Câu hỏI Ôn tập chủ nghĩa xã HỘi khoa họC


Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc



tải về 0.5 Mb.
Chế độ xem pdf
trang24/29
Chuyển đổi dữ liệu31.05.2023
Kích0.5 Mb.
#54785
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   29
Đề cương ôn tập Mác 3

Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc: Nguyên tắc này xuất phát từ một thực 
tế lịch sử là sự phát triển không đều giữa các dân tộc khi chúng ta bắt tay vào xây dựng đất nước trong 
cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta cho 
thấy, sự chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội là một đặc điểm lớn. Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau là sự 
giúp đỡ của dân tộc này với dân tộc khác, không phải là sự giúp đỡ một chiều. Tương trợ giúp đỡ lẫn 
nhau vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của sự phát triển, vì sự phát triển bền vững của cộng đồng quốc 
gia dân tộc. Đó cũng chính là bản chất của chính đảng vô sản. Để thực hiện vấn đề này, vai trò của nhà 
nước và hệ thống chính trị rất quan trọng. Trong các văn kiện của Đảng, nguyên tắc tương trợ được bổ 
sung các thành tố tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển, cùng tiến bộ. Có thể coi đây là một nguyên 
tắc đối với vấn đề dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. 
Bình đẳng là cơ sở để đoàn kết, đoàn kết là biểu hiện thực hiện bình đẳng và tương trợ giúp đỡ nhau 
là điều kiện để thực hiện bình đẳng và đoàn kết. Các nguyên tắc cơ bản trên có mối quan hệ mật thiết 
với nhau, được xác định và triển khai đồng bộ trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện chính 
sách dân tộc ở nước ta. 
Chính sách dân tộc của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới chính là sự kế thừa và phát triển chính sách 
dân tộc của Đảng đã được vạch ra cùng với sự ra đời và trưởng thành của Đảng; là sự vận dụng sáng 
tạo các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc. Đó chính là 
tiền đề, là điều kiện quan trọng nhất để giải quyết thành công vấn đề dân tộc ở nước ta trên hành trình 
đổi mới. 
 
CÂU: TÔN GIÁO CÓ CÒN TỒN TẠI TRONG TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA Xà
HỘI VÀ TRONG XàHỘI XàHỘI CHỦ NGHĨA NỮA HAY KHÔNG? VÌ SAO? 
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hoang đường và hư ảo hiện thực khách quan. Qua 
sự phản ánh của tôn giáo mọi sức mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội đều trở thành thần bí. 
Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội xác 
định. Do đó xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con 
người trước tự nhiên và xã hội. 
ở một mức độ nhất định tôn giáo có vai trò tích cực trong văn hoá, đạo đức xã hội như: đoàn kết, 
hướng thiện, quan tâm đến con người….Tôn giáo là niềm an ủi, chỗ dựa tinh thần của quần chúng lao 
động. 
Về phương diện thế giới quan, thế giới quan tôn giáo là duy tâm, hoàn toàn đối lập với hệ tư tưởng 
và thế giới quan Mác - Lênin khoa học và cách mạng. 


Nguyễn Văn Toàn – Khoa Địa lý_USSH 
17 
Sự khác nhau giữa chủ nghĩa xã hội hiện thực và thiên đường mà các tôn giáo thường hướng tới là ở 
chỗ trong quan niệm tôn giáo thiên đường không phải là hiện thực mà là ở thế giới bên kia. Còn những 
người cộng sản chủ trương và hướng con người vào xã hội văn minh, hành phúc ngay ở thế giới hiện 
thực, do mọi người xây dựng và vì mọi người. 

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương