Câu 1: Đồng chí hãy cho biết Quốc dân Đại hội Tân Trào – Tiền thân của Quốc hội Việt Nam diễn ra như thế nào



tải về 0.67 Mb.
trang10/12
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2022
Kích0.67 Mb.
#52207
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12
Tìm hiểu 75 năm Quốc hội Việt Nam word
Tìm hiểu đặc trưng dân số của một quốc gia
Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội: Tổng thư kí Quốc hội đồng thời là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về họat động của Văn phògn Quốc hội.
Các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: do và Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Tổng thư kí Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
*Các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội: Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội để tham mưu, giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội về các lĩnh vực công việc cụ thể. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ, chính sách áp dụng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác làm việc tại cơ quan này phù hợp với tính chất đặc thù trong họat động của Quốc hội.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội (theo Điều 84 Hiến pháp 1992):

  1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;

  2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

  3. Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

  4. Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế

  5. Quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước;

  6. Quốc hội quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương;

  7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về việc thành lập Hội đồng quốc phòng và an ninh; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.

  8. Quyết định thành lập, bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ của Chính phủ thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thành lập và giải thể các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

  9. Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội;

  10. Quyết định đại xá

  11. Quy định hàm cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm cấp ngoại giao và những hàm cấp Nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và các danh hiệu vinh dự Nhà nước;

  12. Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác nhằm bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;

  13. Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia theo đề nghị của Chủ tịch nước;

  14. Quyết định việc trưng cầu ý dân.

Câu 4: Những thành tựu nổi bật của Quốc hội Việt Nam qua các thời kì?
Cách đây 70 năm, lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng kiến những sự kiện trọng đại. Quốc dân Ðại hội Tân Trào (ngày 16 tháng 8 năm 1945), Cách mạng Tháng Tám (ngày 19 tháng 8 năm 1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa (ngày 2 tháng 9 năm 1945) và Tổng tuyển cử đầu tiên bầu đại biểu Quốc hội khóa I (ngày 6 tháng 1 năm 1946)là những sự kiện đánh dấu sự mở đầu thời đại mới trong lịch sử dân tộc. Trong đó, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Việt Nam là dấu mốc phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam.
Ra đời trong khói lửa của cuộc đấu tranh cách mạng, Quốc hội vừa là thành quả, vừa là yêu cầu bức thiết của cách mạng. Hội tụ đại biểu khắp mọi miền đất nước, từ những nhà cách mạng đầy nhiệt huyết đến đại diện các ngành, các giới, các giai cấp, tầng lớp, các thành phần dân tộc, tôn giáo... Quốc hội là biểu tượng của độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và đại đoàn kết toàn dân tộc, hiện thân của ý chí kiên cường và nghị lực phi thường của dân tộc Việt Nam.
Trong điều kiện cùng với nhân dân cả nước thực hiện cuộc trường kỳ kháng chiến, Quốc hội khóa I là một nhiệm kỳ đặc biệt, hoạt động kéo dài gần 15 năm (1946 - 1960). Trong nhiệm kỳ đó, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, là bản Hiến pháp "... tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập... dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do...”. Sự ra đời của bản Hiến pháp cũng đã đánh dấu thắng lợi lịch sử đã giành được trong Cách mạng tháng Tám, xác lập chế độ dân chủ cộng hòa, phát triển cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Ðây là một bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ, là đạo luật cơ bản đầu tiên đặt nền móng cho việc xây dựng thể chế nhà nước cách mạng trong thời đại mới.
Tiếp đó, trong thời kỳ đấu tranh thống nhất nước nhà vô cùng ác liệt, với tinh thần tất cả cho tuyền tuyến, Quốc hội đã ban hành Hiến pháp 1959 tạo nền tảng pháp lý cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà.
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, khi non sông đã thu về một mối, ngày 25 tháng 4 năm 1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI đã được tiến hành trên cả nước. Từ đây, chúng ta có một Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất, huy động sức mạnh của toàn dân tộc vào quá trình khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong các giai đoạn của cách mạng, kế thừa, phát triển Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Quốc hội đã tiếp tục ban hành Hiến pháp 1980 - Hiến pháp của thời kỳ cả nước thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, Hiến pháp 1992 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, và Hiến pháp 2013 – Hiến pháp của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, đánh dấu những dấu mốc phát triển quan trọng của cách mạng Việt Nam.
Qua 70 năm hình thành và phát triển, Quốc hội Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện các quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Trong đó, hoạt động lập pháp ngày càng được quan tâm để nâng cao chất lượng của các văn bản luật, pháp lệnh nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, bảo đảm việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. Ðồng thời củng cố, hoàn thiện bộ máy nhà nước; góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, thúc đẩy tiến bộ xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Hoạt động giám sát có nhiều đổi mới, đạt được những kết quả tích cực. Nhiều cách thức tổ chức hoạt động giám sát mới như lấy phiếu tín nhiệm, xem xét báo cáo về việc thực hiện các vấn đề chất vấn, giải trình tại Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội đã được triển khai áp dụng và bước đầu đã phát huy tác dụng. Nhiều kiến nghị qua giám sát được tiếp thu, khắc phục, góp phần thúc đẩy việc thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm xem xét và giải quyết những vấn đề được dư luận và các cử tri quan tâm, góp phần làm cho sinh hoạt của Quốc hội trở nên sôi động, thiết thực, được nhân dân hoan nghênh, đồng tình và ủng hộ.
Quốc hội cũng đã thực hiện ngày càng có hiệu quả hơn chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Các Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm, chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách nhà nước, chính sách dân tộc, an ninh, quốc phòng, đối ngoại... đã góp phần vào việc duy trì sự ổn định và phát triển đất nước. Đặc biệt, nhiều công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư sau khi hoàn thành đã tạo ra những tác động tích cực đến việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như dự án đường dây 500KV Bắc – Nam, Thủy điện Sơn La, Khu lọc dầu Dung Quất v.v…
Hoạt động ngoại giao nghị viện tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần phát huy vai trò, vị thế của Quốc hội Việt Nam nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung trên trường quốc tế. Các hoạt động đối ngoại song phương của Quốc hội đã củng cố, phát triển quan hệ với nghị viện nhiều nước trên thế giới tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong quan hệ đa phương, là thành viên của nhiều tổ chức liên nghị viện, Quốc hội Việt Nam không chỉ đóng góp tích cực vào hoạt động của các diễn đàn này, mà còn chủ động đề xuất các sáng kiến, đưa ra những khuyến nghị mang tính xây dựng nhằm thúc đẩy sự hợp tác có hiệu quả. Quốc hội cũng đã chủ trì tổ chức thành công nhiều hội nghị quan trọng tại Việt Nam như Đại hội đồng AIPO lần thứ 23; Đại hội đồng AIPA lần thứ 31; Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU132)... Kết quả đạt được này đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của ngoại giao nghị viện Việt Nam, góp phần thiết thực vào tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội vẫn còn những vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu để cải tiến, đổi mới. Quy trình lập pháp tuy được đổi mới, nhưng vẫn chưa đồng bộ. Trách nhiệm cơ quan trình dự án, cơ quan tham gia soạn thảo, thẩm tra, chỉnh lý cần tiếp tục được phân định rõ ràng hơn. Một số quy định trong các văn bản luật, pháp lệnh còn chưa phù hợp với thực tế, chưa có tính khả thi cao, cần phải được sửa đổi, bổ sung sau một thời gian ngắn. Trong thảo luận, thông qua dự án, một số trường hợp chưa có sự tranh luận đầy đủ, đối thoại đến cùng. Một số quy định của về hoạt động giám sát của Quốc hội còn thiếu cụ thể hoặc chưa thật phù hợp, nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung hoặc hướng dẫn kịp thời, nhất là cơ chế giải quyết các kiến nghị sau giám sát. Còn có tâm lý e ngại, nể nang trong một số hoạt động giám sát của Quốc hội. Thông tin phục vụ Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước còn chưa đầy đủ, kịp thời. Việc sử dụngcác cơ quan chuyên môn độc lập thẩm định các vấn đề khoa học, kỹ thuật, tính chính xác của số liệu trước khi cung cấp đến đại biểu Quốc hội chưa được áp dụng rộng rãi. Sự phối hợp công tác giữa các cơ quan của Quốc hội và giữa các cơ quan của Quốc hội với các cơ quan hữu quan có lúc còn chưa được nhịp nhàng, chặt chẽ.
Câu 5: Những thuận lợi và thách thức đối với việc đổi mới và tổ chức và hoạt động của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay? Liên hệ thực tiễn nơi đồng chí công tác?
Đổi mới tố chức và hoạt động của Quốc hội là một quá trình lâu dài và liên tục trong đó có không ít khó khăn, thách thức, vừa phản ánh nhu cầu cấp thiết phải khắc phục những thiếu sót, tồn tại, vừa phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

tải về 0.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương