Câu hỏI Ôn tập chủ nghĩa xã HỘi khoa họC


CÂU: TÍNH TẤT YẾU CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI – LIÊN HỆ



tải về 0.5 Mb.
Chế độ xem pdf
trang8/29
Chuyển đổi dữ liệu31.05.2023
Kích0.5 Mb.
#54785
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   29
Đề cương ôn tập Mác 3

 
CÂU: TÍNH TẤT YẾU CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI – LIÊN HỆ 
VỚI VIỆT NAM. 
Để chuyển từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội xã hội chủ nghĩa – xã hội xã hội chủ nghĩa phát 
triển trên chính cơ sở vật chất – kỹ thuật của nó, cần phải trải qua một thời kỳ quá độ nhất định. 
Quá độ là thời kì cải tạo cách mạng xã hội tư bản chủ nghĩa thành xã hội xã hội chủ nghĩa, bắt đầu từ 
khi giai cấp công nhân giành được chính quyền và kết thúc khi xây dựng xong các cơ sở của chủ nghĩa 
xã hội. Đặc trưng kinh tế của thời kì quá độ lên CNXH là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Nhiệm vụ 
cơ bản của nhà nước trong thời kì quá độ, một mặt là phát huy đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân lao 
động, chuyên chính với mọi hoạt động chống chủ nghĩa xã hội, mặt khác từng bước cải tạo xã hội cũ, 
xây dựng xã hội mới.
Thời kỳ quá độ cũng là một thời kỳ tất yếu trong lịch sử.
Tính tất yếu đó được quy định bởi những nguyên nhân sau: 
Thứ nhất, bản chất khác biệt giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, một cái dựa trên cơ sở chế 
độ công hữu về tư liệu sản xuất, một cái dựa trên cơ sở tư hữu về tư liệu sản xuất. Trong xã hội chủ 
nghĩa cộng sản không tồn tại giai cấp và bóc lột còn tư bản chủ nghĩa phân chia xã hội thành hai giai 
cấp có sự khác biệt sâu sắc: giai cấp vô sản và giai cấp tư sản và luôn tồn tại sự áp bức bóc lột đối với 
giai cấp vô sản. Sau cuộc cách mạng vô sản giai cấp công nhân đã dành được chính quyền nhưng ngay 
thời điểm đó trong xã hội vẫn còn tồn tại tư hữu và giai cấp. Mà tư hữu và giai cấp là hai yếu tố hoàn 


Nguyễn Văn Toàn – Khoa Địa lý_USSH 

toàn trái ngược với nền tảng của chủ nghĩa xã hội (công hữu và phi giai cấp). Muốn xây dựng chủ 
nghĩa xã hội từ một xã hội có khác biệt về bản chất quá lớn như vậy cần có thời gian. 
Thứ hai, nền sản xuất của chủ nghĩa xã hội là nền sản xuất đại công nghiệp trình độ cao. Nền sản 
xuất tư bản chủ nghĩa đã đóng góp cho nhân loại những tiến bộ vượt bậc về năng suất, kỹ thuật và sản 
lượng. Nó tạo nên một tiền đề về vật chất kỹ thuật có thể sử dụng để xs chủ nghĩa xã hội. Ví dụ như sự 
phát triển khoa học kỹ thuật, các nhà máy nhà xưởng hiện đại, đội ngũ công nhân tay nghề cao. Tuy 
nhiên ban đầu những yếu tố này chưa hẳn đã có thể phục vụ cho chủ nghĩa xã hội. Như nhà máy nhà 
xưởng còn thuộc sở hữu cá nhân hay của một tập đoàn người, phong cách quản ý con người trong sản 
xuất còn mang nặng tính tư bản,… để có thể tận dụng được các yếu tố đã nêu trên cần có thời gian. 
Đối với các nước có nền kinh tế càng chưa phát triển, tức là cách càng xa cái nền sản xuất đại công 
nghiệp trình độ cao, thì thời gian quá độ càng dài. Các nước nông nghiệt cần thực hiện công nghiệp hóa 
hiện đại hóa, xây dựng cho mình một tiền đề về kinh tế kỹ thuật cơ sở vật chất để tiến vào chủ nghĩa xã 
hội, hình thái kinh tế xã hội mà của cải tạo ra dư thừa. 
Thứ ba, mặc dù mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản chính là nguồn gốc của xã hội mới, mặc dù giai 
cấp công nhân đã dành được chính quyền về tay mình sau các cuộc cách mạng nhưng trong xã hội vẫn 
chưa hình thành các quan hệ của chủ nghĩa xã hội. Trong lòng chủ nghĩa tư bản không thể nảy sinh ra 
những quan hệ của chủ nghĩa xã hội, sự phát triển trình độ dù cao đến đâu của chủ nghĩa tư bản cũng 
chỉ tạo được cái tiền đề, cái điều kiện mà thôi. Muốn có được điều đó cần phải có thời gian, cần một 
quá tình lịch sử. 

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương