CÂu hỏi câu 1



tải về 288.04 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích288.04 Kb.
#19160
1   2   3

1. Khái niệm:

ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan được sáng tạo theo nhu cầu và mục đích của con người.

khái niệm ý thức được Mác diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn, ý thức chẳng qua chỉ là thế giới khách quan được di chuyển vào trong bộ óc của con người và được cải biến đi ở trong đó.

Khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan là muốn nhấn mạnh đặc điểm của những “ánh phản” từ thế giới khách quan phản ánh vào bộ não con người. Đó là hình ảnh tầm sinh lý chịu sự quy định của những quy luật và đặc điểm tâm sinh lý của chủ thể phản ánh.

Khi nói ý thức là sự “sáng tạo lại” thế giới khách quan là muốn nhấn mạnh tính năng động cao của phản ánh đó là sự nhào nặn lại, sáng tạo lại giới tự nhiên để tạo ra tự nhiên thứ hai phù hợp với ước muốn và mục đích của con người. Qua đây khắc phục quan điểm duy vật siêu hình coi ý thức là sự phản ánh thụ động giản đơn.

* Nguồn gốc:

Nếu như chủ nghĩa duy tâm cho rằng: ý thức có trước và sinh ra vật chất chi phối sự vận động của thế giới vật chất thì chủ nghĩa duy vật tầm thường lại coi ý thức là một dạng vật chất và mọi sự vật đều có ý thức. Những quan điểm này đều phần khoa học. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: ý thức của con người là sản phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử-xã hội.

- Nguồn gốc tự nhiên.

Mỗi dạng vật chất đều có thuộc chính chung là phản ánh tức là năng lực tái hiện, giữ lại qua hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại của chúng.

Thế giới vật chất luôn luôn vận động và phát triển, thuộc tính phản ánh của chúng cũng phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp: phản ánh của giới vô cơ, phản ánh của giới hữu cơ, tính kích thích, tính cảm ứng tâm lý, ý thức, phản ánh ý thức của con người là hình thức phản ánh cao nhất.

ý thức là phạm trù triết học, một thuộc tính của dạng vật chất có tổ chức cao của bộ não người là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người.

Bộ não người- cơ quan phản ánh thế giới xung quanh cùng sự tác động của thế giới vật chất và bộ não người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

- Nguồn gốc xã hội.

Nguồn gốc xã hội thể hiện rõ nét vai trò của lao động và ngôn ngữ trong sự hình thành phát triển của ý thức.

Sự ra đời của bộ não người cũng như sự hình thành của con người và xã hội loài người là nhờ hạnh động xã hội và giao tiếp xã hội bằng ngôn ngữ. lao động là hành động đặc thù của con người làm cho con người khác hẳn với các động vật khác.

Trong lao động, con người biết chế tạo công cụ và sử dụng nó tác động vào thế giới để tạo ra của cải vật chất, tinh thần nhằm thoả mãn nhu cầu của con người.

Trong lao động, bộ não người được phát triển, quá trình lao động đã làm biến đổi và hoàn thiện chính bản thân con người khả năng tư duy trựu tượng ngày càng tăng, năng lực nhận thức và phản ánh sáng tạo thế giới cũng sâu rộng hơn.

Hoạt động lao động sản xuất còn là cơ sở của sự hình thành và phát triển ngôn ngữ trong lao động, con người tất yếu có những quan hệ với nhau, cần phải trao đổi kinh nghiệm, thông tin với nhau. Từ đó ngôn ngữ ra đời và phát triển cùng với lao động.

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ hai, là cái “vỏ vật chất” của tư duy, là phương tiện để con người giao tiếp trong xã hội, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và trao đổi chúng giữa các thế hệ các khu vực.

Với tư cách là hoạt động phản ánh sáng tạo- ý thức sẽ không thể có được ở bên ngoài quá trình lao động và ngôn ngữ- phương tiện vật chất không thể thiếu được của sự phản ánh khái quát hoá, trựu tượng hóa của quá trình hình thành và phát triển ý thức.

Lao động và ngôn ngữ là “hai súc kích thích chủ yếu” biến bộ não con vật thành não người, phản ánh tâm lý động vật thành phản ánh ý thức và đó chính là nguồn gốc xã hội quyết định sự hình thành và phát triển ý thức.

* Kết cấu:

ý thức con người là lĩnh vực rất phức tạp, có nhiều phương pháp tiếp cận kết cấu của nó. thông thừơng người ta xem xét kết cấu theo hai phương diện có thể hình dung tương tự như là cấu trúc ngang và cấu trúc dọc của ý thu.

- Cấu trúc ngang: bao gồm các yếu tố cấu thành như tri thức, ý chí, tình cảm, lòng tin, chuẩn mực, giá trị, định hướng,..... trong những yếu tố đó thì tri thức được xem là yếu tố quan trọng nhất, vì tri thức là cốt lõi của ý thức, là phương thức tồn tại của ý thức. Hãy nói như Mác: tri thức là tôn giáo của ý thức.

- Cấu trúc dọc: Đó là “lát cắt” theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người bao gồm các yếu tố như tự ý thức, tiền ý thức, tiềm thức, vô thức,.... tất cả những yếu tố đó cùng với các yếu tố cấu trúc ngang quy định tính chất phong phú, phức tạp trong thế giới tinh thần và hoạt động tinh thần của con người.

Chẳng hạn khi nói về các vô thức, Lênin viết: hoạt động hoàn toàn có ý thức của chúng ta chỉ là một bộ phận rất nhỏ của toàn bộ hoạt động tâm lý toàn vẹn của chúng ta. Nó giống một trung tâm của một luồng ánh sáng mà xung quanh là một vùng tranh tối, tranh sáng rộng hơn rồi dẫn đến vùng hoàn toàn tối. Cho nên vô thức được quan niệm như những trạng thái tâm lý miền sâu, điều chỉnh suy nghĩ hành vi, thái độ ứng xử của con người mà chưa có sự tranh luận nội tâm chưa có sự truyền tin bên trong, chưa có sự kiểm tra, tính toán của lý trí.

Vô thức biểu hiện ra thành nhiều hiện tượng khác nhau bản năng ham muốn, giấc mơ, mặc cảm, sự lỗ lời, trực giác lý tính,..... mỗi hoạt động có miền hoạt động riêng, có vai trò, chức năng riêng, song tất cả đều có một chức năng chung là giải toả những ức chế trong hoạt động thần kinh vượt ngưỡng nhất là những ham muốn bản năng không được phép bộc lộ và thực hiện trong cơ chế của đời sống cộng đồng. Nó góp phần quan trọng trong việc lập lại thế cân bằng trong hoạt động tinh thần của con người mà không dẫn tới những trạng thái ức chế quá ngưỡng như ấm ức, sự suy vô mặc cảm,....

Một yếu tố khác của cấu trúc ý thức cần được quan tâm nghiên cứu là vấn đề tự ý thức. Tự ý thức là bộ phận ý thức hướng vào bản thân của chủ thể để nhận thức chính mình. ở đây chủ thể đã được khách thể hoá biến thành đối tượng nhận thức của chủ thể đó. Sự nhập thân giữa chủ thể và khách thể làm cho việc nhận thức của tự ý thức (tức là nhận thức chính mình) trở nên khó khăn và thường vi phạm tính khách quan. Cho nên nhiều trường phái triết học đã giải quyết sai lầm mỗi quan hệ giữa cái “tội” cá thể và cái “tội” nhân loại. Từ chỗ có quan niệm đúng đắn về vấn đề tự ý thức, triết học Mác cho rằng: không có cái tội cá thể thuần tuý mà nó bị cái tội nhân loại quy định. Do đó hướng vào bên trong để hướng ra bên ngoài, hiểu mình để điều chỉnh mỗi liên hệ giữa cá nhân mình với tự nhiên và xã hội cho phù hợp với quy luật tự nhiên và bản tính của con người.

2. Quan niệm duy vật biện chứng sự phụ thuộc của ý thức vào vật chất:

- Vai trò quyết định vật chất đối với ý thức.

Vật chất quyết định sự ra đời của ý thức vì vật chất có trước, ý thức có sau, ý thức chỉ ra sự phản ánh vật chất.

Vật chất thay đổi thì ý thức cũng thay đổi, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào não người, là hình ảnh của thế giới khách quan vật chất, là nguồn gốc có ý thức quyết định nội dung của ý thức.

- ý thức tác động trở lại vật chất.

ý thức do vật chất quyết định nhưng nó không phụ thuộc hoàn toàn vào mà ý thức có tính độc lập tương đối với vật chất do có tính năng sáng tạo nên ý thức có thể tác động trở lại vật chất, góp phần cải biến thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan có tác động thúc đẩy hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất.

ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan có thể kìm hãm hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới khách quan. (ý thức dù thúc đẩy hay kìm hãm hoạt động thực tiễn của con người, nhưng sự tác động đó của ý thức phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người).

Tuy có vai trò quan trọng trong hoạt động thực tiễn của con người nhưng vai trò ấy cuối cùng bao giờ cũng phải đủ những điều kiện vật chất cho phép suy cho cùng vật chất vẫn quy định ý thức.

3. Quan niệm của chủ nghĩa duy vật siêu hình về ý thức.

Chủ nghĩa duy vật siêu hình coi ý thức là sự phản ánh thụ động giản đơn.

4. Với quan điểm duy vật biện chứng có thể khẳng định ý thức tạo ra thế giới khách quan. Quan điểm ấy được thể hiện trong tính chất sự phản ánh của ý thức.

Đó là sự phản ánh chủ động tự giác và sáng tạo. Tính chất chủ động, tự giác, sáng tạo biểu hiện tập trung trên ba mặt sau đây:

Một là, sự phản ánh gián tiếp. Nhờ sự phản ánh gián tiếp (chủ thể, phản ánh không cần đối diện trực tiếp với đối tượng phản ánh) mà ý thức có thể phản ánh được cái đã qua và dự báo được những cái chưa có những sẽ xảy ra bằng những nguyên tắc của ngoài suy khoa học.

Hai là, sự phản ánh khái quát hoá, phản ánh khái quát hoá là sự tóm lược cái hôn của đối tượng bằng những đặc trưng rất cơ bản, cốt lõi của nó. Sức mạnh của sự phản ánh này là xác định nhanh chóng, chính xác bản chất đích thực của đối tượng mà không bị sa đà vào những chi tiết vụn vặt không cơ bản làm cho sự phản ánh bị chệch hướng.

Ba là, sự phản ánh trựu tượng hoá, phản ánh trựu tượng hoá là những “giả định” cần thiết của nhận thực nhất là khi nhận thực những đối tượng phức tạp để rút ra những nguyên lý, những quy luật của đối tượng chính xác và nhanh chóng.

Những tính chất đó làm cho ý thức có sức mạnh không chỉ “bay” cao hơn hiện thực sinh ra nó để xem xét hiện thực đó một cách thông minh mà còn tạo ra một hiện thực mới. Vì lẽ mà Lênin cho rằng: ý thức con người không chỉ phản ánh hiện thực khách quan mà còn tạo ra hiện thực khách quan.

Câu 8: Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, ý nghĩa của việc nắm vững quy luật này trong hoạt động thực tiễn.

Bài làm:

1. Để nắm vững được nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập chúng ta cần nắm vững một số khái niệm cơ bản sau:

Mặt đối lập: là những thuộc tính, những quá trình có khuynh hướng phát triển đối lập nhau tạo nên sự tồn tại của sự vật và hiện tượng.

Mặt mâu thuẫn: là khái niệm chỉ sự liên hệ tác động lẫn nhau của các mặt đối lập, mỗi mâu thuẫn là một cặp mặt đối lập trong cùng một sự vật vừa thống nhất với nhau vừa thường xuyên đấu tranh với nhau.

Sự thống nhất của các mặt đối lập: là sự ràng buộc lẫn nhau nương tựa vào nhau của các mặt đối lập mặt này lấy mặt kia làm tiền đề để tồn tại cho mình.

Sự đấu tranh của các mặt đối lập: là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau, sự chuyển hoá lẫn nhau của các mặt đối lập.

2. Nội dung quy luật:

Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan đều là thể thống nhất của các mặt đối lập. Hai mặt đối lập của sự vật hiện tượng thống nhất với nhau của hai mặt trong sự vật. Sự khác nhau đó dần chuyển thành sự đối lập. Khi đó mâu thuẫn bộc lộ rõ hai mặt đối lập đấu tranh với nhau. Sự đấu tranh phát triển đến gay gắt lên đến đỉnh cao thì xảy ra xung đột giữa hai mặt của mâu thuẫn. Hai mặt đó chuyển hoá lẫn nhau trong những điều kiện nhất định tức là mâu thuẫn được giải quyết. Kết thúc sự thống nhất cũ của các mặt đối lập, một sự thống nhất mới xuất hiện, các mặt đối lập lại đấu tranh với nhau, mâu thuẫn lại phát triển và lên đến đỉnh cao thì được giải quyết. Đó là sự chuyển hoá lẫn nhau của các mặt đối lập diễn ra thường xuyên làm cho sự vật vận động phát triển không ngừng đó là quy luật vốn có của mọi sự vật hiện tượng. Sự chuyển hoá các mặt đối lập là tất yếu và diễn ra muôn hình muôn vẻ. Đối với các sự vật khác nhau sự chuyển hoá của các mặt đối lập cũng khác nhua, có 2 hình thức cơ bản:

- Mặt đối lập này tức chuyển thành mặt đối lập kia sang cái đối lập với mình.

- Cả hai mặt đối lập đều chuyển hoá thành cái khác, lên hình thức cao hơn.

3. ý thức của việc nắm vững quy luật này:

- Mâu thuẫn là khách quan và phổ biến chúng ta phải biết phân tích các mặt đối lập tìm ra mâu thuẫn của nó có như vậy mới nắm được bản chất của sự vật hiện tượng mới tìm ra khuynh hướng vận động và phát triển của chúng để có biện pháp cải tạo sự vật.

- Phương pháp phân tích mâu thuẫn: vì trong sự vật có nhiều mâu thuẫn có vai trò vị trí khác nhau do đó phải biết phân tích mâu thuẫn cụ thể, tìm cách giải quyết cụ thể đối với từng mẫu thuẫn theo quy tắc phân tích cụ thể mọi tình hình cụ thể.

- Phương pháp giải quyết mâu thuẫn:

+ Mâu thuẫn có quá trình phát triển cho nên nó được giải quyết khi đã có đủ điều kiện để giải quyết . Việc giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật khách quan.

+ Mâu thuẫn phải được giải quyết bằng con đường đấu tranh các hình thức đấu tranh cũng phải khác nhau để phù hợp với từng loại mâu thuẫn.

+ Mâu thuẫn phải được giải quyết một cách cụ thể. Có nhiều hình thức đấu tranh giữa các mặt đối lập nên chúng ta phải căn cứ vào tình hình cụ thể để lựa chọn hình thức đấu tranh phù hợp nhất.

Câu 9: Phân tích nội dung cơ bản của hai nguyên lý tổng quát và ý nghĩa phương pháp luận của nó.

Bài làm:

a. Liên hệ phổ biến:

- Liên hệ là sự phụ thuộc lẫn nhau, sự ảnh hưởng tương tác và chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật và hiện tượng trong thế giới hoặc giữa các mặt, các yếu tố các quá trình của một sự vật và hiện tượng trong thế giới.

- Khái niệm mỗi liên hệ phổ biến nói lên rằng mọi sự vật hiện tượng trong thế giới (cả tự nhiên, xã hội, tư duy) dù phong phú đa dạng nhưng đều tồn tại trong mỗi liên hệ với các sự vật hiện tượng khác, đều chịu sự tác động sự quy định của các hiện tượng và sự vật khác.

- Mỗi mỗi liên hệ phổ biến còn nói lên rằng: các bộ phận, các yếu tố, các giai đoạn phát triển khác nhau của mỗi sự vật đều có sự tác động quy định lẫn nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình.

* Mối liên hệ phổ biến gồm những đặc điểm sau:

- Tính khách quan liên hệ là vốn có của các sự vật hiện tượng không phụ thuộc vào ý niệm chủ quan của con người là điều kiện tồn tại phát triển của các sự vật hiện tượng. Con người không thể tạo ra được mỗi liên hệ của các sự vật mà chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mỗi liên hệ đó.

- Tính đa dạng nhiều vẻ: các sự vật, hiện tượng trong thế giới là đa dạng, phong phú do đó mỗi liên hệ phổ biến cũng đa dạng phong phú được thể hiện ở: có mối liên hệ chung-riêng, bên ngoai- bên trong, trực tiếp-gián tiếp, tất nhiên- ngẫu nhiên, cơ bản- không cơ bản.

ý nghĩa phương pháp luận:

- Sự vật không tồn tại biệt lập mà tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật hiện tượng khác. Nếu muốn nhận thức sự vật phải nhận thức được mối liên hệ của nó. Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải có quan điểm toàn diện khắc phục quan niệm phiến diện một chiều.

- Có nhiều loại mối quan hệ và chúng có vai trò khác nhau trong sự vật. Do đó để thúc đẩy sự vật phát triển phải phân loại các mối liên hệ ......... mối liên hệ cơ bản quy định bản chất của sự vật từ đó giải quyết mối liên hệ đó (chú ý lấy ví dụ để chứng minh cho từng luận điểm).

b. Phát triển:

* Khái niệm phát triển.

- Phát triển chỉ sự vận động theo chiều hướng tiến lên, cái mới, cái tiến bộ ra đời thay thế cái cũ cái lạc hậu.

- Trong thế giới hiện thực các sự vật, hiện tượng đều vận động , biến đổi, chuyển hoá không ngừng từ trạng thái này sang trạng thái khác.

- Phát triển là khuynh hướng chung tất yếu của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan.

- Nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật hiện tượng.

Phát triển là phổ biến trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy tuỳ theo những lĩnh vực khác nhau của thế giới vật chất sự phát triển thể hiện ở dưới các hình thức khác nhau.

- Tính chất của sự phát triển.

+ Tính khách quan.

+ Tính phức tạp của sự phát triển không chỉ là sự tăng giảm đơn thuần về lượng mà bao hàm cả về vật chất. phát triển không loại trừ sự lắp lại thầm chí tạm thời đi xuống trong trường hợp cá biệt, cụ thể nhưng xu hướng chung là đi lên và tiến bộ. Phát triển bao hàm cả sự phủ định cái cũ và sự nảy sinh cái mới. Sự lắp lại dường như cái cũ nhưng cơ sở cao hơn. Do đó phát triển được hình dung như là “xoáy ốc” từ thấp đến cao.

Với quan điểm này ta phê phán quan điểm siêu hình về sự phát triển. Quan điểm này thể hiện ở 3 điểm sau:

- Quan điểm siêu hình nói chung phủ định sự phát triển (không thừa nhận sự phát triển).

- Nếu nói đến phát triển thì chỉ là sự tăng hay giảm và hướng sự tuần hoàn lắp lại theo đường tròn khíp kín.

- Cho nguồn gốc của sự phát triển là ở bên ngoài sự vật, hiện tượng.

Cả ba điểm đó không phản ánh đúng sự vận động và sự phát triển của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan.

 ý nghĩa phương pháp luận.

+ Phát triển là khuynh hướng chung, là bản chất sự vận động biến đổi. Muốn nhận thức và cải tạo sự vật phải có quan điểm phát triển tức là phát triển xem xét sự vật trong sự vận động biến đổi, phân tích sự vận động phức tạp của sự vật, tìm ra khuynh hướng phát triển cơ bản của chúng để cải biến sự vật theo nhu cầu của con người.

+ Sự phát triển bao hàm sự tụt lùi tạm thời và diễn ra quanh co phức tạp, trước những khó khăn không được hoang mang dao động mà phải có niềm tin chắc chắn vào quy luật phát triển khách quan.

+ Trong sự khủng hoảng của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, chúng ta không vì thế mà tự bỏ tiến lên xã hội chủ nghĩa, cần phải phân tích tình hình thực tế đã đặft ra những bài học bổ ích vào lý luận cách mạng và điểu chỉnh hoạt động thực tiễn của chúng ta để đẩy mạnh quá trình tiến lên theo con đường chủ nghĩa xã hội. (liên hệ bản thân).

Câu 10: Phân tích nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đễn những thay đổi về chất và ngước lại ý nghĩa của việc nắm vũng quy luật này trong thực tiễn.

Bài làm:

1. Để nắm được quy luật cần phải nắm được các khái niệm cơ bản sau:

* khái niệm chất: chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định bên trong vốn có của sự vật, là tổng hợp những thuộc tính làm cho nó và phân biệt nó với sự vật khác.

* Khái niệm lượng: Lượng là một phạm trù triết học chỉ tính quy định vốn có của sự vật nhưng chưa nó sự khác nhau căn bản giữa nó với sự vật khác mà chỉ nói lên quy mô, trình độ, số lượng, mức độ phát triển của sự vật.

* Khái niệm độ: Độ là mối liên hệ quy định lẫn nhau của chất và lượng. Nó là giới hạn mà trong đó tuy lượng đã thay đổi sự vật vẫn còn là nó chưa biến thành cái khác.

* Khái niệm nhảy vọt: sự biến đổi về chất gọi là nhảy vọt, đó là bước ngoặt trong sự biến đổi dần dần về lượng.

* Khái niệm điểm nút: giới hạn mà đến đó xảy ra nhảy vọt gọi là điểm nút.

2. Phân tích nội dung quy luật lượng chất.

a. Những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất.

Quá trình vận động- phát triển của sự vật diễn ra bằng cách lượng đổi dẫn đến chất đổi. Sự vật tồn tại trong sự thống nhất giữa chất và lượng. Chất lượng tác động qua lại lẫn nhau lượng biến đổi dần dần (tăng hoặc giảm trong giới hạn đó). Sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi hoàn toàn về chất, nhưng ảnh hưởng đến trạng thái của chất. Lượng phát triển đến một mức độ nhất định hết giới hạn đó thì đó chính là điểm nút ở đây xảy ra nhảy vọt. Đó là sự chuyển biến về chất, chất cũ mất đi chất mới ra đời thay thế sự vật cũ mất đi, nhường chỗ cho sự vật mới ra đời. Nhảy vọt kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng, nó là sự gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật nhưng nó không chấm dứt sự vận động mà chỉ chấm dứt một dạng tồn tại của sự vật, chấm dứt một giai đoạn vận động nảy sinh một giai đoạn vận động khác.

b. Chất mới ra đời tác động đến sự biến đổi của lượng. Chất mới ra đời tạo một sự thống nhất mới giữa chất lượng và độ mới.

Chất mới hình thành lại quy định sự biến đổi của lượng, sự ảnh hưởng của chất đến lượng có thể biểu hiện ở quy mô, mức độ nhịp điều phát triển của lượng mới. Trong sự vật mới lượng lại tiếp tục biến đổi dần dần đến hết giới hạn đó, đó là điểm nút ở đây lại xảy ra nhảy vọt và có sự chuyển biến về chất, chất mới ra đời sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời thay thế cho nó. sự ra đời của chất mới lại tác động đến sự biến đổi của lượng mới, cụ thể như vậy, hiện tượng vận động phát triển lúc thì dần dần về lượng, lúc thì nhảy vọt về chất.

3. ý nghĩa của việc nắm vững quy luật này trong hoạt động thực tiễn:

- Việc nắm vững mỗi quan hệ biện chứng giữa thay đổi về chất của ý nghĩa phương pháp luận quan trọng cho chúng ta nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn.

+ Trong hoạt động thực tiễn nhất là trong đấu tranh cách mạng phải biết chớp thời cơ và tận dụng thời cơ nhằm tạo nên sự phát triển.

+ Chống quan điểm sai lầm của chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa xét lại hữu khuynh cũng như chủ nghĩa vô chỉnh phủ tả khuynh.

+ Quan điểm của chủ nghĩa xét lại hữu khuynh, cải lương phủ nhận tính tất yếu của bước quá độ mang tính cách mạng, chỉ thừa nhận tiến hoá là hình thức thay đổi duy nhất của xã hội.

- Chủ nghĩa vô chỉnh phủ, chủ nghĩa cơ hội tả khuynh phủ nhận hình thức phát triển mang tính liên tục chỉ thừa nhận những bước nhảy có tính chất cách mạng “ mang tính phiêu lưu”. Quan điểm chủ quan nôn nóng cũng là biểu hiện của nó.

- Nắm vững quy luật này có ý nghĩa to lớn trong việc xem xét và giải quyết những vấn đề của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Việc thực hiện thành công quá trình đổi mới toàn diện tất cả các mặt của đời sống xã hội sẽ tạo ra bước nhảy về chất của toàn bộ xã hội nước ta nói chung.

Câu 11:

a. Những đặc điểm của phủ định biện chứng.

b. Nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định.

c. ý nghĩa phương pháp luận.

Bài làm:

a. Khái niệm phủ định:

Phủ định là sự xoá bỏ một sự vật, hiện tượng bằng một hình thức nào đó, là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác, là sự mất đi của cái này để ra đời cái khác.

+ Đặc điểm:

So với phủ định thông thường thì phủ định biện chứng có những đặc điểm sau đây:

- Phủ định biện chứng là sự phủ định tự thân được thực hiện do mâu thuẫn bên trong. Những nhân tố bên ngoài chỉ tham gia vào như là lực hích, là môi trường tạo điều kiện cho sự phủ định đó diễn ra nhanh hơn hoặc có khi kìn hãm.

- Phủ định biện chứng là một quá trình vừa loại bỏ vừa kế thừa, trong đó mặt kế thừa là quan trọng. Những yếu tố được kế thừa khi gia nhập vào cái mới phải biến hình và vận động theo quy luật của cái mới. Nhờ sự kế thừa mà sự phát triển của sự vật luôn luôn được xuất phát từ nấc thang cao nhất của thế kỷ trước để tiến lên.

- Phủ định biện chứng là một vòng khâu trong quá trình phát triển của chính sự vật đó, quá trình này là vô tận trong đó có sự liên tục chuyển hoá từ hình thái tồn tại này sang hình thái tồn tại khác để tự làm phong phú chính bản thân mình.

Ăngghen viết: “Hãy lấy ví dụ một hạt đại mạch. Có hàng nghìn triệu hạt đại mạch giống nhau được xảy ra, nấu chín và đem làm bia, rồi tiêu dùng đi. Nhưng nêu một hạt mạch như thế gặp những điều kiện bình thường đối với nó, nếu nó rơi vào một miếng đất thích hợp, thì nhở ành hưởng của sức nóng và độ ẩm, đối với nó sẽ diễn ra một sự biến hoá riêng, nó nảy mầm, hạt đại mạch biến đi không còn là hạt đại mạch nữa, nó bị phủ định, bị thay thế bởi một cái cây do nó để ra, đây là sự phủ định đại mạch”.

b. Nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định:

* Phủ định: Là khái niệm triết học nhằm để chỉ ra sự ra đời của sự vật mới trên cơ sở mất đi của sự vật cũ.

* Phủ định biện chứng là sự tự phủ định, là sự phủ định tạo điều kiện cho sự phát triển tiếp sau. Sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan luôn vận động phát triển liên tục không ngừng. Mỗi chu kỳ một vòng khâu của sự vận động phát triển của sự vật bao gồm hai lần phủ định và ba giai đoạn: giai đoạn khẳng định, giai đoạn phủ định và giai đoạn phủ định của phủ định. Qua hai lần phủ định sự vật hoàn thành được một chu kỳ phát triển của nó. Sự phủ định lần thứ nhất tạo ra sự đối lập với sự vật ban đầu, đó là một bước trung gian trong sự phát triển. Sự phủ định lần thứ hai tái lập lại cái ban đầu, nhưng trên cơ sở mới cao hơn, nó thể hiện bước tiến của sự vật. Sự phủ định lần thứ hai này được gọi là phủ định của phủ định. Phủ định của phủ định xuất hiện với tư cách là cái tổng hợp tất cả các yếu tố tích cực đã được phát triển từ trước trong cái khẳng định ban đầu và trong cái phủ định lần thứ nhất, cái tổng hợp này là sự thống nhất biện chứng tất cả những yếu tố tích cực trong các giai đoạn trước và những yếu tố mới xuất hiện trong quá trình phủ định. Cái tổng hợp có nội dung toàn diện và phong phú hơn không còn phiến diện như trong cái khẳng định ban đầu và cái phủ định lần thứ nhất. Phủ định của phủ định kết thúc một chu kỳ phát triển đồng thời lại là điểm xuất phát của một chu kỳ phát triển về sau.

* Đặc điểm quan trọng nhất của quy luật phủ định của phủ định chính là sự phát triển dương như quay trở lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn.

c. ý nghĩa của việc nắm vững quy luật này trong hoạt động thực tiễn:

- Phát triển là khuynh hướng tất yếu của các sự vật, hiện tượng do đó phải tin tưởng vào cái mới nhất định sẽ thay thế cái cũ, cái tiến bộ nhất định sẽ chiến thắng cái lạc hậu.

- Biết phát triển ra cái mới: tích cực ủng hộ cái mới đấu tranh cho cái mới thắng lợi, tạo mọi đều kiện cho cái mới ra đời và chiến thắng cái cũ, cái lạc hậu vì khi mới ra đời cái mới bao giờ giả tạo cái cũ đội lốt cái mới.

- Phát triển đó là khuynh hướng của các sự vật, hiện tượng nhưng không có nghĩa là sự phát triển theo đường thẳng tắp mà sự phát triển đó theo con đường “xoáy óc” đó khi có những bước lùi tạm thời vì vậy phải chống quan điểm lạc quan quá mức hoặc thái độ bảo thủ trì trệ.



Câu 15: Phân tích tính qui luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX. ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứư nắm vững qui luật này ở nước ta hiện nay?

Bài làm:

Một số khái niệm:

LLSX là biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình SX.

QHSX là biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình SX. LLSX và QHSX hợp thành phương thức SX của XH.

Phương thức SX là cách thức mà con người dùng để làm ra của cải vật chất cho mình trong một giai đoạn lịch sử nhất định với tự nhiên và có những quan hệ với nhau trong SX.

Tính chất của LLSX là xét về tính chất của tư liệu SX và của lao động. Có hai loại tính chất của LLSX như: tính chất cá nhân và tính chất XH.

Trình độ của LLSX là trình độ phát triển của công cụ lao động của kỹ thuật, trình độ kinh nghiệm, kỷ năng lao động của con người, quy mô SX, trình độ phân công lao động XH. Xét những yếu tố trên ta thấy: LLSX có trình độ cao và LLSX có trình độ thấp.

Phân tích qui luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX.

Trước hết cần phải hiểu sự phù hợp của QHSX có nghĩa là LLSX có tính chất và trình độ như thế nào thì mối QHSX cũng có tính chất tương ứng. Đó là sự thống nhất biện chứng, có chứa đựng mâu thuẫn. Tiêu chí của sự phù hợp ấy là năng suất lao động tăng, LLSX phát triển bảo bảm những điều kiện XH và môi trường.



Nội dung của qui luật này được thể hiện ở hai điểm sau:

Thứ nhất, QHSX được hình thành, biến đổi, phát triển dưới ảnh hưởng quyết định của LLSX.

LLSX là yếu tố luôn luôn vận động và biến đổi trong quá trình lịch sử. Sự phát triển của LLSX bao giờ cũng được bắt đầu bằng sự biến đổi và phát triển của công cụ lao động, của quá trình phân công lao động. Những giai đoạn khác nhau của sự phân công lao động cũng đồng thời là những hình thức khác nhau của sở hữu về tư liệu SX.

Sự biến đổi của LLSX sớm hay muộn cũng kéo theo sự biến đổi của QHSX.

Mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX tất yếu sẽ dẫn đến phải xoá bỏ “Xiềng xích trói buộc” LLSX để xác lập QHSX mới phù hợp với yêu cầu phát triển của LLSX(trong XH có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX thường dẫn đến đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao của nó là cách mạng XH)

Thứ hai, QHSX tác động lại QHSX(QHSX được hình thành biến đổi theo yêu cầu phát triển của LLSX. Song nó có tính độc lập tương đối). Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX ra theo hai xu hướng:

+ Nếu QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX thì sẽ thúc đẩy LLSX phát triển.

+ Nếu QHSX không phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX thì sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX với hai nền SX có LLSX tương đương(cơ khí, đại công nghiệp) song tính chất của QHSX khác nhau sẽ dẫn đến mục đích của SX, năng suất lao động rất khác nhau.

Chú ý: QHSX có thể tác động mở đường đối với sự phát triển của LLSX, song tác dụng đó tác động qua lại biện chứng giữa LLSX và QHSX trong một phương thức SX đã hình thành nên qui luật phổ biến của toàn bộ lịch sử XH loại người, qui luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX. Qui luật này chi phối toàn bộ quá trình lịch sử nhân loại, nó làm cho thành một dòng chạy liên tục song mang tính gián đoạn. Trong những giai đoạn lịch sử qui luật này có những biểu hiện đặc trưng

ý nghĩa của việc nắm vững qui luật này ở nước ta hiện nay:

Qui luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX nói lên rằng: nền SX của XH chỉ có thể được phát triển trên cơ sở QHSX phải phù hợp với LLSX. Cho nên hiểu và vận dụng đúng qui luật này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của SX.

Trước đây ta đã chưa nhận thúc và vận dụng đúng qui luật này thể hiện xây dựng QHSX quá cao, quá xa so với tính chất và trình độ của LLSX, chưa quan tâm chú ý đầy đủ đến các mặt QHSX.

Nước ta hiện nay đang ở thời kỳ quá độ đi lên CNXH nên LLSX vẫn còn ở trình độ thấp, tính chất của CCSX là thủ công và nở cơ khí, nền kinh tế chủ yếu vẫn là SX nhỏ nên Đảng ta đã đề ra chủ trương đổi mới (tức là nhận thức và vận dụng đúng qui luật này) chúng ta khẳng định:

- Đa dạng hoá các hình thức sở hữu.

- Thực hiện đổi mới cơ chế quản lý.

- Thực hiện nhiều hình thức phân phối theo hiệu quả lao động, theo tài sản và vốn đóng góp.

- Thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Với những việc làm trên chúng ta đã tạo ra sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam. Kết quả là đã tạo ra điều kiện cho SX phát triển, người lao động hàng hoá than gia SX và phát huy tính sáng tạo.

Câu16: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT. Nêu những đặc điểm CSHT và KTTT trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta?

Bài làm:

Khái niệm:

CSHT là toàn bộ các QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Đặc trưng cho tính chất của CSHT của XH là do QHSX thống trị quyết định.

KTTT là toàn bộ tư tưởng XH, những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của KTTT được hình thành trên CSHT quyết định. KTTT bao gồm những tư tưởng XH ( chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật...) và những tổ chức thiết chế khác nhau (nhà nước, giáo hội, chính Đảng và các đoàn thể..).

Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT:


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 288.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương