CHÍnh sách ngoại thưƠng của việt nam



tải về 0.51 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.51 Mb.
#12979
1   2   3   4   5   6

Giấy chứng nhận hợp chuẩn quy định tại danh mục này có giá trị tối thiểu là 2 năm. Trong thời gian giấy chứng nhận hợp chuẩn còn hiệu lực, hàng hóa được nhập khẩu theo các quy định của giấy chứng nhận hợp chuẩn, không bị hạn chế về số lượng hoặc trị giá.

(5) Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ văn hóa - thông tin

 

Hàng hóa xuất khẩu


Hình thức quản lý

1- Hiện vật thuộc các bảo tàng và các di tích lịch sử, văn hóa

Cấm xuất khẩu

 


2- Các loại tượng phật và đồ thờ cúng bằng mọi chất liệu xuất xứ từ những nơi thờ tự của các tôn giáo (đình, chùa, miếu, nhà thờ ..)

Cấm xuất khẩu

 


3- Sách, báo, phim điện ảnh, phim video, vật thể đã ghi hình, ghi tiếng hoặc dữ liệu nghe-nhìn khác (CD, VCD, DVD, cát-xét ...) và các văn hóa phẩm khác thuộc loại cấm phổ biến, lưu hành tại Việt Nam

Cấm xuất khẩu

 


4- Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch ...) không thuộc diện điều chỉnh của khoản 3 trên đây.

Hồ sơ nguồn gốc

5- Tác phẩm điện ảnh và sản phẩm nghe-nhìn khác, được ghi trên mọi chất liệu và không thuộc diện điều chỉnh của khoản 3 trên đây.

Hồ sơ nguồn gốc



6- Các tác phẩm nghệ thuật thuộc các thể loại, mới được sản xuất, trên mọi chất liệu như giấy, vải, lụa, gỗ, sơn mài, đồng, thạch cao ...

Hồ sơ nguồn gốc

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

1- Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch ..)

Phê duyệt nội dung

2- Tác phẩm điện ảnh và sản phẩm nghe-nhìn khác, ghi trên mọi chất liệu.

Phê duyệt nội dung

 


3- Hệ thống chế bản và sắp chữ chuyên dùng ngành in (máy quét, máy khắc phân màu, máy tráng hiện phim và bản in, thiết bị tạo mẫu).

Giấy phép nhập khẩu

 


4- Máy in offset, máy in flexo, máy in ống đồng, máy in gia nhiệt, máy in tampon và máy in laser màu.

Giấy phép nhập khẩu



  - Các sản phẩm nêu tại khoản 4, 5, 6 phần hàng hóa xuất khẩu được phép xuất khẩu theo nhu cầu, thủ tục giải quyết tại hải quan, khi:

- Được phép sản xuất và lưu hành tại Việt Nam, hoặc

- Có giấy tờ chứng minh nguồn gốc rõ ràng.

Bộ Văn hóa - Thông tin chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể nguyên tắc này, không cấp giấy phép xuất khẩu và không phê duyệt nội dung, số lượng, trị giá sản phẩm xuất khẩu.

Đối với sản phẩm nghe - nhìn không phải tác phẩm điện ảnh, Bộ Văn hóa - Thông tin ủy quyền cho các Sở Văn hóa - Thông tin phê duyệt nội dung. Người nhập khẩu có quyền đề nghị phê duyệt nội dung tại Sở Văn hóa - Thông tin nào thuận tiện.

 

(6) Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ y tế:



 

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

1- Chất gây nghiện, chất hướng tâm thần, tiền chất (bao gồm cả thuốc thành phẩm).

Cấm nhập khẩu hoặc cấp giấy phép nhập khẩu

2- Thuốc thành phẩm phòng và chữa bệnh cho người, đã có số đăng ký

Xác nhận đơn hàng nhập khẩu

3- Thuốc thành phẩm phòng và chữa bệnh cho người, chưa có số đăng ký.

Giấy phép nhập khẩu

4- Nguyên liệu sản xuất thuốc, dược liệu, tá dược, vỏ nang thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc.

Giấy phép khảo nghiệm

5- Mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người

Đăng ký lưu hành

6 Vắc xin, sinh phẩm miễn dịch.

Giấy phép nhập khẩu

7- Thiết bị y tế có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người

Cấm nhập khẩu hoặc cấp giấy phép nhập khẩu

8- Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.

Đăng ký lưu hành

- Xác nhận đơn hàng nhập khẩu phải có hiệu lực trong thời gian tối thiểu là 24 tháng kể từ ngày đơn hàng được xác nhận. Không phê duyệt và không sử dụng bất cứ biện pháp nào khác để hạn chế số lượng hoặc trị giá của hàng hóa khi xác nhận đơn hàng.

- Hàng hóa thuộc diện điều chỉnh của giấy phép khảo nghiệm phải tuân thủ nội dung khảo nghiệm và thời hạn khảo nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Căn cứ kết quả khảo nghiệm, Bộ Y tế quyết định cho phép hay không cho phép sử dụng tại Việt Nam. Khi được Bộ Y tế cho phép sử dụng tại Việt Nam, hàng hóa được nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, trị giá, không phải xin giấy phép nhập khẩu hoặc xác nhận đơn hàng nhập khẩu.

- Hàng hóa thuộc diện điều chỉnh của biện pháp đăng ký lưu hành, khi đã có số đăng ký, được nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, trị giá, không phải xin giấy phép nhập khẩu hoặc xác nhận đơn hàng nhập khẩu.

 

(7) Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ công nghiệp



 

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

1- Một số chủng loại khoáng sản hàng hóa.

Quy định điều kiện hoặc tiêu chuẩn

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

1- Hóa chất độc hại và sản phẩm có hóa chất độc hại.

Ban hành danh mục cấm nhập khẩu và danh mục nhập khẩu có điều kiện

2- Natri hydroxyt (dạng lỏng

Quy định tiêu chuẩn

3- Acid clohydric

Quy định tiêu chuẩn

4- Acid sulfuaric kỹ thuật.

Quy định tiêu chuẩn

5- Acid sulfuaric tinh khiết

Quy định tiêu chuẩn

6- Acid phosphoric kỹ thuật

Quy định tiêu chuẩn

7- Phèn đơn từ hydroxyt nhôm.

Quy định tiêu chuẩn

- Trừ các mặt hàng cấm nêu tại điểm 1 phần hàng hóa nhập khẩu, đối với các mặt hàng còn lại Bộ Công nghiệp chỉ quy định điều kiện được xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật cần đáp ứng khi xuất khẩu, nhập khẩu, không cấp giấy phép, giấy xác nhận và không phê duyệt số lượng hoặc trị giá xuất khẩu, nhập khẩu.

- Việc điều chỉnh, bổ sung Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành và nguyên tắc áp dụng do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý chuyên ngành và Bộ trưởng Bộ Thương mại.

- Các Bộ, ngành quản lý chuyên ngành sẽ hướng dẫn thực hiện việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa quy định Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý của Bộ, ngành.



2.3.2- Quy định riêng đối với một số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

- Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

- Mọi dạng sản phẩm gỗ đều được phép xuất khẩu, trừ gỗ tròn, gỗ xẻ khai thác từ rừng tự nhiên trong nước.

- Gỗ có nguồn gốc nhập khẩu được phép xuất khẩu dưới mọi dạng sản phẩm, kể cả việc tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ.

- Gỗ tròn, gỗ xẻ nhập khẩu và sản phẩm làm từ gỗ nhập khẩu khi xuất khẩu không phải chịu thuế xuất khẩu.

- Nhà nước khuyến khích xuất khẩu các loại sản phẩm gỗ có hàm lượng gia công, chế biến cao.

- Trên cơ sở chỉ tiêu khai thác gỗ rừng tự nhiên từng khu vực đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (có chỉ tiêu khai thác) chỉ đạo ngành kiểm lâm kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc khai thác gỗ ngay tại địa phương.

- Việc kiểm tra nguồn gốc gỗ đối với sản phẩm gỗ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (sản xuất từ gỗ rừng tự nhiên trong nước) phải được thực hiện ngay tại cơ sở sản xuất theo đúng quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; không kiểm tra nguồn gốc gỗ đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu khi làm thủ tục xuất khẩu. Riêng việc xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ có nguồn gốc gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng, phải xuất trình tại Hải quan cửa khẩu hồ sơ hợp lệ về nguồn gốc gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan.

- Việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các nước có chung đường biên phải thực hiện theo các quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Thương mại.

- Xuất khẩu hàng dệt, may vào những thị trường theo hạn ngạch phải thỏa thuận với nước ngoài.

- Căn cứ yêu cầu sản xuất trong nước, căn cứ các thỏa thuận đa phương và song phương của Chính phủ về hàng dệt, may hàng năm, Bộ Thương mại chủ trì cùng các Bộ, ngành hữu quan và các nhà sản xuất lớn của Việt Nam tiến hành đàm phán với các Tổ chức kinh tế quốc tế và các nước, nhằm đẩy nhanh tiến trình bỏ hạn ngạch đối với loại hàng hóa này.

- Trên cơ sở thỏa thuận hàng năm với các Tổ chức kinh tế quốc tế, các nước về hạn ngạch và các điều kiện xuất khẩu hàng dệt, may, Bộ Thương mại chủ trì cùng các Bộ, ngành hữu quan xây dựng và ban hành các quy định chung thực hiện hạn ngạch hàng dệt, may; công bố tỷ lệ hạn ngạch hàng dệt, may đấu thầu, tỷ lệ này phải tăng hàng năm để thay thế dần cho cơ chế phân giao hạn ngạch, có tính đến các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

- Xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón.

- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được xuất khẩu gạo nếu có đăng ký kinh doanh ngành hàng lương thực hoặc nông sản; được nhập khẩu phân bón các loại đã được phép sử dụng tại Việt Nam, nếu có đăng ký kinh doanh ngành hàng vật tư nông nghiệp hoặc phân bón.

- Đối với những hợp đồng xuất khẩu gạo sang một số thị trường có sự thỏa thuận của Chính phủ ta với Chính phủ các nước (hợp đồng Chính phủ), Bộ Thương mại, sau khi trao đổi với Hiệp hội Lương thực Việt Nam, sẽ chỉ định và chỉ đạo doanh nghiệp làm đại diện giao dịch, ký kết hợp đồng; đồng thời phân giao số lượng gạo xuất khẩu thuộc hợp đồng Chính phủ cho các tỉnh trên cơ sở sản lượng lúa hàng hóa của địa phương, để Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh trực tiếp giao cho các doanh nghiệp thuộc tỉnh thực hiện; có tính đến quyền lợi của doanh nghiệp đại diện ký kết hợp đồng.

- Việc xuất khẩu gạo theo kế hoạch trả nợ, viện trợ của Chính phủ, thực hiện theo cơ chế đấu thầu hoặc theo Quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ.

- Để bảo đảm lợi ích nông dân, ổn định sản xuất nông nghiệp và thị trường trong nước, giảm bớt khó khăn đối với hoạt động sản xuất, lưu thông lúa gạo và phân bón khi thị trường trong, ngoài nước có biến động, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, quyết định các biện pháp cần thiết can thiệp có hiệu quả vào thị trường lúa gạo và phân bón.

- Nhập khẩu xăng dầu, nhiên liệu.

- Vào quý IV hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hạn mức xăng dầu nhập khẩu để tiêu thụ nội địa cho năm tiếp theo.

- Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định cụ thể việc phân giao và điều hành hạn mức xăng dầu nhập khẩu. Hạn mức xăng dầu nhập khẩu được giao cho các doanh nghiệp chuyên doanh thực hiện.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng các Bộ, ngành liên quan theo dõi tình hình cung cầu và giá cả xăng dầu ở thị trường trong, ngoài nước, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét việc điều chỉnh các chính sách liên quan trong trường hợp cần thiết, để ổn định giá cả xăng dầu trong nước, bảo đảm nhu cầu sử dụng xăng dầu của các ngành sản xuất chủ yếu và hoạt động kinh doanh xăng dầu được ổn định.

- Nhập khẩu linh kiện lắp ráp ô tô và xe hai bánh gắn máy.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp, sản xuất ô tô và xe hai bánh gắn máy được nhập khẩu linh kiện để sản xuất, lắp ráp theo đúng giấy phép đầu tư đã cấp, phù hợp với năng lực sản xuất và các quy định hiện hành của Nhà nước về nội địa hóa và tiêu chuẩn phương tiện.

- Doanh nghiệp trong nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô và xe hai bánh gắn máy phải tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về nội địa hóa, về quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và quốc tế và về chất lượng, tiêu chuẩn an toàn phương tiện. Doanh nghiệp chỉ được nhập khẩu linh kiện để sản xuất, lắp ráp theo đúng chương trình nội địa hóa và thực hiện tại cơ sở đã đăng ký; không được nhượng bán và không nhập khẩu ủy thác linh kiện ô tô, xe gắn máy các loại.

- Việc nhập khẩu linh kiện ô tô, xe gắn máy chỉ được phép thực hiện theo đường mậu dịch chính ngạch và việc thanh toán phải thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể đối với hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô, xe gắn máy, kể cả sản xuất phụ tùng, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp ô tô, xe gắn máy trong thời gian tới và hoạt động lưu thông ngành hàng này; trước mắt, ngừng việc đăng ký tỷ lệ nội địa hóa đối với các nhãn, mác xe mới.

- Về quản lý phế liệu, phế thải:

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường căn cứ pháp luật hiện hành, quy định và công bố Danh mục phế liệu, phế thải cấm nhập khẩu; điều kiện và tiêu chuẩn các loại phế liệu, phế thải sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất trong nước được phép nhập khẩu để làm cơ sở cho doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu.

- Tái xuất khẩu các loại vật tư nhập khẩu mà Nhà nước bảo đảm cân đối ngoại tệ:

Các mặt hàng mà Nhà nước bảo đảm cân đối ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu, bao gồm xăng dầu nhiên liệu, phân bón chỉ được tái xuất khẩu khi khách hàng nước ngoài bảo đảm thanh toán lại bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi và được Bộ Thương mại chấp thuận.

- Hàng hóa chịu sự điều chỉnh của các công cụ quản lý khác:

Trong thời kỳ 2001 - 2005, Nhà nước sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối, thuế chống phá giá, thuế chống trợ cấp, phí môi trường và các biện pháp chống chuyển giá đối với một số loại hàng hóa nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước, bảo đảm thương mại công bằng và bảo vệ môi trường.

- Xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hóa khác.

Đối với các loại hàng hóa khác ngoài các danh mục hàng hóa nêu từ mục 1.1.1 đến mục 1.2.7, thương nhân Việt Nam được quyền xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

2.3.3 - Phân cấp quản lý hoạt động ngoại thương:

- Sự quản lý của Bộ Thương mại:

Bộ Thương mại là cơ quan trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước thống nhất đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Bộ Thương mại có trách nhiệm:

+ Nghiên cứu chiến lược ngoại giao: Ban hành hoặc trình chính phủ ban hành các văn bản nhằm hoàn chỉnh hệ thống chính sách, pháp luật ngoại thương, cùng các Bộ hữu quan tạo môi trường kinh doanh và định hướng mặt hàng xuất khẩu.

+ Kiểm tra việc chấp hành luật pháp trong hoạt động xuất nhập khẩu toàn quốc.



- Sự quản lý của các Bộ và UBND các Tỉnh, Thành phố:

Các Bộ, UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tham gia với Bộ Thương mại quản lý hoạt động xuất nhập khẩu trên các mặt:

+ Hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện đúng chính sách, biện pháp quản lý xuất nhập khẩu trong phạm vi ngành và địa phương.

+ Kiến nghị và điều chỉnh chính sách, biện pháp quản lý xuất nhập khẩu.



- Sự quản lý của Hải quan:

Hải quan Việt Nam có 7 nhiệm vụ như sau:

(1) Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan theo quy định của Luật hải quan Việt Nam.

(2) Bảo đảm thực hiện theo quy định của nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu về thuế xuất nhập khẩu và các nghĩa vụ khác trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật qui định. Nếu các đối tượng kiểm tra Hải quan không làm tròn các quy định của nhà nước, thì Hải quan cửa khẩu có quyền không cho xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh.

(3) Tiến hành các biện pháp thực hiện, ngăn ngừa, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới, hành vi vi phạm các quy định khác của nhà nước về Hải quan trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật qui định.

(4) Thực hiện thống kê nhà nước về hải quan.

(5) Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động XK,NK xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, mượn đường Việt Nam, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của nhà nước về hải quan.

(6) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên hải quan.

(7) Hợp tác quốc tế với hải quan các nước.

3- Chính sách xuất khẩu của Việt Nam:

TOP


Каталог: tailieucuaan -> QLNN%20ve%20Kinh%20te -> Kinh%20Te%20Hoc -> KINH%20TE
tailieucuaan -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1001
tailieucuaan -> Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 và Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 06/6/2003 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
tailieucuaan -> Nghị định số 148/2007/NĐ-cp ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện
tailieucuaan -> Câu: Quá trình nhận thức của Đảng về cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 1930-1954
tailieucuaan -> Vấn đề 1 : Nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
tailieucuaan -> Third United Nations Conference on the Law of the Sea
tailieucuaan -> Đề Ở một ngành có 3 hãng a b c, chúng cạnh tranh tự do với nhau. Lượng sản phẩm sx ra của các hãng lần lượt là 100,150,200 sản phẩm, với giá trị các biệt tương ứng là : 3, 2
tailieucuaan -> Câu 5: Quá trình nhận thức của Đảng để đi đến đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1975 2000
KINH%20TE -> Các nhà lãnh đạo các nền kinh tế apec họp phiên đầu tiên

tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương