CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tiêu chuẩn ngành quy phạm quan trắc hải văn ven bờ



tải về 0.52 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.52 Mb.
#27482
1   2   3   4   5   6

7.2 Phân cấp cường độ sáng biển

Cường độ sáng biển được chia thành 5 cấp từ 0 đến 4 và được mô tả trong Bảng 10.



Bảng 10: Phân cấp cường độ sáng biển

Cấp

Kiểu sáng biển (ký hiệu)




Sáng tia (T)

Sáng sữa (S)

Sáng đám sinh vật lớn ( SVL)

0

Đã quan trắc nhưng không nhìn thấy, kể cả khi có tác động cơ học

1

Rất khó thấy hoặc chỉ thấy rõ khi có tác động cơ học vào nước biển.

Rất khó thấy sáng biển, không sáng rõ hơn dù có tác động cơ học.

Trên một mét vuông mặt biển thấy lác đác những sinh vật sáng kích thước nhỏ hơn 10 cm.

2

Thoạt trông đã thấy rõ ngay sáng biển nhưng chỉ thấy sáng ở mép nước và trên đầu sóng gió hoặc sóng lừng.

Sáng yếu nhưng cũng thấy ngay, tuy nhiên, không sáng rõ hơn dù có tác động cơ học.

Trên một mét vuông mặt biển có hàng trăm sinh vật sáng, kích thước nhỏ hơn 10 cm hoặc có lác đác sinh vật sáng, kích thước lớn hơn 10 cm.

3

Thấy rất rõ sáng biển trên các lưỡi sóng gió và sóng lừng, vào những đêm tối trời, nó vẽ thành những viền sáng quanh các vật như mỏm đá, tàu, thuyền ...

Sáng vừa khi có tác động cơ học cũng không sáng rõ thêm.

Trên một mét vuông mặt biển có hàng trăm sinh vật sáng, kích thước nhỏ hơn 10 cm hoặc hàng chục sinh vật sáng, kích thước lớn hơn 10 cm.

4

Sáng biển rõ đặc biệt (khác thường) không những thấy trong trường hợp sóng lớn mà cả khi sóng rất nhỏ.

Sáng rất rõ nhưng không sáng rõ thêm khi có tác động cơ học.

Sáng khắp một vùng (thường thấy từng đám hay từng dải sáng, có những đám sinh vật kích thước lớn 10-30 cm hay hơn.

7.3 Địa điểm quan trắc sáng biển

7.3.1 Địa điểm quan trắc sáng biển phải thoả mãn các điều kiện sau:

a) Quan trắc sáng biển chọn nơi tốt nhất ở ven bờ, tránh ảnh hưởng của ánh sáng từ bờ và tàu hắt tới;

b) Không thực hiện ở những nơi thường xuyên có độ muối thấp và có pha nước ngọt, vì ở đó không bao giờ xuất hiện sáng biển.

7.3.2 Có thể chọn địa điểm quan trắc sáng biển tại nơi quan trắc nhiệt độ và độ muối nước biển, nếu nơi này thoả mãn điều kiện trên.

7.4 Quan trắc sáng biển, ghi sổ, chỉnh lý sơ bộ số liệu quan trắc sáng biển

7.4.1 Quan trắc sáng biển

Hàng ngày quan trắc sáng biển vào 1, 19 giờ. Căn cứ vào bảng phân cấp cường độ phát sáng của biển mà quan trắc viên xác định:

a) Kiểu "sáng tia": khi thấy kiểu sáng này, ghi chữ T trong sổ quan trắc và ghi kèm cấp sáng biển tương ứng. Ví dụ: T2 là kiểu sáng tia, có cường độ cấp 2;

b) Kiểu "sáng sữa": khi quan trắc thấy sáng sữa, ghi vào sổ ký hiệu S và cấp tương ứng. Ví dụ: S3 là kiểu sáng sữa, cường độ cấp 3;

c) Kiểu "sáng đám sinh vật lớn": khi quan trắc thấy có sáng sinh vật, ghi vào sổ ký hiệu SVL và cấp tương ứng.

7.4.2 Ghi số liệu quan trắc sáng biển

a) Ghi số liệu quan trắc sáng biển vào sổ SHV-1 phải tuân thủ theo quy định tại Điều 1.10.1, Mục 9.1, 9.2, Quy phạm này.

b) Thông thường vào những ngày có trăng sáng không thể quan trắc được sáng biển. Tuy nhiên vào lúc quan trắc, trăng lại khuất vào mây ta vẫn có thể quan trắc được sáng biển, trong trường hợp này phải ghi chú thêm ký hiệu (TR) vào bên phải kiểu sáng biển (ví dụ T2 (TR)). Trường hợp vì sáng trăng mà không quan trắc được sáng biển thì ghi ký hiệu "ost" vào sổ.

c) Khi quan trắc mà hoàn toàn không thấy sáng biển thì ghi "0" vào sổ quan trắc.



7.4.3 Chỉnh lý sơ bộ số liệu quan trắc sáng biển

a) Chỉnh lý sơ bộ số liệu quan trắc sáng biển phải tuân thủ theo quy định ở Khoản a, Điều 1.10.2, Quy phạm này.

b) Kiểm tra cách ghi số liệu quan trắc.

c) Kiểm tra tính hợp lý giữa những ngày trăng sáng (trước ngày rằm, ngày rằm, sau ngày rằm) với số liệu quan trắc sáng biển của những ngày đó.



8. QUAN TRẮC NHỮNG HIỆN TƯỢNG KHÍ TƯỢNG HẢI VĂN NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT NGUY HIỂM Ở VÙNG VEN BIỂN

8.1 Hiện tượng khí tượng hải văn đặc biệt nguy hiểm (HTKTHVĐBNH) và hiện tượng khí tượng hải văn nguy hiểm (HTKTHVNH)

8.1.1 HTKTHVĐBNH và HTKTHVNH trong dải ven bờ biển gồm có:

a) Mực nước biển lên quá lớn khi có nước dâng;

b) Các cửa sông bị tắc do lũ lụt và hạ mức nước quá thấp;

c) Sóng thần;

d) Sóng biển quá lớn;

đ) Sóng xô bờ, vỗ bờ quá lớn;

e) Sóng tràn;

g) Gió mạnh trên biển;

h) Sự xâm nhập nước mặn quá sâu vào vùng cửa sông;

i) Dòng chảy ven bờ quá mạnh;

k) Sóng co kéo (sóng cộng hưởng trong cảng);

l) Các biến thiên lớn của nhiệt độ nước biển ở vùng ven bờ;

m) Tăng đột ngột hàm lượng các chất ô nhiễm;

n) Sự giảm mạnh ô xy hoà tan trong nước.

o) Trong tự nhiên còn gặp các hiện tượng ít xảy ra như cá, chim bị chết hàng loạt do nhiều nguyên nhân khác nhau (ô nhiễm dầu, phát sáng mạnh mẽ bất bình thường của biển, tích luỹ rong rêu quá nhiều). Các hiện tượng này phải quan trắc, ghi lại và thông báo dưới dạng như HTKTHVNH và các hiện tượng khí tượng hải văn ít gặp (HTKTHVIG).

8.1.2 Đặc trưng của các HTKTHVĐBNH, HTKTHVNH và hiện tượng khí tượng hải văn ít gặp

Các đặc trưng định lượng của những HTKTHVĐBNH, HTKTHVNH và HTKTHVIG không giống nhau đối với các vùng biển khác nhau. Cơ quan có thẩm quyền sẽ quy định cụ thể các đặc trưng định lượng của những hiện tượng này cho từng trạm xuất phát từ đặc điểm của chế độ thuỷ văn, điều kiện địa lý tự nhiên khu vực trạm và các đặc điểm hoạt động sản xuất của các tổ chức kinh tế, xã hội cần được phục vụ.

a) Mực nước biển: mực nước dâng và hạ xuống quá các mực nước cực trị được coi là HTHVĐBNH khi nó làm ngập các vùng dân cư, các công trình ven biển, gây thiệt hại cho tàu thuyền và các đối tượng kinh tế khác cũng như làm gián đoạn giao thông ven biển. Tại mỗi trạm mực nước cực trị (cực đại và cực tiểu) do cơ quan có thẩm quyền quy định.

b) Sóng thần: sóng thần là các sóng xuất hiện đột ngột trên biển và đại dương do hiện tượng động đất, núi lửa ngầm gây nên, lan truyền với tốc độ lớn và tăng đột ngột về chiều cao khi tiến vào bờ. Độ cao của sóng thần có thể đạt tới hàng chục mét, chu kỳ từ vài phút tới 60 phút. Sóng thần được coi là HTHVĐBNH khi mực nước biển dâng cao bất thường.

c) Sóng biển: sóng biển được coi là đặc biệt nguy hiểm khi độ cao của chúng ở ngoài khơi đạt tới 8 m hoặc lớn hơn. Trong các khu vực ven bờ khác nhau, độ cao của các sóng lớn nhất được coi là nguy hiểm có thể thấp hơn 8 m. Đối với vùng ven biển ở từng trạm hải văn, đã thiết lập các trị số cực trị của độ cao sóng để làm căn cứ xác định sóng biển được coi là đặc biệt nguy hiểm hay không.

Nếu bắt đầu từ một độ cao xác định mà sóng gây nguy hiểm và độ cao đó nhỏ hơn giá trị trung bình nhiều năm của giá trị cực đại thì độ cao đó cũng được coi là độ cao cực trị, và bắt đầu từ trị số đó, sóng được coi là HTHVĐBNH. Độ cao của sóng leo, độ dài của nó và độ cao sóng vọt cũng được xác định bằng phương pháp đó.

d) Gió mạnh trên biển: gió mạnh xảy ra trên biển (bão, áp thấp nhiệt đới, vòi rồng) với tốc độ 30-35 m/s thuộc loại HTKTHVĐBNH.

Vòi rồng bắt đầu với sự tạo thành xoáy mạnh, được hạ thấp xuống mặt biển, lôi kéo và hút nước lên cùng các vật từ biển. Vòi rồng có thể cao tới 100-150 m, chiều rộng khoảng 100 m, các phần tử nước và không khí trong vòi rồng quay quanh một trục thẳng đứng với tốc độ rất lớn.

Vòi rồng di chuyển cùng với mây dông và gió mạnh, tốc độ gió có thể đạt tới 50-70 m/s, vòi rồng có sức phá hoại lớn, trên đường di chuyển của vòi rồng kéo theo bụi cát, mái nhà và các vật nặng hơn. Vòi rồng thường xuất hiện vào mùa hè và thời gian ban ngày. Vòi rồng có thể kéo dài từ vài phút cho tới vài ba giờ. Khi quan trắc vòi rồng, xác định kích thước, hình dạng, hướng chuyển động, địa điểm xuất hiện và những phá hoại kèm theo.

đ) Sự xâm nhập mặn vào sâu lục địa vùng cửa sông: sự xâm nhập nước mặn vào sâu trong các cửa sông do các trạm ở các cửa sông ghi nhận. Nước có độ muối bằng hoặc lớn hơn 1 0/00 được coi là nước biển. Sự xâm nhập của nước biển được coi là rất nguy hiểm đối với công nghiệp (kết tủa muối trong các ống), đối với các trung tâm cấp nước (cặn, cáu) làm giảm chất lượng của nước uống .... Khi độ muối đạt tới 1 0/00 hay lớn hơn, tại các trạm, tiến hành quan trắc dày hơn và thông báo cho các tổ chức kinh tế xã hội quan tâm.

e) Dòng chảy biển rất mạnh: tại tất cả các trạm, dòng chảy ven bờ nếu có tốc độ đạt tới 1 m/s hoặc lớn hơn thì được coi là hiện tượng hải văn nguy hiểm. Ngoài các trạm ra, tại nơi thường xuyên quan trắc được tốc độ dòng chảy như vậy thì hiện tượng này cũng được coi là hiện tượng hải văn nguy hiểm, ví dụ như dòng triều trong các eo, vũng, vịnh.

Tại các trạm trong vùng có dòng chảy mạnh, dòng chảy được coi là HTHVĐBNH khi tốc độ bằng 3 m/s hoặc lớn hơn. Thông báo về dòng chảy mạnh hiếm thấy ở vùng ven bờ được xác nhận khi tốc độ của dòng chảy được đo bằng máy hoặc được xác định theo các vật trôi.

g) Sóng co kéo là hiện tượng gây ra các chuyển động tuần hoàn của tàu đỗ ở trong cảng, tàu chuyển động ra và vào, đập vào thành cầu cảng. Khi sóng co kéo lớn, biên độ chuyển động của tàu lớn, có thể gây ra đứt dây neo. Các chuyển động tuần hoàn mạnh, làm tàu đỗ trong cảng gặp khó khăn và ngăn cản việc bốc dỡ hàng, đôi khi buộc tàu phải rời cảng. Khi có sóng co kéo xuất hiện trong cảng thì xác định đó là HTHVNH hoặc HTHVĐBNH.

h) Các dao động lớn của nhiệt độ nước biển vùng ven bờ được coi là HTHVNH khi nhiệt độ nước từ quan trắc này sang quan trắc khác (trong 6 giờ) tăng hoặc giảm lớn hơn 50 C.

i) Sự tăng hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong dải ven bờ biển từ 10-100 lần hàm lượng giới hạn cho phép được coi là HTHVNH. Đối với các sản phẩm dầu hoả, phenol, các hợp chất của đồng, sự tăng hàm lượng từ 30-100 lần hàm lượng giới hạn cho phép được coi là HTHVNH.

Sự tăng hàm lượng các chất gây ô nhiễm lớn hơn 100 lần hàm lượng giới hạn cho phép thì được coi là HTHVĐBNH. Dầu hoả hoặc váng dầu bao phủ hơn 1/3 diện tích dải ven bờ, gây cho cá, chim, thực vật chết hàng loạt và nước bốc mùi hôi, tạo nên tính chất không bình thường của nước vùng đó là HTHVĐBNH.

Trình tự quan trắc HTHVĐBNH (hoặc HTHVNH) về các chất gây ô nhiễm và quy tắc báo cáo đối với mỗi trạm do cơ quan có thẩm quyền quy định.

k) Giảm hàm lượng ô xy trong nước biển: hàm lượng oxy trong nước biển giảm tới 2 mg/l được coi là HTHVNH và dưới 2 mg/l được coi là HTHVĐBNH.



8.2 Nội dung quan trắc HTKTHVĐBNH, HTKTHVNH

8.2.1 Quan trắc HTKTHVĐBNH, HTKTHVNH

Quan trắc HTKTHVĐBNH, HTKTHVNH và HTKTHVIG không được chậm chễ, phải bắt đầu khi chúng xuất hiện hoặc khi xuất hiện tình huống khí tượng thuỷ văn có thể gây ra chúng. Ví dụ: khi gió bão liên tục, không chỉ gây ra sóng lớn mà còn gây ra dao động mực nước dâng, rút, các biến đổi nhiệt độ bất thường của nước do lớp nước mặt ấm được mang đi và nước lạnh dưới sâu trồi lên, sự xâm nhập nước mặn vào trong sông...

Khi các hiện tượng khí tượng hải văn đạt tới các giới hạn nguy hiểm thì các trạm phải tiến hành quan trắc liên tục, nếu cần thiết phải tổ chức thêm các điểm quan trắc tạm thời. Tiến hành chụp ảnh (nếu trạm được trang bị máy ảnh) các hiện tượng, xác định và mô tả, ghi các giá trị định lượng, thời gian kéo dài, ranh giới lan truyền và tác động của chúng tới các công trình. Trình tự tiến hành quan trắc và thông tin ở các trạm được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ. Các quan trắc viên có kinh nghiệm của các trạm tiến hành quan trắc HTKTHVĐBNH (hoặc HTKTHVNH) phải bảo đảm chính xác số liệu thu được của hiện tượng KTHV: mực nước cao nhất hoặc thấp nhất, ranh giới vùng ngập hoặc bị khô hạn, mức độ thiệt hại của các ngành kinh tế xã hội, nhà ở....

Căn cứ vào số liệu quan trắc, xác định mức độ thiệt hại do các HTKTHVĐBNH hay HTKTHVNH gây ra.

Quan trắc HTKTHVĐBNH hoặc HTKTHVNH phải đặc biệt chú ý các thời điểm xuất hiện và kết thúc hiện tượng.

8.2.2 Mô tả HTKTHVĐBNH và HTKTHVNH

Mô tả HTKTHVĐBNH hoặc HTKTHVNH được trình bày không theo mẫu nhất định, phải rõ địa điểm và thời gian xuất hiện. Trong những điều kiện nào, những gì đã xảy ra trước khi có hiện tượng, hiện tượng đã xảy ra như thế nào? những biểu hiện riêng biệt của nó, các đặc tính và hậu quả. Ghi HTKTHVĐBNH, HTKTHVNH vào trang dành riêng ở sổ SHV-1. Nếu không đủ chỗ thì ghi vào những trang giấy khác đính kèm.



8.2.3 Báo cáo về HTKTHVĐBNH, HTKTHVNH

Báo cáo HTKTHVĐBNH, HTKTHVNH gửi về Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Biển không chậm quá 5 ngày sau khi hiện tượng kết thúc, ở sổ SHV-1 phải ghi chú ngày xảy ra hiện tượng này.

Những báo cáo về HTKTHVĐBNH, HTKTHVNH đang đe doạ hoặc gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân và dân cư, được gửi về Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn quốc gia, Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực bằng điện báo (hoặc vô tuyến điện), hoặc trực tiếp bằng điện thoại. Sau đó, báo cáo chi tiết bằng công văn về HTKTHVĐBNH, HTKTHVNH cho Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Biển, Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực không chậm quá 10 ngày sau khi hiện tượng kết thúc. Đồng thời, các báo cáo này chuyển gấp cho cơ quan chính quyền, các tổ chức liên quan tại khu vực trạm.

Trường hợp HTKTHVĐBNH, HTKTHVNH không gây thiệt hại (như phát quang mạnh, dao động nhiệt lớn ...), gửi báo cáo về Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Biển bằng đường công văn.

Trong báo cáo ghi rõ loại hiện tượng, thời gian và nơi xuất hiện, thời gian và nơi kết thúc, kích thước, cường độ, phạm vi lan rộng, thời gian tồn tại.

9. GHI SỔ QUAN TRẮC VÀ BẢNG SỐ LIỆU QUAN TRẮC

9.1 Chỉ dẫn chung

9.1.1 Ghi sổ quan trắc và bảng số liệu quan trắc phải tuân thủ quy định sau:

a) Kết quả quan trắc phải được ghi chép vào các sổ quan trắc sau khi quan trắc. Quan trắc viên ghi chép trung thực, cẩn thận, rõ ràng và không tẩy xoá. Ngay sau khi kết thúc kỳ quan trắc, các kết quả phải được tiến hành chỉnh lý sơ bộ. Việc chỉnh lý sơ bộ phải tuân thủ theo quy định tại Khoản a, Điều 1.10.2, Quy phạm này, bao gồm: đưa các hiệu chính cần thiết vào các số đo, thực hiện những phép tính cần thiết, phát hiện và loại bỏ những sai số thô, chọn các giá trị đặc trưng của các yếu tố đó.

b) Sau kỳ quan trắc cuối cùng trong ngày, quan trắc viên phải chép các kết quả từ sổ quan trắc sang bảng. Ngày cuối tháng sổ quan trắc phải được ghi hoàn chỉnh. Sang tháng, ngày đầu tháng các bảng số liệu của tháng trước phải được chép hoàn chỉnh. Tuần đầu của tháng này, quan trắc viên tập trung chỉnh biên số liệu của cả tháng trước. Sau khi hoàn thành toàn bộ nội dung chỉnh biên, số liệu được đóng gói gửi về Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực trước ngày 10 tháng này và Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực gửi tài liệu quan trắc đã kiểm soát về Trung tâm KTTV Biển trước ngày cuối cùng của tháng sau. Số liệu quan trắc được ghi vào sổ bằng bút chì đen. Riêng trang bìa, các trang ghi thuyết minh về địa điểm và phương tiện quan trắc và trang bìa cuối của sổ quan trắc được ghi bằng mực đen. Các bảng được ghi bằng mực đen hoặc mực cửu long xanh đen. Việc ghi chép phải rõ ràng, sạch sẽ. Sổ và báo biểu không được nhăn rách. Tuyệt đối không được ghi bằng bút bi.

9.1.2 Ghi trị số quan trắc của các yếu tố vào sổ

a) Sáng biển: ghi kiểu sáng biển bằng ký hiệu, cường độ sáng biển (ghi bằng số nguyên) ghi vào chỉ số dưới bên phải ký hiệu kiểu sáng biển.

b) Nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước, độ muối: ghi bằng số nguyên, lấy trị số thực (chính xác đến 0,10 C và 0,1 o/oo ) nhân với 10 rồi ghi vào sổ, có nghĩa là trị số thực bằng trị số ghi trong sổ chia cho 10 (ví dụ: trị số nhiệt độ quan trắc là 25,70C ghi vào sổ là 257; 25,00 C ghi vào sổ là 250; độ muối 32,4 o/oo ghi vào sổ là 324; 9,0 o/oo thì ghi vào sổ là 90; 0,8 0/00 ghi vào sổ là 8).

c) Mực nước: ghi bằng số nguyên, lấy đến đơn vị 1 cm.

d) Độ cao sóng: trị số thực (độ chính xác đến 0,01 m) bỏ dấu thập phân rồi ghi cả chuỗi các chữ số đã có vào sổ (ví dụ: độ cao sóng quan trắc là 0,52 m, trị số thực là 0,52 bỏ dấu thập phân thành 052, ghi cả chuỗi chữ số đó (là 052) vào sổ; độ cao sóng quan trắc là 1,25 m, ghi vào sổ là 125)

đ) Độ dài sóng: ghi bằng số nguyên lấy chính xác đến mét.

e) Tốc độ truyền sóng: ghi bằng số nguyên, lấy giá trị thực (chính xác đến 0,1 m/s) nhân với 10 rồi ghi vào sổ.

g) Chu kỳ sóng: ghi bằng số nguyên, lấy giá trị thực (chính xác đến 0,1 s) nhân với 10 rồi ghi vào sổ.

h) Tầm nhìn xa phía biển: ghi dưới dạng phân số, tử số là tầm nhìn xa (ghi bằng số nguyên) có ghi thêm đơn vị đo vào chỉ số trên bên phải, mẫu số (ghi bằng số nguyên) là cấp tương ứng.

9.1.3 Ghi trị số quan trắc của các yếu tố vào bảng

a) Đối với bảng BHV-1: trị số quan trắc của các yếu tố ghi vào sổ như thế nào thì khi chuyển sang bảng cũng được ghi như thế. Riêng tầm nhìn xa phía biển, khi chuyển sang bảng chỉ ghi cấp tầm nhìn xa phía biển (bằng số nguyên) và ký hiệu hiện tượng giới hạn tầm nhìn xa (nếu có) vào bên phải.

b) Đối với bảng BHV-2: trị số mực nước từng giờ, thời gian xuất hiện và độ cao nước lớn (NL), nước ròng (NR), thời gian triều dâng, triều rút được ghi vào bảng như cách ghi trên giản đồ.

9.1.4 Tính toán thống kê

a) Khi tính giá trị trung bình phải áp dụng quy tắc làm tròn số đang dùng trong mạng lưới trạm khí tượng thuỷ văn. Quy tắc làm tròn số được trình bày trong Phụ lục O, Quy phạm này.

b) Nếu chuỗi số liệu (chuỗi số liệu ngày, chuỗi số liệu tháng tại từng kỳ quan trắc, chuỗi số liệu cả tháng) bị mất 1/3 số liệu trở lên thì không tính giá trị trung bình của chuỗi đó.

c) Nếu chuỗi số liệu cả tháng bị mất 1/3 số liệu trở lên thì không tiến hành chọn các đặc trưng thống kê và không tính cộng 10 ngày đầu, cộng 10 ngày giữa, cộng 10 ngày cuối, cộng cả tháng ở các bảng BHV-1, BHV-2.



9.2 Cách ghi sổ SHV - 1

SHV-1 là sổ ghi các kết quả quan trắc ở các trạm khí tượng hải văn ven bờ và hải đảo. Mẫu sổ SHV-1 trình bày trong Phụ lục L, Quy phạm này.

Việc ghi sổ quan trắc SHV-1 phải tuân thủ theo các quy định liên quan ở Mục 9.1, Quy phạm này.

Trên trang thứ nhất của bìa ghi tháng, năm quan trắc (ghi bằng chữ số Ả Rập): tên trạm, hạng trạm, vĩ độ, kinh độ của trạm; tên tỉnh; họ và tên trưởng trạm; họ và tên quan trắc viên. Ở phần dưới bên phải, trưởng trạm ký tên và đóng dấu.

Trên trang hai của bìa ghi thuyết minh tóm tắt về địa điểm và phương tiện quan trắc.

Hàng trên cùng "Quan trắc tính theo giờ" ghi là Đài tiếng nói Việt Nam.

Mục quan trắc nhiệt độ và độ muối ghi: địa điểm, thiết bị quan trắc, số hiệu thiết bị và số hiệu chính của thiết bị đo.

Mục quan trắc mực nước biển ghi: địa điểm, số hiệu và độ cao các mốc chính, mốc kiểm tra, kích thước và chất liệu các mốc; số "0" trạm; độ cao của "0" trạm; độ chênh cao giữa "0" thuỷ chí và mốc kiểm tra; ngày, tháng, năm đo dẫn độ cao; họ tên người đo dẫn độ cao; số hiệu và hiệu chính thuỷ chí, cọc quy về "0" trạm; máy đo mực nước, thời gian máy bắt đầu hoạt động tại trạm.

Độ cao các mốc ghi chính xác đến mm; hiệu chính thủy chí, cọc ghi chính xác đến cm.

Trên trang 3 của sổ, mục "Quan trắc sóng" ghi địa điểm, phương pháp quan trắc, diện quan trắc. Nếu quan trắc sóng bằng máy thì ghi thêm máy đo sóng, hệ số K của máy; mô tả phao đo sóng (kích thước, chất liệu, vị trí thả phao đo sóng, độ sâu nơi thả phao, độ dài xích, kích thước và trọng lượng của rùa neo phao).

Mục "Quan trắc tầm nhìn xa phía biển", ghi phương pháp quan trắc. Nếu có các tiêu điểm quan trắc thì mô tả về các tiêu điểm quan trắc (ghi rõ đặc điểm khoảng cách và hướng của các tiêu điểm).

Mục "Quan trắc gió" ghi địa điểm, thiết bị đo, nước sản xuất.

Mục "Quan trắc sáng biển" ghi địa điểm quan trắc sáng biển.

Phần cuối trang "Tình hình và thời gian thay đổi địa điểm, phương tiện quan trắc (công trình, máy, các số hiệu chính)" ghi tất cả những thay đổi (cả thời điểm thay đổi) có liên quan đến công việc quan trắc.

Bắt đầu từ trang 4 ghi các kết quả quan trắc hàng ngày. Mỗi ngày ghi hai trang, trang sau ghi các kết quả quan trắc sóng, trang trước ghi kết quả quan trắc các yếu tố còn lại. Ở trang trước, dòng trên cùng ghi ngày (2 chữ số) - tháng (2 chữ số) - năm (4 chữ số). Ví dụ: quan trắc ngày 2 tháng 3 năm 2006 thì ghi là 02 - 03 - 2006.

Phần đóng khung ghi số liệu quan trắc tại các kỳ quan trắc hàng ngày.

Dòng đầu tiên "Giờ quan trắc" đã ghi giờ quan trắc chính: 1, 7, 13, 19 giờ.

Dòng "Tầm nhìn xa (km/cấp)" ghi tầm nhìn xa và cấp tương ứng dưới dạng phân số, tử số là tầm nhìn xa có ghi đơn vị đo bên cạnh, mẫu số là cấp tương ứng. Ví dụ: tầm nhìn xa phía biển quan trắc được là 15 km (ứng với cấp 7) thì ghi là 15km/7.

Dòng "Hiện tượng giới hạn tầm nhìn xa" ghi bằng ký hiệu các hiện tượng làm giảm tầm nhìn xa (các ký hiệu này được ghi theo quy định của Quy phạm quan trắc khí tượng bề mặt hiện hành).

Phần "Gió" hàng trên ghi hướng, hàng dưới ghi tốc độ. Hướng ghi bằng ký hiệu quốc tế theo la bàn 16 hướng. Tốc độ ghi chính xác đến 1m/s. Khi lặng gió, ở phần hướng ghi dấu (-), tốc độ ghi 0.

Dòng "Nhiệt độ không khí" ghi nhiệt độ không khí đã hiệu chính, chính xác đến 0,10C.

Dòng "Nhiệt độ nước" ghi số đọc trên nhiệt kế đo nhiệt độ nước vào hàng thứ nhất, hàng thứ hai ghi hiệu chính của nhiệt kế, hàng thứ ba ghi trị số nhiệt độ nước đã hiệu chính. Nếu đo nhiệt độ nước bằng máy YSI-30 thì ghi số đọc trên máy vào hàng thứ 3.

Phần "Mực nước biển (cm)" dòng "Khuynh hướng thuỷ triều" ghi khuynh hướng thuỷ triều, nếu vào giờ quan trắc thấy triều lên thì ghi chữ "Lên", nếu xuống thì ghi chữ "Xuống", nếu thấy dừng thì ghi chữ "Dừng". Dòng "Số hiệu thuỷ chí (cọc)" ghi số hiệu thủy chí hoặc cọc. Dòng "Giờ làm" ghi giờ thực lúc quan trắc chính xác đến phút. Từ dòng thứ tư đến dòng thứ 9 ghi số đọc trên thủy chí (cọc) của 3 lần đo, mỗi lần đo gồm trị số đọc theo đầu sóng và chân sóng liên tiếp. Dòng thứ 10 ghi tổng cộng của 6 số đọc trên thủy chí (cọc). Chia tổng đấy cho 6, thương số làm tròn đến cm, ghi kết quả vào dòng "trung bình". Dòng "hiệu chính quy về "0" trạm" ghi hiệu chính của thủy chí hoặc cọc đã dùng đọc mực nước lúc quan trắc. Hiệu chính này có thể dương hoặc âm. Cộng đại số hiệu chính này vào giá trị trung bình và ghi kết quả vào dòng "Mực nước quy về "0" trạm".

Nếu có máy tự ghi mực nước thì ghi thời điểm (giờ, phút) đánh mốc trên giản đồ vào dòng "Giờ đánh mốc trên giản đồ". Chênh lệch mực nước đã quy về "0" trạm giữa thuỷ chí và máy đo được ghi vào dòng "Chênh lệch giữa thủy chí và máy đo mực nước". Chênh lệch mang dấu dương (+) nếu mực nước trên thủy chí lớn hơn mực nước trên máy đo, mang dấu âm (-) trong trường hợp ngược lại.

Dòng "Độ muối (0/00)": nếu đo độ muối nước biển bằng máy YSI-30 thì ghi số đọc độ muối trên máy vào dòng này, ghi chính xác đến 0,1 0/00.

Dòng "Sáng biển" ghi kiểu sáng biển (bằng ký hiệu) và ghi cường độ sáng biển (bằng số nguyên) vào chỉ số dưới bên phải ký hiệu kiểu sáng biển (ví dụ: sáng biển quan trắc được là kiểu sáng tia, cường độ cấp 2 thì ghi vào sổ là T2). Khi trời sáng trăng nếu không quan trắc được thì ghi ký hiệu "ost", quan trắc được thì ghi thêm vào bên phải kiểu và cường độ sáng biển ký hiệu "(TR)". Ví dụ: kết quả quan trắc sáng biển lúc trời sáng trăng là T2 thì ghi là T2(TR).

Dòng cuối cùng "Họ và tên quan trắc viên" ghi họ và tên quan trắc viên thực hiện các quan trắc trong ngày.

Trang thứ hai dùng để ghi các quan trắc về sóng, mã điện và các đặc trưng khí tượng quan trọng. Nếu địa điểm quan trắc sóng ở trong vịnh thì ghi các kết quả quan trắc sóng vào cột "Trong vịnh". Nếu địa điểm ở vùng biển thoáng thì ghi vào cột "Biển thoáng".

Dòng "Giờ quan trắc" đã ghi giờ quan trắc chính 7, 13, 19 giờ. Nếu làm quan trắc không đúng giờ quy định thì phải ghi giờ thực làm quan trắc và phải ghi kèm các kết quả quan trắc gió vào lúc quan trắc sóng vào các dòng chú thích ở cuối trang.

Dòng "Kiểu sóng" ghi chữ G nếu là sóng gió, chữ L nếu là sóng lừng. Nếu cùng một lúc quan trắc được cả sóng gió và sóng lừng thì ghi kiểu sóng dưới dạng phân số G/L nếu sóng gió chiếm ưu thế và L/G nếu sóng lừng chiếm ưu thế. Trường hợp cùng lúc có hai hệ sóng thì hướng sóng cũng ghi dưới dạng phân số như đối với kiểu sóng.

Dòng "Dạng sóng" ghi chữ Đ nếu là sóng đều và chữ KĐ nếu là sóng không đều.

Dòng "Trạng thái mặt biển" ghi theo cấp bằng chữ số Ả Rập.

Dòng "Hướng sóng" ghi bằng ký hiệu quốc tế theo la bàn 8 hướng.

Dòng "Sóng lớn nhất (độ cao/cấp)" ghi độ cao sóng lớn nhất và cấp tương ứng dưới dạng phân số, sóng này được chọn từ 5 sóng cao nhất đã quan trắc được.

Dòng "Hệ số K của máy ngắm sóng": nếu quan trắc sóng bằng máy Ivanốp thì ghi hệ số K vào dòng này với độ chính xác đến 0,1 (cách ghi tương tự như ghi độ cao sóng).

Phần "Độ cao của 5 sóng lớn nhìn rõ nhất" được ghi như sau:

a) Trường hợp quan trắc sóng bằng mắt

Tại mỗi kỳ quan trắc, phần ghi độ cao sóng gồm 2 cột, 6 dòng. Trong trường hợp quan trắc bằng mắt, cột thứ nhất bỏ trống, ghi vào 5 dòng đầu của cột thứ hai độ cao của 5 sóng lớn nhìn rõ nhất quan trắc được trong vòng 5 phút (chú ý: độ cao sóng phải được làm tròn theo quy tắc làm tròn cho trường hợp quan trắc sóng bằng mắt). Tính độ cao trung bình từ 5 sóng đó và ghi vào dòng "Trung bình" với độ chính xác 0,01m.

b) Trường hợp quan trắc sóng bằng máy đo sóng Ivanốp

Tại mỗi kỳ quan trắc, cột thứ nhất, 5 dòng đầu ghi số độ chia trên thang đo độ cao của 5 sóng lớn nhìn rõ nhất với độ chính xác đến 0,1 độ chia. Cứ mỗi sóng lớn nhìn rõ nhất, lấy số độ chia nhân với 0,5 m nếu là máy H10, hoặc nhân với 1 m nếu là máy H40. Sau đó nhân với hệ số K của máy ngắm sóng. Kết quả tìm được chính là độ cao sóng và ghi vào cột thứ hai ở hàng tương ứng với độ chính xác đến 0,01 m. Tính độ cao trung bình từ 5 độ cao đó và ghi kết quả vào dòng "Trung bình" với độ chính xác đến 0,01 m.

Ví dụ: Trạm Hòn Dấu, 7 giờ ngày 5 tháng 10 năm 2005, dùng máy H40 quan trắc. Hệ số K bằng 0,9, ghi "09" vào dòng "Hệ số K của máy ngắm sóng". Lần thứ nhất quan trắc được 0,5 độ chia, ghi "05" vào dòng thứ nhất của cột thứ nhất rồi thực hiện phép tính sau: 0,5 x 1 x 0,9 = 0,45. Độ cao sóng quan trắc được là 0,45 m, ghi "045" vào dòng thứ nhất của cột thứ hai (xem Phụ lục L, Quy phạm này). Làm tương tự như vậy đối với 4 lần quan trắc còn lại. Lấy tổng của 5 độ cao sóng chia cho 5 được giá trị trung bình, quy tròn đến hai số thập phân sau dấu phẩy và ghi kết quả vào dòng "Trung bình". Từ 5 độ cao sóng ở trên, chọn lấy độ cao lớn nhất và cấp tương ứng rồi ghi vào dòng "Sóng lớn nhất (độ cao/cấp)".

Phần "Độ dài của 5 sóng lớn nhìn rõ nhất" ghi như sau:

- Nếu quan trắc sóng bằng mắt thì phần ghi độ dài bỏ trống;

- Trường hợp quan trắc sóng bằng máy Ivanốp: tương tự như ghi độ cao sóng, tại mỗi kỳ quan trắc, mỗi một sóng lớn nhìn rõ nhất được ghi vào 2 cột, ở cột thứ nhất ghi số độ chia đọc được trên thang độ dài với độ chính xác đến 0,1 độ chia. Nhân trị số độ chia đó với giá trị của mỗi khoảng chia rồi nhân tiếp với hệ số K. Kết quả quy tròn đến mét và ghi vào cột thứ hai (xem Phụ lục L, Quy phạm này).

Ví dụ: Trạm Hòn Dấu, 7 giờ ngày 5 tháng 10 năm 2005, quan trắc lần thứ nhất được 0,8 độ chia, ghi "08" vào cột thứ nhất ở hàng tương ứng. Giá trị của mỗi khoảng chia là 20 m, K = 0,9. Thực hiện phép tính: 0,8 x 20 x 0,9 = 14,4  14 m, ghi "14" vào cột thứ 2 ở hàng tương ứng.

Tương tự như vậy, tính cho 4 lần quan trắc còn lại. Lấy tổng của 5 độ dài sóng chia cho 5 được giá trị trung bình, quy tròn đến m và ghi kết quả vào dòng "Trung bình".

Phần " Tốc độ của 5 sóng lớn nhìn rõ nhất" ghi như sau:

- Nếu quan trắc sóng bằng mắt, phần ghi tốc độ sóng bỏ trống;

- Khi quan trắc bằng máy, phần ghi tốc độ sóng có 5 dòng ghi kết quả của 5 lần quan trắc liên tục vào 3 cột, cột thứ nhất ghi khoảng cách trên thang đo độ dài thường được cố định là 100 m. Cột thứ hai ghi thời gian (bằng giây) mà một đầu sóng chạy hết quãng đường 100 m. Cột thứ ba ghi tốc độ truyền sóng. Tốc độ truyền sóng được tính như sau: lấy 100 m chia cho thời gian ghi ở cột thứ hai, nhân kết quả với hệ số K rồi quy tròn đến một chữ số sau dấu thập phân và ghi kết quả cuối cùng vào cột thứ ba.

Ví dụ: Trạm Hòn Dấu, 7 giờ ngày 5 tháng 10 năm 2005 lần thứ nhất đo được thời gian một đầu sóng chạy hết quãng đường 100 m là 31 giây. Tốc độ sóng được tính như sau (với K = 0,9).

(100:31) x 0,9 = 2,9 (m/s)

Ghi số 100 vào dòng thứ nhất cột thứ nhất, số 31 vào dòng thứ nhất cột thứ hai và số 29 vào dòng thứ nhất cột thứ ba. Các lần quan trắc khác cũng ghi tương tự như vậy.

Tốc độ sóng trung bình được tính bằng cách lấy tổng của 5 tốc độ sóng ghi ở cột thứ ba chia cho 5, lấy kết quả chính xác đến một số thập phân sau dấu phẩy rồi ghi vào dòng "Trung bình".

Để rút ngắn việc tính toán các yếu tố sóng (độ cao, độ dài, tốc độ), dùng bảng tra (đã lập sẵn) ứng với các hệ số K khác nhau. Muốn tính độ cao sóng chỉ việc tra từ số độ chia đo được trên thang độ cao, muốn tính độ dài chỉ việc tra theo số độ chia đo được trên thang độ dài, muốn tính tốc độ chỉ việc tra theo thời gian đầu sóng chạy hết quãng đường 100 m.

Phần chu kỳ sóng ghi như sau: ghi thời gian truyền qua một điểm cố định của 11 đầu sóng liên tiếp (11 đầu sóng liên tiếp tương ứng với 10 sóng) vào cột thứ nhất, thời gian truyền của 11 đầu sóng liên tiếp đo lần thứ hai vào cột thứ hai và thời gian của 11 đầu sóng liên tiếp đo lần thứ ba vào cột thứ ba. Cộng ba trị số đó lại, đem chia cho 30, lấy tròn thương số đến số thập phân thứ nhất sau dấu phẩy và ghi kết quả vào dòng "chu kỳ sóng trung bình".

Phần mã điện dùng để ghi mã điện ngày cho từng kỳ quan trắc theo mã luật khí tượng bề mặt hiện hành. Mã điện được thảo ngay sau khi kết thúc quan trắc và gửi về Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương.

Phần chú thích ghi những điều cần làm sáng tỏ thêm những kết quả quan trắc trong ngày.

Ở góc phải cuối cùng của trang ghi các đặc trưng khí tượng trong ngày. Dòng "Lượng mưa ... mm" ghi tổng lượng mưa từ 19 giờ hôm trước đến 19 giờ hôm sau (24 giờ). Dòng "Tmax0C kk ...." ghi nhiệt độ không khí cao nhất trong ngày. Dòng "Tmin0C kk ..." ghi nhiệt độ không khí thấp nhất trong ngày. Dòng "Hướng và tốc độ gió mạnh nhất ..." ghi hướng và tốc độ gió mạnh nhất trong ngày. Nếu có máy gió tự ghi thì lấy theo giản đồ hoặc BKT - 2 phần gió, nếu không có máy gió tự ghi thì chọn ở tất cả các kỳ quan trắc trong ngày, kể cả quan trắc phụ.

Trang 4 của bìa phần trên ghi các hiện tượng khí tượng hải văn nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm. Phần giữa ghi nhận xét của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Biển. Dòng tiếp theo, ở góc trái là "Họ tên người kiểm soát" ghi họ tên người kiểm soát ở Đài Khí tượng Thủy văn khu vực ở ngay phía dưới , ở giữa là "Họ và tên người phúc thẩm" ghi họ tên người phúc thẩm ở Trung tâm Khí tượng Thủy văn Biển ngay phía dưới tương ứng, ở góc phải là "Họ và tên người duyệt" ghi họ và tên người duyệt ở Trung tâm Khí tượng Thủy văn Biển ngay phía dưới tương ứng.

Mẫu sổ SHV-1 được trình bày trong Phụ lục L, Quy phạm này.



Каталог: Lists -> vbpq -> Attachments
Attachments -> TỈnh bến tre độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Ban hành kèm theo Thông tư số: 29/2004/tt-btnmt
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> PHỤ LỤC: MẪu văn bảN Áp dụng thống nhất trong công tác bổ nhiệM (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/tt-btp ngày 01 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) Mẫu số: 01/bncb
Attachments -> PHỤ LỤc I khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố ĐỊNH
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI
Attachments -> UỶ ban nhân dân tỉnh sơn la cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> PHỤ LỤc số I mẫu phiếu nhận hồ SƠ

tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương