Cẩm nang giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh trung học Lưu hành nội bộ “HIỀn tài là nghuyên khí CỦa quốc gia”



tải về 4.26 Mb.
trang19/60
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích4.26 Mb.
#38011
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   60

Nhận định


Tượng đài Lê Lợi tại bùng binh Cây Gõ, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh

Về công lao, sự nghiệp


Sách Đại Việt sử ký toàn thư nhận xét về Lê Thái Tổ:

Vua nhiệt tình, hăng hái dấy nghĩa quân đánh dẹp giặc Minh. Sau 10 năm thì thiên hạ đại định. Đến khi lên ngôi, đã ấn định luật lệnh, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ huyện, thu nhập sách vở, mở mang trường học, có thể gọi là có mưu kế xa rộng mở mang cơ nghiệp. Song đa nghi, hiếu sát, đó là chỗ kém”.

Lê Lợi là vị vua có công đánh đuổi quân Minh, chấm dứt 20 năm Bắc thuộc lần thứ tư và sáng lập nhà Hậu Lê, triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Việt Nam.

Sau thời kỳ độc lập hơn 400 năm kể từ thế kỷ 10, Đại Việt có nguy cơ trở lại thành quận huyện của Trung Hoa. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi đã chấm dứt 20 năm cai trị của nhà Minh tại Đại Việt và chấm dứt hẳn sự đô hộ của Trung Quốc thời phong kiến.

Bởi công lao đó của ông nên đời sau còn nhớ nhà Lê khi bị nhà Mạc cướp ngôi và đó là một nguyên nhân khiến nhà Lê có thể trung hưng (1533). Thậm chí ngay cả khi con cháu triều Lê không còn nắm được thực quyền thì trên danh nghĩa vẫn là người đứng đầu thiên hạ. Chúa Trịnh làm phụ chính nhiều đời nhưng vẫn không dám cướp ngôi nhà Lê cũng bởi sợ dư luận còn nhớ công lao giành lại độc lập cho đất nước của nhà Lê[17].

Về cai trị, ông cũng là người thiết lập lại trật tự, quy củ của chế độ phong kiến các triều đại Lý, Trần trước đây mà các thế hệ vua sau tiếp tục củng cố, phát triển cao hơn nữa.

Đến cuối đời ông đã có những quyết định sai lầm dẫn đến cái chết của những trung thần như Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo. Từ trước khi về trí sĩ, Trần Nguyên Hãn đã nói riêng với người thân cận:

Nhà vua có tướng như Việt vương Câu Tiễn, cho nên, ta không thể yên hưởng vui sướng được.

(Việt vương Câu Tiễn có tướng cổ dài, mép quạ, tức là tướng chim. Có thuyết cho rằng Trần Nguyên Hãn trực tiếp nói câu này với Nguyễn Trãi.)



Tuy nhiên, xét về tổng thể Lê Lợi vẫn là một vị vua, tài năng, có công lớn trong việc đánh đuổi quân Minh, giành lại độc lập dân tộc Việt Nam.

Điểm giống với Hán Cao Tổ


So với Hán Cao Tổ (Lưu Bang), vị hoàng đế sáng lập nhà Tây Hán, cuộc đời sự nghiệp của Lê Thái Tổ có nhiều điểm trùng hợp nhau:

  • Cả hai vua đều là con thứ ba trong nhà. Trên Lưu Bang có Lưu Bá, Lưu Trọng. Trên Lê Lợi có Lê Học, Lê Trừ.

  • Cả vua Lê và vua Hán đều xuất thân từ người áo vải, khởi nghĩa gặp rất nhiều gian nan trong nhiều năm đầu, về sau mới thuận lợi.

  • Khi gặp gian nguy, Lưu Bang phải nhờ Kỷ Tín ra hàng, lừa đối phương và bị Hạng Vũ giết. Lê Lợi cũng phải nhờ có Lê Lai theo gương Kỷ Tín để thoát nạn, Lê Lai bị quân Minh giết.

  • Sau khi lên ngôi, hai vua đều giết công thần khai quốc.

  • Về sau, cơ nghiệp của hai vua đều bị họ khác cướp ngôi con cháu, nhà Hán và nhà Lê đều bị gián đoạn một thời gian: nhà Tây Hán bị nhà Tân của Vương Mãng cướp ngôi còn nhà Lê bị nhà Mạc của Mạc Đăng Dung cướp ngôi. Tuy nhiên, cả hai triều đó đều hồi phục lại được. Nhà Đông Hán kế tục nhà Tây Hán và nhà Lê được trung hưng.

  • Sau khi qua đời, cả hai vua đều được đặt chữ "Cao". Lưu Bang là (Cao Tổ) Cao hoàng đế, Lê Lợi là (Thái Tổ) Cao hoàng đế.


TRẦN KHÁT CHÂN

(1370 – 1399)

Người thuộc dòng dõi Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng, một danh tướng trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông ở thế kỷ13. Cũng theo sử cũ, Trần Bình Trọng thuộc dòng dõi Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, người sáng lập nhà Tiền Lê thế kỷ 10. Như thế, Trần Khát Chân gốc họ Lê ở Châu ái.

Văn bia xã Tương Mai ghi năm Thuận Thiên thứ 3 (1430) cho biết ông sinh ngày Tân Sửu, tháng Chạp, năm Thiệu Khánh thứ nhất (1370).


Năm Kỷ Tỵ (1389), quân Chiêm Thành vào cướp Thanh Hóa, Hồ Quý Ly đem quân đi chống cự. Bị thua, Quý Ly trốn về Thăng Long. Thượng hoàng Trần Nghệ Tông bèn sai Trần Khát Chân làm tướng đem quân đi chặn đánh giặc đang theo đường sông Hồng tiến về Thăng Long. Ông "vâng mệnh, khảng khái rỏ nước mắt lạy tạ rồi ra đi". Thượng hoàng cảm động cũng khóc, lấy nước mắt tiễn đưa.


Quân Đại Việt đến Hoàng Giang thì gặp địch. Ông liệu nơi ấy không thể đánh nổi nên rút lui về phục binh ở ngã ba sông Hải Triều và sông Nhị Hà. Ngày 23 tháng Giêng năm Canh Ngọ (1390), thuyền địch đi qua đấy, ông tập trung hỏa pháo bắn vào thuyền vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga. Bồng Nga chết tại trận, quân Chiêm tan tác như rắn mất đầu, vội rút về nước không dám gây sự nữa. Chiến công này đã cứu Thăng Long khỏi tai họa bị tàn phá. Ông được phong làm Long Tiệp Bổng thần Nội vệ Thượng tướng, tước Vũ tiết quan Nội hầu và được ban thái ấp ở vùng Kẻ Mơ, phía nam kinh thành Thăng Long.


Năm 1399, thấy Hồ Quý Ly chuyên quyền, giết vua Trần Thuận Tông, ông cùng một số vương hầu nhà Trần mưu sát Hồ Quý Ly trong hội thề ở núi Đốn Sơn (xã Cao Mật, huyện Vĩnh Lộc). Việc bị bại lộ, hơn 730 người bị giết. Người đời truyền rằng khi sắp bị chém, Trần Khát Chân gào thét ba tiếng. Chết qua ba ngày sắc mặt vẫn như còn sống.


Tại nơi ông bị hành hình, sau có đền thờ ở làng Phương Nhai và ở sườn núi Đốn Sơn. Ba tổng Cao Mật, Bỉnh Bút, Nam Cai có tới 29 làng cúng tế. Ở Thăng Long, dân vùng Kẻ Mơ cũng lập đền thờ, tạc tượng đá, dựng bia ghi nhớ công đức của ông. Hiện nay, ở Hà Nội có đường phố mang tên Trần Khát Chân.


Nguyễn Quang Ân

PHAN THU TIÊN

(Khoảng 1370,1371- ?)
Phan Phu Tiên hay Phan Phù Tiên (chữ Hán: 潘孚先, ? - ?), tự: Tín Thần, hiệu: Mặc Hiên; là nhà biên khảo, nhà sử học, và là thầy thuốc Việt Nam ở đầu thời Nhà Lê sơ. Thành tựu đáng kể của ông, đó là đã biên soạn ra bộ Việt âm thi tập và bộ Đại Việt sử ký tục biên.


tải về 4.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   60




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương