàn quốc ngày 1/4/2009 cả nước có 85.875.828 người với 54 
dân tộc anh em. Đặc điểm của quốc gia Việt Nam đa dân tộc là tính đa dạng của các dân tộc luôn gắn 
liền với tính thống nhất của cộng đồng. Những đặc điểm chủ yếu của các dân tộc ở Việt Nam là: 
- Các dân tộc ở Việt Nam có tỷ lệ số dân rất không đều nhau. Qua thống kê trên đây cho thấy người 
Kinh (Việt) là dân tộc đa số chiếm tỷ lệ lớn nhất (86,2% dân số của cả nước), là lực lượng đoàn 


Nguyễn Văn Toàn – Khoa Địa lý_USSH 
15 
kết, đóng vai trò chủ lực và đi đầu trong quá trình đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước, góp 
phần to lớn vào việc hình thành, củng cố và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam. 
Còn 53 dân tộc thiểu số chỉ chiến 13,8%. Tỷ lệ số dân giữa các dân tộc thiểu số cũng rất không đồng 
đều.
Tuy dân số không đồng đều, song các dân tộc coi nhau như anh em trong cộng đồng dân tộc Việt 
Nam. Ở nước ta không có tình trạng dân tộc đa số cưỡng bức, đồng hóa, thôn tính các tộc người thiểu 
số. Do đó, cũng không có tình trạng các dân tộc thiểu số chống lại dân tộc đa số. 
- Các dân tộc ở nước ta có truyền thống đoàn kết trong đấu tranh chinh phục thiên nhiên và chống 
giặc ngoại xâm, xây dựng một cộng đồng dân tộc thống nhất.
Thực tế lịch sử nước ta đã cho thấy các dân tộc cùng đoàn kết trong đấu tranh với thiên nhiên, đấu 
tranh với giặc ngoại xâm suốt hàng ngàn năm. Đoàn kết các dân tộc là đặc điểm lớn nhất của các dân 
tộc ở nước ta. Đoàn kết đã trở thành truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nó là 
yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh của cộng đồng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
- Các dân tộc ở Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ nhau.
Người Kinh có mặt trên khắp cả nước, nhưng địa bàn cư trú chủ yếu là đồng bằng, ven biển và trung 
du. Còn hầu hết các tộc người thiểu số cư trú trên các vùng rừng núi, cao nguyên, biên giới, những vị trí 
rất quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng,… 
Tình trạng cư trú xen kẽ giữa các dân tộc ở nước ta, một mặt là điều kiện để tăng cường hiểu biết lẫn 
nhau, đoàn kết xích lại gần nhau, mặt khác, cần đề phòng trường hợp có thể do chưa thật hiểu nhau, 
khác nhau về phong tục, tập quán… làm xuất hiện mâu thuẫn, tranh chấp về lợi ích, nhất là lợi ích kinh 
tế, dẫn tới khả năng va chạm giữa những người thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên một địa bàn. 
- Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau. Có những dân tộc 
thiểu số có trình độ thấp kém, đời sống nhiều khó khăn.
- Từng dân tộc ở Việt Nam có bản sắc văn hóa riêng góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng của 
văn hóa Việt Nam. 
Về ngôn ngữ, các tộc người ở Việt Nam có tiếng nói riêng của mình, thuộc các ngữ hệ khác nhau. 
Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần giữa các tộc người ở Việt Nam có nhiều nét khác nhau và hết sức 
phong phú.
- Quán triệt những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc, 
ngay từ đầu, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những nguyên tắc và định hướng 
chiến lược về chính sách dân tộc ở Việt Nam, đó là đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân 
tộc. Có thể khẳng định chính sách dân tộc của Đảng ta luôn được quán triệt và triển khai thực 
hiện nhất quán trong mọi thời kỳ. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, chính sách dân 
tộc của Đảng luôn được bổ sung, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn và sự phát triển của đất 
nước. 
Với quan điểm cách mạng là sáng tạo không ngừng, trong thời kỳ đổi mới, chính sách dân tộc của 
Đảng ta vừa đảm bảo tính nhất quán, vừa đổi mới trước yêu cầu phát triển và hội nhập nhằm giải quyết 
thành công vấn đề dân tộc ở nước ta hiện nay và trong tương lai. 
Đảng ta xác định rõ: Các nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc 

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương