Câu 1: Đồng chí hãy cho biết Quốc dân Đại hội Tân Trào – Tiền thân của Quốc hội Việt Nam diễn ra như thế nào



tải về 0.67 Mb.
trang8/12
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2022
Kích0.67 Mb.
#52207
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12
Tìm hiểu 75 năm Quốc hội Việt Nam word
Tìm hiểu đặc trưng dân số của một quốc gia
Thời kì đầu (1946- 1960): Trong giai đoạn 1946 đến 1960, Quốc hội nước ta đã cùng với dân tộc trải qua nhiều khó khăn, gian khó để thực hiện sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tố quốc. Trong năm 1946, Quốc hội đã có những hành động quyết liệt để đoàn kết, thống nhất dân tộc, chống giặc ngoài, thù trong, xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng. Tiếp đó, trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc (1946 – 1954), Quốc hội đã cùng với nhân dân thực hiện cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, quyết liệt trên các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa… Trong giai đoạn từ năm 1954 đến 1960, theo Hiệp định Genève, đất nước ta tạm thời chia làm hai miền Bắc – Nam. Trong bối cảnh đó, Quốc hội đã cùng với nhân dân Việt Nam đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng khác nhau. Miền Bắc sau khi giải phóng đã bước vào thời kỳ khôi phục, cải tạo, phát triển kinh tế và văn hóa theo con đường xã hội chủ nghĩa. Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam tiến tới hòa bình, thống nhất đất nước. Trong nhiệm kỳ 14 năm hoạt động, Quốc hội khóa I đã tổ chức 12 kỳ họp, trong đó có duy nhất một kỳ họp được tổ chức ngoài Thủ đô Hà Nội là kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa I được tổ chức vào năm 1953 tại chiến khu Việt Bắc (từ ngày 1 đến ngày 4 tháng 12 năm 1953).

Thời kì 1960-1980: Trong giai đoạn này, Nghị viện nhân dân được đổi tên là Quốc hội và được tổ chức theo các quy định của Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức Quốc hội ngày 14 tháng 7 năm 1960. Đây là thời kỳ Quốc hội hoạt động trong điều kiện miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương lớn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam với 5 khóa hoạt động, trong đó có 4 khóa Quốc hội phải hoạt động trong điều kiện đất nước bị chia cắt, đó là: khóa II (1960-1964); khóa III (1964-1971); khóa IV (1971-1975), khóa V (1975-1976). Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30 tháng 4 năm 1975), kể từ khóa VI (1976-1981), Quốc hội trở thành Quốc hội chung của cả nước Việt Nam thống nhất.
Thời kì 1980-1992: Giai đoạn 1980-1992 là thời kỳ cả nước đang tích cực đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với việc đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa và công nghiệp hóa đất nước. Hiến pháp năm 1980 đã có những quy định mới về nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước vào thời kỳ này. Đây là thời kỳ Quốc hội được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp 1980 và Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước năm 1981.

tải về 0.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương