Chuyên đề 10 quản lý hoạT ĐỘng nghiên cứu khoa học sư phạM Ứng dụng và SÁng kiến kinh nghiệm tại các trưỜng mầm non


QUY TRÌNH TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG VÀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON



tải về 308 Kb.
trang8/28
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2022
Kích308 Kb.
#51970
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   28
Chuyen de 10. NCKHSPUD MN New

3. QUY TRÌNH TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG VÀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
3.1. Bước 1: Xác định đề tài nghiên cứu
3.1.1. Tìm hiểu hiện trạng
- Nhìn lại các vấn đề nổi cộm trong thực tế giáo dục ở địa phương
- Xác định các nguyên nhân gây ra thực trạng
- Chọn một nguyên nhân để tìm biện pháp tác động
3.1.2. Tìm các giải pháp thay thế
Khi tìm các giải pháp thay thế nên của bản thân. Đồng thời
- Có thể tìm giải pháp thay thế từ nhiều nguồn khác nhau:
+ Tìm hiểu, nghiên cứu, tham khảo các kinh nghiệm của đồng nghiệp và các tài liệu, bài báo, SKKN, báo cáo NCKH có nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu
+ Suy nghĩ, điều chỉnh, sáng tạo tìm ra các biện pháp tác động phù hợp, có hiệu quả (do chính người NC nghĩ ra)
- Quá trình tìm kiếm và đọc các công trình nghiên cứu bàn về một vấn đề cụ thể được gọi là quá trình tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình này, người NC cần:
+ Tìm kiếm một số nguồn thông tin đáng tin cậy: Các bài đăng tải những công trình nghiên cứu trên các tạp chí. Tìm kiếm các công trình nghiên cứu trên mạng Internet.
+ Đọc và tóm tắt các thông tin hữu ích
+ Lưu lại các công trình nghiên cứu đã đọc để tham khảo thêm.
- Trong quá trình tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu, người NC cần tìm các thông tin qua các đề tài đã thực hiện:
+ Nội dung bàn luận về các vấn đề tương tự
+ Cách thực hiện giải pháp cho vấn đề
+ Bối cảnh thực hiện giải pháp
+ Cách đánh giá hiệu quả của giải pháp
+ Các số liệu và dữ liệu có liên quan
+ Hạn chế của giải pháp
3.1.3. Xác định vấn đề nghiên cứu
Một đề tài NCKHSPƯD thường có 1 đến 3 vấn đề nghiên cứu được viết dưới dạng câu hỏi.
Mỗi NCKHSPƯD khởi đầu bằng một vấn đề và đó phải là một vấn đề có thể nghiên cứu được. Muốn vậy, vấn đề cần:
- Không đưa ra đánh giá về giá trị.
- Có thể kiểm chứng bằng dữ liệu.
Người NC nên tránh sử dụng các từ ngữ hàm chỉ việc đánh giá cá nhân khi hình thành các vấn đề nghiên cứu. Một số từ như vậy bao gồm “phải”, “tốt nhất”, “nên”, “bắt buộc”, “duy nhất”, “tuyệt đối” vv…
Một khía cạnh quan trọng khác của vấn đề nghiên cứu là khả năng kiểm chứng bằng dữ liệu. Người NC cần suy nghĩ xem cần thu thập loại dữ liệu nào và tính khả thi của việc thu thập những dữ liệu đó.

tải về 308 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương