CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tiêu chuẩn ngành quy phạm quan trắc hải văn ven bờ



tải về 0.52 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.52 Mb.
#27482
1   2   3   4   5   6

9.3 Cách ghi bảng BHV-1

BHV-1 có tiêu đề là "Báo cáo quan trắc hải văn ven bờ", là bảng ghi kết quả quan trắc các yếu tố trong tháng sau khi đã được chỉnh lý sơ bộ. BHV-1 là tài liệu cơ bản được lưu trữ lâu dài và phục vụ rộng rãi, do đó cần phải được lập một cách đầy đủ, chính xác và rõ ràng sạch sẽ. Dùng mực cửu long hay loại mực xanh đen để viết. BHV-1 gồm 4 trang (mẫu bảng BHV-1 được trình bày ở Phụ lục M, Quy phạm này).

Cách ghi bảng BHV-1 phải tuân thủ theo các quy định liên quan tại Mục 9.1, Quy phạm này.

Trang 1 ghi các số liệu và thông tin về trạm gồm; tháng, năm, tên trạm và thuyết minh về địa điểm quan trắc và máy. Ghi tóm tắt: Vị trí quan trắc các yếu tố, ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, thiết bị đo, số hiệu, hiệu chính của chúng. Vị trí, cấu tạo và độ cao của các mốc, độ cao của số "0" trạm và "0" thuỷ chí, cọc. Hiệu chính thủy chí, cọc, hệ số K sử dụng. Tình hình thay đổi về địa điểm, công trình, thiết bị đo hỏng, thay thiết bị diễn ra trong tháng. Ngày, tháng, năm đo dẫn độ cao, độ cao của mốc và tuyến thủy chí, cọc. Các hiện tượng khí tượng thủy văn khác thường xảy ra trong tháng. Phía dưới dòng "Họ và tên người lập bảng...Họ và tên người kiểm soát...Trưởng trạm" ghi họ và tên người lập bảng (ở trạm), họ và tên người kiểm soát (ở Đài Khí tượng Thủy văn khu vực), họ và tên trưởng trạm (có đóng dấu của trạm) vào vị trí tương ứng. Phần "Nhận xét của Đài" ghi nhận xét của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực (có ký tên và đóng dấu). Phần "Nhận xét của Trung tâm KTTV Biển" ghi nhận xét của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Biển. Dưới dòng "Họ và tên người phúc thẩm... Họ và tên người duyệt" ghi họ và tên người phúc thẩm (ở Trung tâm Khí tượng Thủy văn Biển), họ và tên người duyệt (ở Trung tâm Khí tượng Thủy văn Biển).

Trang 2, 3 và 4 ghi các kết quả quan trắc chuyển từ sổ SHV-1 sang và tính toán các đặc trưng thống kê cơ bản.

Dòng đầu tiên của trang 2 "Trạm khí tượng - hải văn.....tháng.....năm...." ghi tên trạm và tháng, năm (của số liệu quan trắc).

Phía dưới gồm hai phần: phần ghi gió trong ngày và phần ghi sóng quan trắc lúc 7 giờ.

Cột thứ nhất ghi ngày trong tháng (đã ghi sẵn). Từ cột thứ 2 đến cột thứ 12 ghi gió. Gió ở mỗi kỳ quan trắc được ghi vào 2 cột: cột hướng và cột tốc độ. Cột thứ 2 và 3 ghi gió quan trắc lúc 1 giờ, cột thứ 4 và 5 ghi gió lúc 7 giờ, cột 6 và 7 ghi gió lúc 13 giờ, cột thứ 8 và 9 ghi gió lúc 19 giờ. Cột 10 ghi tốc độ gió trung bình ngày. Cột 11 và 12 ghi tốc độ gió lớn nhất trong ngày và hướng kèm theo, giá trị này được lấy từ ô nhỏ các đặc trưng trong ngày ở sổ SHV-1.

Ví dụ: Vào kỳ quan trắc 1 giờ ngày 5 tháng 10 năm 2005 của Trạm Hòn Dấu, trong sổ SHV-1 ở phần gió ghi hướng SE, tốc độ 3 m/s khi chuyển sang BHV-1 ghi SE vào cột thứ 2 và 3 vào cột thứ 3 của ngày mồng 5. Tương tự như vậy chuyển gió ở các quan trắc khác của những ngày còn lại trong tháng sang BHV-1. Khi lặng gió ghi dấu (-) vào cột hướng, cột tốc độ ghi 0. Cứ 10 ngày một, cộng tốc độ gió lại và ghi vào các dòng "Cộng 10 ngày đầu", "Cộng 10 ngày giữa", "Cộng 10 ngày cuối". Trường hợp tháng 31 ngày thì 10 ngày cuối được coi là 11 ngày. Sau khi cộng hết từng 10 ngày một, tiến hành cộng cho cả tháng và kết quả ghi vào dòng "Cộng cả tháng". Lấy tổng cả tháng chia cho số lần có tốc độ trong tháng kể cả lần lặng gió, quy tròn thương số đến một số thập phân sau dấy phẩy và ghi kết quả vào dòng "Trung bình tháng". Tốc độ gió trung bình tháng được quy tròn đến 0,1 m/s và ghi vào bảng BHV-1 có cả dấu thập phân.

Ví dụ: Vào kỳ quan trắc 1 giờ của tháng 10 năm 2005 tại Trạm Hòn Dấu. Cộng tốc độ gió 10 ngày đầu được 43, 10 ngày giữa được 62, 10 ngày cuối được 57. Cộng cả tháng là 162. Chia 162 cho 31 được 5,22, quy tròn là 5,2, ghi 5,2 vào dòng "Trung bình tháng". Trường hợp có tiến hành quan trắc nhưng không quan trắc được (ghi ký hiệu X) thì khi làm phép chia không chia cho những lần có dấu X.

Tương tự như vậy ghi và tính toán cho các kỳ quan trắc còn lại.

Ở phía dưới góc trái của trang 2 là bảng ghi các đặc trưng tháng về gió. Cột đầu ghi tốc độ gió trung bình tháng. Tốc độ gió trung bình tháng tính bằng cách cộng tốc độ gió của cả tháng, đem chia cho số lần có tốc độ gió trong tháng. Kết quả lấy tròn đến một số thập phân, ghi vào cột "Tốc độ gió trung bình", có ghi cả dấu thập phân và đơn vị đo (m/s). Cột thứ hai ghi tốc độ gió mạnh nhất trong tháng chọn từ cột 11 và hướng tương ứng từ cột 12.

Từ cột thứ 13 đến cột thứ 22 của trang 2 BHV-1, ghi các kết quả quan trắc sóng lúc 7 giờ. Cột thứ 13 ghi kiểu sóng, cột 14 ghi dạng sóng, cột 15 ghi trạng thái mặt biển, cột 16 ghi hướng sóng, cột 17 ghi độ cao sóng lớn nhất, cột 18 ghi cấp sóng (các giá trị này được chuyển từ sổ SHV-1 sang). Từ cột 19 đến cột 22 ghi giá trị trung bình các yếu tố sóng (các giá trị trung bình độ cao, độ dài, tốc độ và chu kỳ lấy từ các dòng "Trung bình" trong sổ SHV-1). Đối với trạng thái mặt biển (cột 15) và cấp sóng (cột 18) cũng tính tổng cho 10 ngày một, cho cả tháng rồi ghi vào dòng tương ứng. Lấy tổng cả tháng chia cho số lần có số liệu, kết quả ghi vào dòng "Trung bình tháng". Giá trị trung bình tháng của trạng thái mặt biển (quy tròn đến một chữ số sau dấu thập phân) được ghi bằng chữ số Ả Rập có ghi cả dấu thập phân. Giá trị trung bình tháng của cấp sóng (quy tròn đến số nguyên) được ghi bằng chữ số La Mã, nhưng giá trị cộng cấp sóng 10 ngày một và cả tháng thì ghi bằng chữ số Ả Rập.

Trang 3 của BHV-1 ghi kết quả quan trắc sóng vào lúc 13 và 19 giờ, cách ghi tương tự như cách ghi ở kỳ quan trắc sóng 7 giờ. Riêng kỳ quan trắc 19 giờ, nếu làm quan trắc không đúng giờ quy định thì phải gạch số 19 ở hàng thứ 2 trên xuống và ghi giờ quan trắc thực chính xác đến phút vào bên cạnh.

Bảng "Số ngày có các loại cấp sóng" ở cuối trang 2 ghi như sau:

Dòng "Sóng cấp 0 và cấp I trong tất cả các giờ quan trắc" ghi số lượng ngày trong tháng ở cả ba kỳ quan trắc (7, 13, 19 giờ) có sóng cấp 0 hoặc cấp I. Dòng "Tối thiểu có một lần sóng cấp IV trong giờ quan trắc" ghi số lượng ngày trong tháng có sóng cấp IV xuất hiện ít nhất ở một trong ba kỳ quan trắc (7, 13, 19 giờ). Ví dụ: Trong ngày có sóng cấp 0 ở kỳ quan trắc 7 giờ, cấp 1 ở kỳ quan trắc 13 giờ và sóng cấp IV ở kỳ quan trắc 19 giờ thì ngày đó được tính là ngày có sóng cấp IV. Nhưng nếu trong ngày vừa có sóng cấp IV, vừa có sóng cấp V dù chỉ xuất hiện một lần thì ngày đó không được tính là ngày có sóng cấp IV.

Dòng "Tối thiểu có một lần sóng  cấp V trong giờ quan trắc" ghi số lượng ngày có sóng  cấp V xuất hiện ít nhất một lần trong các kỳ quan trắc.

Khi chọn số ngày có cấp sóng dựa vào các cột 18, 28, 38 ở trang 2 và 3 để chọn.

Dòng "Tối thiểu có một lần sóng lừng trong giờ quan trắc" ghi số lượng ngày có sóng lừng xuất hiện ít nhất một lần trong các kỳ quan trắc, chọn ở các cột 13, 23, 33. Nếu có ký hiệu L hoặc L/G hoặc G/L ở cột kiểu sóng thì ngày đó tính là ngày có sóng lừng.

Bảng "Trị số cực đại của các yếu tố sóng biển" ở cuối trang 3 của BHV- 1 ghi như sau:

Ở cột "Trạng thái mặt biển (cấp)", dòng "trị số" ghi trạng thái mặt biển lớn nhất (chọn ở các cột 15, 25, 35), dòng "Hướng" ghi hướng gió ứng với trạng thái mặt biển lớn nhất (ví dụ: trạng thái mặt biển lớn nhất xuất hiện vào kỳ quan trắc 13 giờ ngày 17 thì sẽ lấy hướng gió ở kỳ quan trắc 13 giờ cùng ngày), dòng "Ngày" ghi ngày xuất hiện trạng thái mặt biển lớn nhất.

Ở cột "Độ cao sóng (m-cấp)", dòng "Trị số" ghi độ cao sóng lớn nhất và cấp tương ứng (chọn ở các cột 17, 27, 37 và 18, 28, 38), dòng "Hướng" ghi hướng sóng tương ứng với sóng lớn nhất (chọn ở các cột 16, 26, 36), dòng "Ngày" ghi ngày xuất hiện sóng cao nhất.

Các cột "Độ dài", "Tốc độ" ghi tương tự như cột "Độ cao", chỉ khác các yếu tố cực đại này chọn trong tất cả các lần quan trắc của các kỳ quan trắc ghi trong sổ SHV-1.

Ở cột "Chu kỳ", dòng "Trị số" ghi chu kỳ sóng trung bình lớn nhất (chọn ở các cột 22, 32, 42), dòng "Hướng" ghi hướng sóng có chu kỳ trung bình lớn nhất, dòng "Ngày" ghi ngày xuất hiện sóng có chu kỳ lớn nhất.

Khi các trị số cực đại xuất hiện ở nhiều hướng và nhiều ngày thì ghi như sau: nếu từ ba hướng và ba ngày trở xuống thì dòng "Hướng" và "Ngày" ghi đầy đủ cụ thể từng hướng, từng ngày. Nếu nhiều hơn ba hướng và ba ngày thì ở các dòng đó ghi "Nhiều hướng", "Nhiều ngày".

Trang 4 của BHV-1 ghi kết quả quan trắc các yếu tố mực nước, nhiệt độ nước, độ muối, tầm nhìn xa phía biển, sáng biển. Các yếu tố này được chuyển từ sổ SHV-1 sang. Cột thứ 44 ghi ngày trong tháng. Từ cột 45 đến cột 48 ghi số liệu mực nước ở các kỳ quan trắc 1, 7, 13, 19 giờ (chuyển từ sổ SHV-1 sang). Cột 49 ghi tổng mực nước của 4 kỳ quan trắc trong ngày. Cột 50 ghi mực nước trung bình ngày tính bằng cách lấy tổng mực nước ngày ở cột 49 chia cho số lần có số liệu trong ngày, lấy tròn đến số nguyên (đến cm).

Ở từng cột, từ cột 45 đến cột 49, cứ 10 ngày một tính tổng các giá trị ghi trong cột, ghi vào các dòng "Cộng 10 ngày đầu", "Cộng 10 ngày giữa", "Cộng 10 ngày cuối". Nếu tháng có 31 ngày thì tổng của 11 ngày cuối cũng ghi vào dòng "Cộng 10 ngày cuối". Sau khi cộng hết từng 10 ngày một, tiến hành cộng cho cả tháng bằng cách lấy tổng các trị số ghi ở các dòng "Cộng 10 ngày đầu", "Cộng 10 ngày giữa", "Cộng 10 ngày cuối", kết quả ghi vào dòng "Cộng cả tháng". Lấy tổng cả tháng chia cho số lần có số liệu trong tháng, quy tròn thương số đến số nguyên, ghi kết quả vào dòng "Trung bình tháng".

Ở cột 50, các dòng "Cộng 10 ngày đầu", "Cộng 10 ngày giữa", "Cộng 10 ngày cuối", "Cộng cả tháng", "Trung bình tháng", ghi như sau: Lấy từng trị số ghi ở dòng "Cộng 10 ngày đầu", "Cộng 10 ngày giữa", "Cộng 10 ngày cuối", "Cộng cả tháng" của cột 49 chia cho 4, các kết quả ghi vào dòng tương ứng ở cột 50. Lấy trị số ở dòng "Cộng cả tháng" của cột 49 chia cho tổng số số liệu trong tháng ở tất cả các kỳ quan trắc, kết quả làm tròn đến số nguyên (đến cm), ghi vào dòng "Trung bình tháng" của cột 50.

Tương tự như đối với mực nước, ghi và tính tổng số, giá trị trung bình ngày, 10 ngày, tháng, cho nhiệt độ nước (Từ cột 51 đến 56) và độ muối (Từ cột 57 đến cột 62).

Chú ý: giá trị trung bình của mực nước lấy chính xác đến cm, giá trị trung bình của nhiệt độ nước lấy chính xác đến 0,10C, giá trị trung bình của độ muối lấy chính xác đến 0,1 0/00.

Từ cột 63 đến cột 66 ghi tầm nhìn xa và hiện tượng giới hạn tầm nhìn xa. Cột 63 ghi tầm nhìn xa của kỳ quan trắc 1 giờ. Tầm nhìn xa ghi bằng cấp, phía phải bên cạnh cấp ghi ký hiệu hiện tượng làm giảm tầm nhìn (nếu có). Cột 64, 65, 66 ghi cho các kỳ quan trắc 7, 13 và 19 giờ. Đối với tầm nhìn xa không cần tính tổng và trung bình.

Cột 67 ghi sáng biển. Chọn từ sổ SHV-1 loại sáng biển có cường độ mạnh nhất trong ngày ghi vào cột này. Ví dụ: ngày 16, trong sổ SHV-1 sáng biển có cường độ mạnh nhất trong ngày là T2, ghi T2 vào dòng của ngày 16 cột 67.

Đối với sáng biển cũng tính tổng cường độ của 10 ngày một, tổng tháng và trung bình tháng (cường độ sáng biển là trị số được ghi ở chỉ số dưới cạnh bên phải ký hiệu kiểu sáng biển). Cường độ trung bình tháng lấy đến một chữ số sau dấu thập phân. Khi tính trung bình tháng của sáng biển, những ngày có "ost" trong bảng BHV-1 là những ngày không có số liệu nên không được tính vào khi chia.

Phía dưới trang 4 của BHV-1 (dưới dòng "Các trị số đặc biệt trong tháng") là các bảng ghi các trị số đặc trưng trong tháng:

- Bảng 1 ghi các trị số đặc biệt của mực nước, nhiệt độ nước và độ muối. Dòng "Trung bình ngày cực đại" ghi giá trị trung bình ngày lớn nhất của mực nước, nhiệt độ nước và độ muối (chọn ở các cột 50, 56 và 62) vào cột "Trị số" và ngày xảy ra các giá trị đó vào cột "Ngày" tương ứng với từng yếu tố. Dòng "Trung bình ngày cực tiểu" ghi giá trị trung bình ngày nhỏ nhất của mực nước, nhiệt độ nước, độ muối (chọn ở các cột 50, 56, 62) vào cột "Trị số" và ngày xảy ra vào cột "Ngày" tương ứng cho từng yếu tố. Dòng "Cực đại theo 4 quan trắc chính" ghi trị số lớn nhất trong tất cả các kỳ quan trắc chính (chọn từ các cột 45, 46, 47, 48 đối với mực nước, 51, 52, 53, 54 đối với nhiệt độ, 57, 58, 59, 60 đối với độ muối) vào cột "Trị số" và ngày xảy ra vào cột "Ngày" tương ứng với từng yếu tố. Trường hợp số ngày xảy ra nhiều hơn 3 ngày thì ghi "Nhiều ngày", nếu 3 ngày trở xuống thì ghi cụ thể từng ngày một.

- Bảng 2 ghi số ngày có tầm nhìn xa  cấp 5 và sương mù. Chọn ở cột 63 số ngày có tầm nhìn xa  cấp 5, ghi vào cột "1" (tại kỳ quan trắc 1 giờ). Tương tự, chọn ở các cột 64, 65, 66 rồi ghi vào các cột "7", "13", "19" (tại kỳ quan trắc 7, 13, 19 giờ). Chọn ở các cột 63, 64, 65, 66 những ngày có sương mù. Nếu trong ngày có ít nhất một kỳ quan trắc có sương mù thì ngày đó được tính là ngày có sương mù, ghi số ngày có sương mù trong tháng vào cột "Số ngày" ở phần sương mù. Cột bên cạnh ghi tỉ lệ số ngày có sương mù trong tháng bằng phần trăm, tính bằng cách chia số ngày có sương mù trong tháng cho số ngày trong tháng, nhân với 100%, làm tròn đến một số thập phân sau dấu phẩy và ghi kết quả vào cột "Tỷ lệ %".

- Bảng 3 ghi sáng biển. Cột thứ nhất ghi số ngày có sáng biển trong tháng, chọn ở cột 67. Nếu sáng biển có cường độ từ cấp 1 trở lên thì được coi là ngày có sáng biển. Cột thứ 2 ghi cấp sáng biển thịnh hành. Chọn trong cột 67, nếu cấp nào chiếm nhiều ngày hơn thì đó là cấp thịnh hành. Nếu có hai hoặc nhiều cấp chiếm số ngày nhiều như nhau thì cấp nào lớn nhất được chọn là cấp thịnh hành. Khi ghi cấp thịnh hành, cần ghi cả kiểu sáng biển (bằng ký hiệu) tương ứng kèm theo cấp (cường độ) thịnh hành. Nếu có hai hoặc ba kiểu sáng biển cùng cấp thịnh hành, cùng chiếm nhiều ngày như nhau thì cấp thịnh hành được chọn là kiểu sáng biển thường thấy ở khu vực biển quan trắc.

- Bảng 4 ghi các đặc trưng của kỳ nước cường, ghi độ cao nước lớn, nước ròng, ngày giờ xảy ra: bảng này dành cho trạm có máy tự ghi mực nước hoặc có quan trắc nước lớn, nước ròng. Nếu có máy tự ghi mực nước thì trích ở bảng BHV- 2 sang.

- Bảng 5 ghi số ngày có độ muối nước biển ở các cấp khác nhau. Cột "Trung bình" chọn ở cột 62 những ngày có độ muối trung bình 10,0 0/00, ghi số ngày này vào cột " 10,0". Tương tự, chọn ở cột 62 số ngày có độ muối từ 10,1 đến 15,0, 15,1 đến 20,0, từ 20,1 đến 25,0 và > 25,0 rồi ghi vào các cột tương ứng. Cột "Cực trị" chọn ở các cột 57, 58, 59, 60. Chọn số ngày có độ muối < 5,0 0/00, ghi vào cột "< 5,0" (nếu trong ngày có ít nhất một kỳ quan trắc có độ muối < 5,0 0/00 thì ngày đó được tính là ngày có độ muối < 5,0 0/00); chọn số ngày có độ muối < 10,0 0/00, ghi vào cột "< 10,0" (nếu trong ngày có ít nhất một kỳ quan trắc có độ muối < 10,0 0/00 thì ngày đó được tính là ngày có độ muối < 10,0 0/00, kể cả ngày có độ muối < 5,0 0/00); chọn số ngày có độ muối > 32,0 0/00, ghi vào cột "> 32,0" (nếu trong ngày có ít nhất một kỳ quan trắc có độ muối > 32,0 0/00 thì ngày đó được tính là ngày có độ muối > 32,0 0/00).

Khi chuỗi số liệu mất từ 1/3 trở lên thì không tiến hành chọn các đặc trưng.

Mẫu bảng BHV- 1 được trình bày trong Phụ lục M. Những ô có gạch chéo trong bảng BHV- 1 là ô bỏ trống, không cần phải ghi gì.



9.4 Cách ghi bảng BHV-2

BHV-2 có tiêu đề "Bảng kê mực nước biển", ghi số liệu tháng về độ cao mực nước từng giờ, nước lớn, nước ròng, thời gian triều dâng, triều rút. Các số liệu quan trắc ghi vào bảng BHV-2 được chuyển từ giản đồ của máy tự ghi mực nước sang.

Việc ghi bảng BHV-2 phải tuân thủ theo các quy định liên quan tại Mục 9.1, Quy phạm này.

BHV- 2 gồm 4 trang, cách ghi cụ thể như sau:

- Trang 1 ghi tháng, năm, tên trạm, hạng trạm, vị trí trạm, họ tên trưởng trạm, quan trắc viên, chú thích, họ tên người lập bảng (ở trạm), họ và tên người kiểm soát (ở Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực), trưởng trạm (ký tên, đóng dấu), nhận xét của Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực, nhận xét của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Biển. Phía dưới trang 1 ghi họ và tên người phúc thẩm (ở Trung tâm Khí tượng Thủy văn Biển), họ và tên người duyệt (ở Trung tâm Khí tượng Thủy văn Biển);

- Trang 2 và 3 ghi mực nước từng giờ đã quy về "0" trạm và các giá trị trung bình. Phía trên cùng, góc trái, dòng "Trạm khí tượng hải văn" ghi tên trạm, góc phải, dòng "Tháng.......năm......" ghi tháng, năm. Cột thứ nhất ghi ngày trong tháng (đã ghi sẵn). Từ cột thứ 2 (cột "0") đến cột thứ 25 (cột "23") ghi mực nước từng giờ, bắt đầu từ 0 giờ đến 23 giờ. Mực nước từng giờ của mỗi ngày được chuyển từ giản đồ sang. Tại từng cột, từ cột "0" đến cột "23" cứ 10 ngày một tính tổng mực nước và ghi vào các dòng "Cộng 10 ngày đầu", "Cộng 10 ngày giữa", "Cộng 10 ngày cuối". Sau đó tính tổng mực nước trong cả tháng và ghi vào dòng "Cộng cả tháng". Dòng "Trung bình tháng" ghi mực nước trung bình tháng tại từng giờ, tính bằng cách lấy tổng mực nước cả tháng tại từng giờ chia cho số lần có số liệu trong giờ đó, làm tròn kết quả đến cm. Cột "Tổng cộng" (cột thứ 26) ghi tổng mực nước từng giờ trong ngày, tính bằng cách cộng mực nước từng giờ từ 0 đến 23 giờ. Cột này cũng tính tổng 10 ngày một, tổng cả tháng và trung bình tháng như các cột giờ. Cột "Trung bình hàng ngày" (cột thứ 27) ghi mực nước trung bình ngày, tính bằng cách lấy tổng mực nước từng giờ trong ngày ở cột "Tổng cộng" chia cho số lần có số liệu trong ngày (số lần có số liệu trong ngày bằng 24 nếu số liệu đầy đủ). Ô cuối cùng của cột này ghi mực nước trung bình tháng tính bằng cách lấy tổng mực nước của cả tháng ở hàng "Cộng cả tháng" của cột "Tổng cộng" chia cho số lần có số liệu trong tháng. Cột "Trung bình 4 quan trắc" (cột thứ 28) ghi mực nước trung bình ngày tính từ 4 quan trắc (lấy từ cột 50 của BHV-1). Ở cột này cũng tính tổng 10 ngày một, tổng cả tháng và trung bình tháng như các cột giờ. Cột cuối cùng "Hiệu số" ghi chênh lệch giữa mực nước trung bình ngày tính theo 24 giờ và trung bình ngày tính theo 4 kỳ quan trắc. Nếu mực nước trung bình tính theo 4 kỳ quan trắc lớn hơn tính theo 24 giờ thì hiệu số mang dấu (+), trường hợp ngược lại mang dấu (-);

- Trang 4 gồm 2 bảng: bảng bên trái có tiêu đề "Giờ và độ cao nước lớn và nước ròng", ghi giờ và độ cao nước lớn, nước ròng. Bảng bên phải có tiêu đề "Thời gian triều dâng, triều rút", ghi thời gian triều dâng, triều rút. Số liệu ghi vào hai bảng này được chuyển từ giản đồ của máy tự ghi mực nước sang.

Bảng bên trái, cột đầu tiên ghi ngày trong tháng (đã ghi sẵn). Cột thứ hai (cột "Thời gian"), cột thứ 3 (cột "Độ cao") để ghi thời gian xuất hiện và độ cao của nước lớn cao. Cột thứ 4, cột thứ 5 (tương tự như cột thứ 2, cột thứ 3) ghi thời gian xuất hiện và độ cao của nước lớn thấp. Cột thứ 6, cột thứ 7 ("Thời gian", "Độ cao") ghi thời gian xuất hiện và độ cao của nước ròng cao. Cột thứ 8, cột thứ 9 ("Thời gian", "Độ cao") ghi thời gian xuất hiện và độ cao của nước ròng thấp.

Đối với trạm có nhật triều đều (mỗi ngày chỉ có một nước lớn, một nước ròng) thì ghi nước lớn vào cột nước lớn cao và nước ròng vào cột nước ròng thấp. Các cột còn lại bỏ trống.

Trường hợp bán nhật triều đều, mỗi ngày có hai lần nước lớn (cao, thấp), hai lần nước ròng (cao, thấp) thì nước lớn cao ghi vào 2 cột của phần nước lớn cao, nước lớn thấp ghi vào 2 cột của phần nước lớn thấp. Nước ròng cao, nước ròng thấp cũng ghi vào các cột tương ứng của phần nước ròng.

Khi chuyển nước lớn, nước ròng từ giản đồ sang, phải căn cứ vào trình tự cao thấp của nước lớn (nước ròng) trong ngày. Nước lớn cao và nước ròng cao phải ghi đúng vào cột "Cao". Nước lớn thấp và ròng thấp phải ghi đúng vào cột "Thấp".

Trong thực tế thường gặp các trường hợp:

a) Có 1 nước lớn, 2 nước ròng (cao, thấp) trong 1 ngày: trong trường hợp này phải xác định nước lớn trong ngày thuộc về nước lớn cao hay nước lớn thấp bằng cách:

- So sánh thời gian xuất hiện của nước lớn này với thời gian xuất hiện của nước lớn cao (hoặc nước lớn thấp) tại các ngày trước và sau, nếu thời gian xuất hiện của nước lớn này phù hợp với quy luật biến đổi thời gian xuất hiện của nước lớn cao (hoặc nước lớn thấp) thì nước lớn này thuộc về nước lớn cao (hoặc nước lớn thấp);

- So sánh độ cao của nước lớn này với độ cao của nước lớn cao (hoặc nước lớn thấp) của các ngày trước và sau, nếu độ cao của nước lớn này phù hợp với quy luật biến đổi độ cao của nước lớn cao (hoặc nước lớn thấp) thì nước lớn này thuộc về nước lớn cao (hoặc nước lớn thấp).

- Khi cả hai phương pháp trên không phân loại được nước lớn cao hay nước lớn thấp thì so sánh độ cao nước lớn này với độ cao trung bình tháng của nước lớn (kể cả cao, thấp). Nếu độ cao nước lớn này cao hơn hoặc bằng độ cao trung bình tháng của nước lớn thì nước lớn này thuộc về nước lớn cao, trường hợp ngược lại thuộc về nước lớn thấp.

b) Có 1 nước ròng, 2 nước lớn (cao, thấp): Trường hợp này tiến hành tương tự như trường hợp trên, chỉ khác từ "nước lớn" thay bằng "nước ròng".

Những ngày triều chỉ có một đỉnh hai chân hoặc hai đỉnh một chân phải chú ý ghi nước lớn, nước ròng vào đúng các cột của nó. Để tránh nhầm lẫn cần chú ý thời gian xuất hiện các nước lớn, nước ròng. Đối với bán nhật triều, thông thường thời gian xuất hiện nước lớn (nước ròng) của những ngày liền kề không chênh nhau quá 6 giờ; và nước ròng thấp trong tháng không lớn hơn mực nước trung bình tháng.

Dòng "Tổng cộng" ghi tổng độ cao nước lớn (nước ròng) trong tháng ở từng cột "Cao", "Thấp".

Dòng "Trung bình" ghi nước lớn (ròng) trung bình trong tháng ở từng cột "Cao", "Thấp", tính bằng cách lấy tổng cả tháng chia cho số lần có số liệu và làm tròn thương số đến cm.

Bảng bên phải ghi thời gian triều dâng, triều rút gồm 6 cột. Hai cột đầu ghi thời gian triều dâng, triều rút cho trường hợp nhật triều. Thời gian triều dâng ghi vào cột thứ nhất, triều rút ghi vào cột thứ hai. Bốn cột còn lại dành để ghi thời gian triều dâng (rút) cho trường hợp bán nhật triều. Thời gian triều dâng lần thứ nhất ghi vào cột thứ ba "TD", lần thứ hai ghi vào cột thứ năm "TD’". Thời gian triều rút, lần thứ nhất ghi vào cột thứ tư "TR", lần hai ghi vào cột thứ 6 "TR’".

Thời gian triều dâng (rút) trích từ giản đồ sang theo trình tự thời gian và ghi bằng giờ phút.

Ở dòng thứ hai tính từ dưới lên ghi tổng thời gian triều dâng (rút) trong tháng tính bằng cách cộng thời gian triều dâng (rút) của tất cả các ngày trong tháng. Phải cộng giờ riêng, phút riêng, sau đó quy phút sang giờ bằng cách chia tổng số phút cho 60, thương số là (giờ) cộng sang phần giờ, số dư là phút giữ nguyên và ghi vào phần phút.

Dòng cuối cùng ghi thời gian triều dâng (rút) trung bình trong tháng. Tính bằng cách lấy tổng số thời gian triều dâng (rút) chia cho số lần có số liệu trong tháng. Chia riêng phần giờ cho số lần có số liệu. Số dư của phép chia đổi thành phút bằng cách nhân số dư đó với 60 phút, sau đó cộng với phần phút, đem chia cho số lần có số liệu. Lấy tròn thương số đến phút, ghi vào phần phút của giá trị trung bình.



Phía dưới trang 4 là bảng ghi các trị số đặc biệt trong tháng. Dòng "Mực nước trung bình" ghi mực nước trung bình tháng lấy ở ô tương ứng với dòng "Trung bình" tháng và cột "Trung bình hàng ngày" ở trang 3. Dòng "Mực nước cao nhất" ghi mực nước cao nhất trong tháng và thời gian (giờ, phút, ngày) xảy ra. Chọn từ cột "Nước lớn cao" ở bảng trên (bảng bên trái). Dòng "Mực nước thấp nhất" ghi mực nước thấp nhất trong tháng và thời gian (giờ, phút, ngày) xảy ra. Chọn từ cột "Nước ròng thấp" ở bảng trên (bảng bên trái). Dòng "Thời gian triều dâng lớn nhất" ghi thời gian triều dâng lớn nhất và ngày xảy ra trong tháng. Chọn từ cột "TD" hoặc "TD’" của bảng bên phải. Dòng "Thời gian triều rút lớn nhất" ghi thời gian triều rút lớn nhất và ngày xảy ra trong tháng được chọn từ cột "TR" hoặc "TR’" của bảng trên bên phải.

Mẫu bảng BHV- 2 được trình bày trong Phụ lục N, Quy phạm này.
Каталог: Lists -> vbpq -> Attachments
Attachments -> TỈnh bến tre độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Ban hành kèm theo Thông tư số: 29/2004/tt-btnmt
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> PHỤ LỤC: MẪu văn bảN Áp dụng thống nhất trong công tác bổ nhiệM (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/tt-btp ngày 01 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) Mẫu số: 01/bncb
Attachments -> PHỤ LỤc I khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố ĐỊNH
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI
Attachments -> UỶ ban nhân dân tỉnh sơn la cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> PHỤ LỤc số I mẫu phiếu nhận hồ SƠ

tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương