Câu 1: Đồng chí hãy cho biết Quốc dân Đại hội Tân Trào – Tiền thân của Quốc hội Việt Nam diễn ra như thế nào



tải về 0.67 Mb.
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2022
Kích0.67 Mb.
#52207
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12
Tìm hiểu 75 năm Quốc hội Việt Nam word
Tìm hiểu đặc trưng dân số của một quốc gia
Thời kì từ 1992 đến nay: Kể từ năm 1986, Đảng ta chủ trương tiến hành đổi mới toàn diện đất nước, trong đó, tập trung đổi mới kinh tế, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trong điều kiện phát triển mới của đất nước, Hiến pháp mới được ban hành vào năm 1992 thay thế cho Hiến pháp 1980. Đến năm 2001, một số quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội đã được sửa đổi, bổ sung nhằm xác định rõ hơn địa vị pháp lý của Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trên cơ sở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với kết quả tổng kết thực tiễn qua 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đặt ra yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; nhằm thể chế hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và nhà nước ta về đề cao chủ quyền nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, bản Hiến pháp 2013 được ban hành với một số điểm đổi mới về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội.

Cơ cấu tổ chức của Quốc hội Việt Nam hiện nay bao gồm:
*Lãnh đạo Quốc hội:
Chủ tịch Quốc hội: do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội, là người đứng đầu cơ quan lập pháp.
Các phó chủ tịch Quốc hội: do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội. Các phó chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch. Khi Chủ tịch Quốc hội văng mặt thì một Phó Chủ tịch Quốc hội được Chủ tịch ủy nhiệm thay mặt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội.
*Ủy ban thường vụ Quốc hội: Gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Chủ tịch. Thành viên ban thường vụ Quốc hội là đại biểu Quốc hội họat động chuyên trách và không đồng thời là thành viên Chính phủ. Số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định. Nhiệm kì của Ủy ban thường vụ Quốc hội bắt đầu từ khi được Quốc hội bầu ra và kết thúc khi Quốc hội khóa mới bầu ra Ủy ban thường vụ Quốc hội.
*Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội: Hội đồng dân tộc gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác. Ủy ban của Quốc hội gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác. Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội do Quốc hội bầu. Các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Hội đồng dân tộc; các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Ủy ban do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Thường trục Hội đồng dân tộc, Thường trục Ủy ban của Quốc hội giúp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội giải quyết các công việc thường xuyên của Hội đồng, Ủy ban trong thời gian Hội đồng, Ủy ban không họp. Thường trục Hội đồng dân tộc gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên thường trực. Thường trục Ủy ban của Quốc hội gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên thường trực. Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội thành lập các tiêu ban để nghiên cứu, chuẩn bị các vấn đề thuộc lĩnh vực họat động của Hội đồng, Ủy ban. Trưởng tiểu ban phải là thành viên của Hội đồng, Ủy ban, các thành viên khác có thể không phải là thành viên của Hội đồng, Ủy ban hoặc không phải là đại biểu Quốc hội.
*Đoàn đại biểu Quốc hội: là tổ chức của các đại biểu Quốc hội được bầu tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc chuyển đến công tác tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đoàn đại biểu Quốc hội có Trường đoàn hoặc Phó Trưởng đoàn là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách. Trường đoàn và Phó Trưởng đoàn do đoàn đại biểu Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội của Đoàn và được Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức và điều hành các hoạt động của Đoàn. Phó Trưởng đoàn giúp Trưởng đoàn thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn, khi Trưởng đoàn vắng mặt thì Phó Trưởng đoàn được Trưởng đoàn ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ của Trưởng đoàn.
*Tổng thư kí Quốc hội: do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Tổng thư kí Quốc hội có trách nhiệm tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Giúp việc cho Tổng thư kí Quốc hội có Ban thư kí, cơ cấu tổ chức, quyền hạn cụ thể của Ban thư kí do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
*Văn phòng Quốc hội:

tải về 0.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương