Câu hỏI Ôn tập chủ nghĩa xã HỘi khoa họC


Trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa



tải về 0.5 Mb.
Chế độ xem pdf
trang10/29
Chuyển đổi dữ liệu31.05.2023
Kích0.5 Mb.
#54785
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   29
Đề cương ôn tập Mác 3

Trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều yếu 
tố tư tưởng và văn hóa khác nhau. Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa còn tồn tại tư tưởng tư sản, tiểu 
tư sản,… Trên lĩnh vực văn hóa cũng tồn tại các yếu tố văn hóa cũ và mới, chúng thường xuyên đấu 
tranh với nhau. 
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để, toàn diện, từ xã 
hội cũ sang xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa. Nó diễn ra từ khi cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp 


Nguyễn Văn Toàn – Khoa Địa lý_USSH 

vô sản giành được chính quyền, bắt tay vào việc xây dựng xã hội mới và kết thúc khi xây dựng thành 
công các cơ sở của xã hội xã hội chủ nghĩa về vật chất - kỹ thuật, kinh tế, văn hoá, tư tưởng. Nói cách 
khác, kết thúc thời kỳ quá độ khi đã xây dựng xong cả về lực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất, cả 
cơ sở kinh tế lẫn kiến trúc thượng tầng xã hội xã hội chủ nghĩa. 
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Thời kỳ quá độ là thời kỳ cải biến sâu sắc 
toàn diện trên mọi lĩnh vực tư tưởng, văn hoá kinh tế xã hội nhằm xây dựng tiền đề vật chất tinh 
thần cho sự ra đời xã hội xã hội chủ nghĩa. 
Đặc điểm thực chất thời kỳ quá độ ở Việt Nam: 
 - Lịch sử: Sau thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954, đất nước ta tạm thời chia 
cắt làm hai miền. Theo yêu cầu lúc bấy giờ miền Nam tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân 
dân còn miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Sau khi thống nhất đất nước đến 1985, 
đảng và nhà nước ta đã gặt hái được những thành công bước đầu nhưng cũng vấp phải nhiều sai lầm 
khiến cho khủng hoảng nền kinh tế. Thời kỳ 1986 đến nay là giai đoạn đổi mới, kinh tế xã hội đã thoát 
khỏi khủng hoảng và bắt đầu có sức tăng trưởng. Trong năm 2005 sức tăng trưởng đã đạt được 8,5 % 
- Đặc điểm: đặc điểm lớn nhất và chủ yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là 
một nước có nền công nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ, kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Bù lại ta có 
đảng Cộng Sản Việt Nam có đường lối sáng tạo có bản lĩnh chính trị vững vàng nhạy bén. Chúng ta có 
nhà nước của nhân dân lao động với những cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu. Nhân dân ta vốn có tinh 
thần yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội, lao động cần cù sáng tạo 
 - Thực chất: thực chất thời kỳ quá độ ở Việt Nam là thời kỳ quá độ đặc biệt của đặc biệt, thời kỳ 
quá độ bỏ qua chủ nghĩa tư bản, mà thực chất là bỏ qua sự xác lập vị trí thống trị quan hệ sản xuất và 
kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, tiếp thu kế thừa thành quả đạt được trong Chủ nghĩa tư bản 
nhất là khoa học công nghệ để phát huy tiềm năng của dân tộc 
- Nội dung: nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là đẩy mạnh công nghiệp 
hoá hiện đại hoá đất nước tiến tới xây dựng xã hội công bằng dân chủ văn minh 
- Động lực: động lực của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã 
hội ở Việt Nam là đại đoàn kết toàn dân tộc dựa trên nền tảng giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp 
trí thức với sự lãnh đạo của đảng, kết hợp hài hoà 3 lợi ích cá nhân, tập thể, xã hội nhằm phát huy tiềm 
năng của đất nước và nguồn lực của toàn xã hội. 

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương