Câu hỏI Ôn tập chủ nghĩa xã HỘi khoa họC


CÂU: TRONG CƯƠNG LĨNH VỀ DÂN TỘC CỦA C.MÁC – LÊNIN, NỘI DUNG QUAN



tải về 0.5 Mb.
Chế độ xem pdf
trang18/29
Chuyển đổi dữ liệu31.05.2023
Kích0.5 Mb.
#54785
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   29
Đề cương ôn tập Mác 3

CÂU: TRONG CƯƠNG LĨNH VỀ DÂN TỘC CỦA C.MÁC – LÊNIN, NỘI DUNG QUAN 
TRỌNG NHẤT: 
Dân tộc là một hình thức tổ chức cộng đồng người có tính chất ổn định được hình thành trong lịch 
sử, là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử xã hội. Trước khi dân tộc xuất hiện, loài 
người đã trải qua những hình thức cộng đồng từ thấp đến cao: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc. 
Khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trong đó có hai nghĩa được dùng phổ biến 
nhất : 
Thứ nhất, dân tộc là cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững,có sinh hoạt kinh tế 
chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hoá đặc thù;xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc; kế thừa, phát triển 
cao hơn những nhân tố tộc ngườiở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư 
cộng đồng đó. 
Thứ hai, dân tộc là một cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ, quốc 
gia, nền kinh tế thống nhất, sử dụng ngôn ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, 
gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung 
trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. 
Nghiên cứu vấn đề dân tộc và phong trào dân tộc trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản, V.I. Lênin đã 
phát hiện ra hai xu hướng khách quan của sự phát triển các dân tộc như sau: 
Xu hướng thứ nhất: Khi mà các tộc người, cộng đồng dân cư có sự trưởng thành về ý thức dân tộc, 
ý thức về quyền sống của mình, thì các cộng đồng dân cư đó muốn tách ra thành lập các dân tộc độc 
lập. Trên thực tế, xu hướng này đã biểu hiện thành phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc, thành 
lập các quốc gia dân tộc độc lập. 
Xu hướng thứ hai: Sự liên hiệp lại của các dân tộc trong một quốc gia, các dân tộc của nhiều quốc 
gia nhằm mở rộng, tăng cường quan hệ kinh tế, phá bỏ ngăn cách về kinh tế giữa các dân tộc. 
Hai xu thế này vận động trong một thể thống nhất, mỗi nước vừa có nhu cầu độc lập, tự chủ… 
nhưng đồng thời vừa phải mở rộng quan hệ với bên ngoài,hòa nhập với cộng đồng quốc tế và ngày 
càng xích lại gần nhau trên các lĩnh vực. Đây là hai xu hướng khách quan của phong trào dân tộc và 
ngày nay, nó đang có những biểu hiện rất phong phú và đa dạng.
Xét trong phạm vi các quốc gia xã hội chủ nghĩa có nhiều dân tộc: Xu hướng thứ nhất biểu hiện 
trong sự nỗ lực của từng dân tộc để đi đến sự tự chủ và phồn vinh của bản thân dân tộc mình. Xu 

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương