CHÍnh phủ n ưỚc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 3.48 Mb.
trang12/33
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích3.48 Mb.
#18706
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   33

2.2. Đất phát triển hạ tầng


Với mục tiêu tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư giải quyết cơ bản những tắc nghẽn, quá tải, bức xúc và từng bước hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tương đối đồng bộ với một số công trình hiện đại, bảo đảm cho phát triển nhanh và bền vững, tăng cường hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng nông thôn mới, thu hẹp khoảng cách vùng, miền và nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh và giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, đáp ứng yêu cầu nước ta cơ bản đạt được quy mô và trình độ của nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Cùng với yêu cầu phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, cần tập trung nguồn lực cho 4 lĩnh vực trọng tâm với các mục tiêu cụ thể như sau:

- Về hạ tầng giao thông, bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế lớn với nhau và với các đầu mối giao thông cửa ngõ bằng hệ thống giao thông đồng bộ, năng lực vận tải được nâng cao, giao thông được thông suốt, an toàn.

- Về hạ tầng cung cấp điện, bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đi đôi với tiết kiệm, giảm tiêu hao điện năng.

- Về hạ tầng thuỷ lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm tưới, tiêu chủ động cho diện tích lúa 2 vụ, các vùng cây công nghiệp và nguyên liệu, nuôi trồng thuỷ sản tập trung. Chủ động phòng, tránh bão, lũ, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Về hạ tầng đô thị lớn, từng bước phát triển đồng bộ và hiện đại, giải quyết cơ bản tình trạng ách tắc giao thông, úng ngập; cung cấp ổn định điện, nước và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

Trên cơ sở kết quả thực hiện quy hoạch đến năm 2015, đề xuất nhu cầu của các địa phương, của các Bộ, ngành, đến năm 2020 dành quỹ đất đáp ứng nhu cầu phát triển giao thông, thủy lợi, năng lượng, bưu chính viễn thông, cơ sở văn hóa, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục - đào tạo, cơ sở thể dục - thể thao, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở dịch vụ về xã hội và chợ với diện tích là 1.561,39 nghìn ha, tăng 379,96 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh giảm 17,04 nghìn ha so chỉ tiêu Quốc hội. Trong đó:

a) Đất giao thông

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, có trọng tâm trọng điểm, vừa có bước đi phù hợp vừa có bước đột phá hướng thẳng vào hiện đại tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi toàn quốc, đồng thời coi trọng công tác bảo trì đưa công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất lao động đảm bảo hiệu quả, bền vững trong khai thác kết cấu hạ tầng giao thông hiện có.

Ưu tiên đầu tư nâng cấp các công trình giao thông quan trọng trong hệ thống giao thông của khu vực phía Bắc, Tây Bắc và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kết hợp phát triển hạ tầng giao thông đường bộ với phát triển một số lĩnh vực khác như thuỷ lợi, ứng phó với biến đổi khí hậu; kết hợp giữa phát triển giao thông với xây dựng nông thôn mới.

Đến năm 2020, hệ thống giao thông vận tải nước ta cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải của xã hội với chất lượng ngày càng được nâng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường. Về tổng thể, cơ bản hình thành được một hệ thống giao thông vận tải theo hướng đồng bộ, hợp lý giữa các phương thức vận tải, từng bước đi vào hiện đại nhằm góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

- Về giao thông đường bộ: hệ thống quốc lộ, đường tỉnh cơ bản vào đúng cấp kỹ thuật; mở rộng và xây dựng mới các quốc lộ, đường tỉnh có nhu cầu vận tải lớn; duy tu và nâng cấp để đảm bảo giao thông các tuyến quốc lộ, trong đó ưu tiên nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1 (hoàn thành toàn tuyến vào năm 2020); ưu tiên đầu tư trước một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam, tuyến nối Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với các cửa ngõ và các đầu mối giao thông quan trọng. Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành đưa vào sử dụng khoảng 2.000 km đường cao tốc; nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên; Lựa chọn đầu tư những đoạn có hạ tầng yếu kém trên tuyến đường ven biển gắn với đê biển. Nối thông tuyến đường biên giới phía Bắc, phía Tây, Tây Nam. Nâng cấp một số tuyến giao thông hành lang kinh tế Đông Tây. Triển khai thực hiện “Quỹ bảo trì đường bộ” để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

- Về giao thông đường sắt: tập trung, ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện có. Tiếp tục nghiên cứu các phương án khả thi để có kế hoạch đầu tư xây dựng phù hợp đường sắt tốc độ cao. Nghiên cứu xây dựng mới các tuyến đường sắt tốc độ cao thuộc hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, xây dựng mới một số đoạn tuyến đường sắt như: đường sắt Vũng Áng - Cha Lo (Mụ Giạ), đường sắt nối các tỉnh Tây Nguyên, đ­ường sắt phục vụ khai thác và sản xuất alumin - nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên và nối Tây Nguyên với cảng biển, đường sắt khổ 1,435m nối thành phố Hồ Chí Minh với Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh với Cần Thơ, đ­ường sắt Dĩ An - Lộc Ninh để kết nối với đường sắt Xuyên Á...

- Về giao thông đường thủy:

+ Về đường thuỷ nội địa, nâng cấp các tuyến đường thuỷ nội địa chính; tăng chiều dài các đoạn tuyến sông được quản lý khai thác. Nâng cấp và xây dựng mới một số cảng đầu mối, bến hàng hoá và hành khách ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Ưu tiên hoàn thành nâng cấp các tuyến ở Đồng bằng sông Cửu Long kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh; các tuyến sông Tiền, sông Hậu, sông Hồng, sông Thái Bình.

+ Về cảng biển quốc gia, rà soát, điều chỉnh quy hoạch, tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống cảng biển quốc gia, các cảng cửa ngõ quốc tế, các bến cảng nước sâu tại ba vùng kinh tế trọng điểm có khả năng tiếp nhận các tàu container thế hệ mới. Ưu tiên đầu tư đồng bộ, hiện đại hai cảng biển cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) và cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu); khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (Khánh Hoà).

- Về giao thông hàng không: ưu tiên đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện đại 5 sân bay quốc tế: Nội Bài, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Cam Ranh; nghiên cứu xây dựng mới các cảng hàng không Quảng Ninh, Lào Cai, Kon Tum, Vũng Tàu, Phan Thiết và cảng trung chuyển hàng không quốc tế Long Thành. Xây dựng cảng hàng không quốc tế Nội Bài trở thành cảng cửa ngõ quốc tế của miền Bắc.

- Về giao thông đô thị: phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và vận tải công cộng; đảm bảo quỹ đất dành cho giao thông đô thị từ 16 - 26%. Tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các tuyến đường chính ra vào thành phố, các trục giao thông hướng tâm, các nút giao lập thể tại các giao lộ lớn, các tuyến tránh đô thị, các đường vành đai đô thị. Đối với các thành phố lớn, phát triển mạnh hệ thống xe buýt, nhanh chóng đầu tư xây dựng các tuyến vận tải công cộng khối l­ượng lớn như đường sắt trên cao và tầu điện ngầm để đạt tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng 25 - 30%. Kiểm soát sự phát triển của xe máy, xe ô tô con cá nhân, đặc biệt ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

- Về giao thông nông thôn: ưu tiên phát triển đường giao thông nông thôn cho phương tiện giao thông cơ giới tới tất cả trung tâm xã hoặc cụm xã, đảm bảo thông suốt quanh năm. Tỷ lệ mặt đường cứng, rải nhựa hoặc bê tông xi măng đường huyện đạt 100%, đường xã tối thiểu 70%, đường thôn xóm tối thiểu 50%. Chú trọng phát triển giao thông nông thôn đường thuỷ, đặc biệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Về hệ thống bến, bãi, điểm đỗ xe: xây dựng các bến xe quy mô lớn tại các điểm đầu mối như cảng hàng không, đường sắt cao tốc, đường bộ cao tốc. Cần dành quỹ đất và đầu tư xây dựng bến xe đạt tiêu chuẩn ở tất cả trung tâm các huyện; xây dựng bãi đỗ xe tại đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn như thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Khuyến khích phát triển mô hình trạm nghỉ, dừng dọc đường, nhất là trên các tuyến cao tốc và các quốc lộ lớn, các tuyến quốc lộ trong mạng lưới quốc tế.

*) Hệ thống quốc lộ

- Trục xuyên quốc gia

+ Đối với tuyến quốc lộ 1A (gồm Quốc lộ 1, Quốc lộ 1 cũ, Quốc lộ 1 mới, Quốc lộ 1A), đoạn từ Hà Nội đến Cần Thơ: hoàn thành nâng cấp, mở rộng 1.054 km/1.887 km cơ bản đạt quy mô 4 làn xe cơ giới (390 km đã được mở rộng 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp); tại một số đoạn có xây dựng đường bộ cao tốc song hành, chỉ tăng cường nền, mặt đường và thay thế cầu yếu, các đoạn còn lại đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe. Hoàn thành xây dựng hầm đường bộ qua đèo Phú Gia và Phước Tượng (Thừa Thiên Huế), đèo Cả (Phú Yên).

+ Xây mới, mở rộng, nâng cấp đường Hồ Chí Minh, trong đó: xây dựng tuyến đường tránh Ngân Sơn và Nà Phặc (tỉnh Bắc Kạn), đoạn Cam Lộ - La Sơn (các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế); mở rộng, nâng cấp đoạn Chợ Mới - ngã ba Trung Sơn (tỉnh Bắc Kạn), đường dẫn cầu Bình Ca (tỉnh Tuyên Quang), đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất - Gò Qua - Vĩnh Thuận (các tỉnh: Kiên Giang, Bạc Liêu).

- Hệ thống quốc lộ khu vực phía Bắc

Tiến hành nâng cấp, mở rộng: QL 2 (các tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang), QL3 (tỉnh Thái Nguyên), QL 12 (tỉnh Điện Biên), QL 32 (các tỉnh: Phú Thọ, Yên Bái), QL 4B (Quảng Ninh), QL 4D (tỉnh Lào Cai), QL 4H (tỉnh Điện Biên), QL 279 (các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Kạn), QL 1B (tỉnh Thái Nguyên), QL 43 (tỉnh Sơn La), QL 4G (tỉnh Sơn La), QL 34 (tỉnh Cao Bằng), QL 14C (tỉnh Hà Giang); xây dựng mới các tuyến: QL 31 (tỉnh Bắc Giang), QL 4A (đoạn tránh TT. Nà Sầm và đèo Bó Cùng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn); xây mới và nâng cấp QL 37 (các tỉnh: Thái Bình, Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Nguyên, tuyến tránh TP. Yên Bái và Hải Dương); QL 38 (đoạn từ cầu Yên Lệnh đến nút giao Vực); QL 6 (xây dựng đường tránh các thị trấn Lương Sơn, Kỳ Sơn, Cao Phong, Tân Lạc tỉnh Hòa Bình).



- Hệ thống quốc lộ khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Tiến hành nâng cấp, mở rộng các tuyến hiện hữu và mở mới một số tuyến, trong đó: nâng cấp, mở rộng mạng lưới giao thông Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) phía Bắc thứ 2 - nâng cấp QL 217 (tỉnh Thanh Hóa), QL 48B (tỉnh Nghệ An), QL 9B (tỉnh Quảng Bình), QL 12C (các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình), QL 15, 15D (các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị), QL 49, 49B (tỉnh Thừa Thiên Huế), QL 14D, 14E (tỉnh Quảng Nam), QL 14C (các tỉnh: Kon Tum, Đắc Nông), QL 24B (tỉnh Quảng Ngãi), QL 19 (các tỉnh: Bình Định, Gia Lai) 26,80 ha, QL 25 (các tỉnh: Phú Yên, Gia Lai), QL 29 (các tỉnh: Phú Yên, Đắk Lắk), QL 27 (các tỉnh: Đắk Lắk, Ninh Thuận), QL 40, 40B (tỉnh Kon Tum), QL 28 (tỉnh Đắc Nông); xây mới tuyến tránh thị trấn Ba Đồn - Quảng Bình (QL 12A).



- Hệ thống quốc lộ khu vực miền Nam

Tiến hành nâng cấp, mở rộng các tuyến hiện hữu, trong đó: QL 55 (các tỉnh: Bình Thuận, Lâm Đồng), QL 28B (các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng), QL 62 (tỉnh Long An), tuyến N1 (các tỉnh: Long An, Đồng Tháp, An Giang), QL 54 (tỉnh Đồng Tháp), QL 30 (tỉnh Đồng Tháp), QL 57 (tỉnh Bến Tre), QL 61 (Kiên Giang), QL 61B (tỉnh Sóc Trăng), QL 91 (thành phố Cần Thơ); QL 91C (An Giang).



* Đường hành lang biên giới

Hình thành dọc theo các địa phương có biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia từ cửa khẩu Bắc Luân - Móng Cái - Quảng Ninh đến ngã ba Lộc Tấn - Lộc Ninh - Bình Phước. Xây dựng hoàn chỉnh tuyến, cơ bản đạt đường cấp 4 miền núi, bao gồm các tuyến sau:

- Hành lang biên giới Việt - Trung từ cửa khẩu Bắc Luân - Móng Cái - Quảng Ninh đến Leng Su Sin - Sin Thầu - Mường Nhé - Điện Biên với tổng chiều dài 1.297 km. Tuyến đi qua các điểm khống chế sau: Bắc Luân, thị trấn Lộc Bình, Thất Khê, Bảo Lạc, Mèo Vạc, Mường Khương, thành phố Lào Cai, Bát Xát, thị trấn Mường So, Nậm Cáy, Pa Tần, Mường Nhé, Leng Su Sin.

- Hành lang biên giới khu vực miền Trung từ Leng Su Sin đến ngã ba Lộc Tấn, với tổng chiều dài 2.900 km. Tuyến đi qua các điểm khống chế sau: Leng Su Sin, Na Pheo, Điện Biên, Pom Lót, Chiềng Khương, Tà Bục, Bản Pảng, Kỳ Sơn, Hạnh Lâm, Thanh Thủy, Thanh Long, Khe Gát, A Dịch, A Bát, Plei Kần, ngã ba Lộc Tấn. Sau đó tuyến N1 được nối tiếp chạy dọc theo biên giới từ Bình Phước đến Hà Tiên - Kiên Giang.



* Đường bộ ven biển

Chiều dài toàn tuyến từ Mũi Ngọc (tỉnh Quảng Ninh) đến Xà Xía (tỉnh Kiên Giang), được hình thành mang tính chất liên vùng, địa phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo các xã vùng ven biển; liên kết các khu đô thị, khu kinh tế, phát triển các khu du lịch và đảm bảo an ninh, quốc phòng của khu vực ven biển. Tuyến được hình thành trên cơ sở sử dụng hệ thống quốc lộ hiện có những đoạn gần biển, tận dụng tối đa các tuyến đường ven biển đã có, hạn chế giải phóng mặt bằng, kết hợp với hệ thống đê biển nhằm tiết kiệm vốn đầu tư. Quy mô dự kiến chủ yếu là đường 2 làn xe, tại các khu vực đô thị, khu kinh tế, khu du lịch có quy mô phù hợp với quy hoạch xây dựng các khu vực đó. Trong đó, giai đoạn 2016 - 2020 tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng đường hành lang ven biển phía Bắc (đoạn Quảng Ninh - Hà Tĩnh), đường hành lang ven biển phía Nam giai đoạn 2 (tỉnh Kiên Giang), xây dựng cầu Thịnh Long thuộc tuyến đường bộ ven biển (tỉnh Nam Định).



* Các dự án, công trình khác (cầu và đường tránh qua các đô thị...)

Tiến hành xây dựng các công trình giao thông sau: dự án đầu tư xây dựng cầu Hưng Hà và đường dẫn 2 đầu cầu thuộc tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam); tuyến Mỹ An - Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp); tuyến tránh Long Xuyên (tỉnh An Giang); tuyến tránh Mỏ Cày (tỉnh Bến Tre); tuyến tránh QL1 (tỉnh Cà Mau); DATP4: đoạn nối từ QL1A vào khu khí điện đạm Cà Mau; cầu Mỹ Thuận 2 (các tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long); cầu Hòa Bình 4 (tỉnh Hòa Bình); cầu Đại Ngãi trên QL 60 (các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng).



* Hệ thống đường cao tốc

Trong giai đoạn 2016 - 2020 ưu tiên đầu tư xây dựng 14 tuyến đường cao tốc, trong đó có 6 tuyến đường cao tốc Bắc Nam và 8 tuyến đường cao tốc kết nối, bao gồm:

- Hệ thống đường cao tốc Bắc Nam: tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thiện từng đoạn sau: đoạn Ninh Bình - Thanh Hóa; đoạn Thanh Hóa - Hà Tĩnh; đoạn Quảng Ngãi - Quy Nhơn; đoạn Dầu Giây - Phan Thiết; đoạn Phan Thiết - Nha Trang; đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ.

- Hệ thống đường cao tốc kết nối: tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thiện 10 tuyến, gồm: Hà Nội - Lạng Sơn (cửa khẩu Đồng Đăng); Nội Bài - Bắc Ninh (QL 18 cũ); Bắc Ninh - Hạ Long (QL 18 cũ); Bắc Ninh - Hạ Long - Móng Cái (cao tốc mới); Biên Hòa - Vũng Tàu (cảng Cái Mép); Dầu Giây - Liên Khương (Lâm Đồng); TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài; Đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch thuộc vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.

* Hệ thống tỉnh lộ

- Khôi phục, nâng cấp, đưa vào cấp kỹ thuật với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV ở vùng đồng bằng, cấp IV, cấp V ở miền núi; đoạn qua các đô thị theo quy hoạch được duyệt.

- Nâng cấp một số đường tỉnh quan trọng lên thành quốc lộ đồng thời đưa một số đường huyện quan trọng lên đường tỉnh, cải tuyến hoặc mở một số tuyến mới ở những khu vực cần thiết.

* Giao thông nông thôn

Ưu tiên phát triển đường giao thông nông thôn cho phương tiện giao thông cơ giới tới tất cả trung tâm xã hoặc cụm xã, đảm bảo thông suốt quanh năm. Tỷ lệ mặt đường cứng, rải nhựa hoặc bê tông xi măng đường huyện đạt 100%, đường xã tối thiểu 70%, đường thôn xóm tối thiểu 50%. Chú trọng phát triển giao thông nông thôn đường thuỷ, đặc biệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.



* Giao thông vận tải đường sắt

Giai đoạn 2016 - 2020, phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng GTVT đường sắt tập trung vào các hạng mục chủ yếu sau:

- Hoàn thiện nâng cấp, cải tạo đưa vào cấp kỹ thuật các tuyến hiện có: Yên Viên - Phả Lại - Cái Lân (TP. Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh).

- Xây dựng đường sắt vào Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (GĐI).

- Xây dựng đầu mối đường sắt qua các đô thị lớn: đầu mối thủ đô Hà Nội; đầu mối thành phố Hồ Chí Minh (Trảng Bom - Hòa Hưng, Biên Hòa - Vũng Tàu, Dĩ An - Lộc Ninh, TP. Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ; TP. Hồ Chí Minh - Nha Trang, đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - CHKQT Long Thành, TP. Hồ Chí Minh - Tây Ninh)...

- Xây dựng đường sắt đô thị vùng thủ đô Hà Nội: Ngọc Hồi - Như Quỳnh; Hà Nội - Hà Đông - Xuân Mai; Nội Bài - trung tâm thành phố - Thượng Đình; Trôi - Nhổn - Yên Sở; Cổ Loa - Nam Hồ Tây - Ngọc Khánh - Hòa Lạc - Ba Vì.

- Xây dựng đường sắt đô thị vùng thành phố Hồ Chí Minh: Bến Thành - Suối Tiên; Thủ Thiêm - Bến Thành - Bến xe Tây Ninh (cũ).

- Tiến hành nghiên cứu xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam và cải tạo một số ga trên tuyến đường sắt Bắc Nam...



* Giao thông vận tải đường thủy

- Hệ thống cảng biển

Trong giai đoạn tới, hệ thống cảng biển được phát triển như sau:

+ Đầu tư mở rộng và hiện đại hóa các cảng hiện có: cảng Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghi Sơn, Vũng Áng, Đà Nẵng, Dung Quất, Vũng Tàu, Cần Thơ...

+ Xây dựng và đầu tư nâng cấp các cảng, khu bến cảng tại các vùng, gồm: khu bến Hải Hà (cảng Quảng Ninh); khu bến Lạch Huyện, khu bến Yên Hưng (cảng Hải Phòng); cảng Diêm Điền (Thái Bình); khu bến Bắc Nghi Sơn, khu bến Đảo Mê (cảng Nghi Sơn); khu bến Đông Hồi (cảng Nghệ An); khu bến Sơn Dương (cảng Hà Tĩnh); khu bến Mỹ Thủy (cảng Quảng Trị); bến cảng Tam Hiệp (cảng Kỳ Hà); khu bến cảng Dung Quất II (cảng Dung Quất); khu bến Nhơn Hội, bến Đống Đa, Đề Gi, Tam Quan,...(cảng Quy Nhơn); khu bến Đông Vũng Rô (cảng Vũng Rô); bến cảng Đầm Môn (cảng Khánh Hòa); cảng Vĩnh Tân, bến cảng Phan Thiết, bến cảng Phú Qúy, bến cảng Sơn Mỹ (cảng Bình Thuận); khu bến Long Sơn, bến khách Sao Mai - Bến Đình (cảng Vũng Tàu); khu bến cảng Cần Giuộc, Gò Công trên sông Soài Rạp (cảng thành Phố Hồ Chí Minh); cảng Hậu Giang; cảng Trà Vinh (cảng chuyên dùng nhập than cho nhiệt điện); cảng Sóc Trăng; bến chuyên dùng chuyển tiếp than (vận chuyển than cho TT nhiệt điện Kiên Lương, Kiên Giang); cảng Bạc Liêu.

- Hệ thống giao thông thủy nội địa

+ Đối với hệ thống cảng hành hóa nội: tiến hành xây dựng mới 02 cảng chính là: cảng Phú Đông (Hà Nội), Nhơn Đức (TP. Hồ Chí Minh) và 22 cảng khác.

+ Tiến hành cải tạo, nâng cấp 12 tuyến vận tải đường thủy nội địa.

* Giao thông hàng không

Giai đoạn 2016 - 2020 hạ tầng giao thông vận tải đường hàng không ưu tiên thực hiện các hạng mục công trình sau:

- Mở rộng, nâng cấp đồng bộ, hiện đại hóa cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất.

- Mở rộng các cảng hàng không: Cát Bi, Vinh, Đà Nẵng, Phú Bài, Cam Ranh, Cà Mau.

- Xây dựng mới các cảng hàng không: Quảng Ninh, Lào Cai, Kon Tum, Vũng Tàu, Phan Thiết, An Giang. Đối với cảng trung chuyển hàng không quốc tế Long Thành khuyến khích hợp tác công tư để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng; cảng hàng không quốc tế Tiên Lãng - Hải Phòng nghiên cứu đầu tư sau năm 2020.

- Xây dựng các công trình phụ trợ (trường hàng không, trung tâm y tế hàng không, cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng máy bay, sản xuất thiết bị hàng không) tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời xây dựng các công trình phụ trợ nhỏ khác (đường công vụ, tường rào, nhà ga hành khách) tại các cảng hàng không: Gia Lâm, Cam Ranh, Đồng Hới, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Liên Khương,...

Căn cứ Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ; Đề xuất nhu cầu sử dụng đất của các địa phương và Bộ Giao thông vận tải tại Công văn số 2595/BGTVT-TC ngày 04/3/2015 (kèm theo danh mục các công trình, dự án). Đến năm 2020, diện tích đất giao thông của cả nước sẽ là 779,10 nghìn ha (không bao gồm diện tích đất hành lang giao thông), tăng 179,56 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 87,91 nghìn ha so với năm 2015. So với phương án trình Quốc hội đến năm 2020 (757,00 nghìn ha), đất giao thông tăng thêm 22,10 nghìn ha, trong đó:

- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 139,27 nghìn ha, chiếm 17,88% diện tích đất giao thông của cả nước, tăng 28,22 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 10,10 nghìn ha so với năm 2015;

- Vùng Đồng bằng sông Hồng có 136,72 nghìn ha, chiếm 17,55% diện tích đất giao thông của cả nước, tăng 33,06 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 10,57 nghìn ha so với năm 2015;

- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 212,40 nghìn ha, chiếm 27,26% diện tích đất giao thông của cả nước, tăng 50,56 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 26,18 nghìn ha so với năm 2015. Trong đó:

+ Tiểu vùng Bắc Trung Bộ có 130,11 nghìn ha, chiếm 61,26% diện tích đất giao thông của vùng, tăng 26,10 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 15,09 nghìn ha so với năm 2015;

+ Tiểu vùng Duyên hải miền Trung có 82,29 nghìn ha, chiếm 38,74% diện tích đất giao thông của vùng, tăng 24,45 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 11,09 nghìn ha so với năm 2015;

- Vùng Tây Nguyên có 101,94 nghìn ha, chiếm 13,08% diện tích đất giao thông của cả nước, tăng 16,64 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 11,00 nghìn ha so với năm 2015;

- Vùng Đông Nam Bộ có 89,51 nghìn ha, chiếm 11,49% diện tích đất giao thông của cả nước, tăng 25,16 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 18,15 nghìn ha so với năm 2015;

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 99,26 nghìn ha, chiếm 12,74% diện tích đất giao thông của cả nước, tăng 25,93 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 11,91 nghìn ha so với năm 2015.

b) Đất thủy lợi

Đến năm 2020, tập trung đầu tư nâng cấp các hệ thống hạ tầng thuỷ lợi hiện có, hiện đại hoá thiết bị điều khiển vận hành để phát huy công suất thiết kế và nâng cao năng lực phục vụ đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước để khai thác khoảng 6 triệu ha đất cây hàng năm (đất trồng lúa trên 3,7 triệu ha), tiến tới tưới chủ động cho 100% diện tích đất lúa 2 vụ, cấp và tiêu nước chủ động cho trên 700 nghìn ha đất nuôi trồng thủy sản, gần 14 nghìn ha đất làm muối và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đầu tư xây dựng hệ thống các công trình tiêu, thoát nước cho các đô thị lớn như thành phố Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,... có tính đến yếu tố nước biển dâng do tác động của biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển sản xuất của nhân dân. Đảm bảo tiêu, thoát nước ở những vùng thấp trũng phục vụ phát triển nông nghiệp và các ngành kinh tế khác với tần suất đảm bảo 10%. Chủ động chống lũ tại các sông ở Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ để bảo vệ dân cư và sản xuất vụ Hè thu, Đông xuân với tần suất 5 - 10%. Đảm bảo các điều kiện thích nghi và an toàn cho dân sinh, sản xuất ở vùng ngập sâu Đồng bằng sông Cửu Long. Củng cố và phát triển hệ thống thoát lũ vùng tứ giác Long Xuyên ra biển Tây, hệ thống công trình chống lũ ở vùng giữa sông Tiền và sông Hậu, bước đầu xây dựng hệ thống thoát lũ vùng Đồng Tháp Mười. Bố trí xây dựng các cụm dân cư vượt lũ để ổn định dân sinh ở các vùng ngập lũ. Tiếp tục củng cố và xây dựng các tuyến bờ kênh, các cụm dân cư để bảo vệ an toàn tính mạng người dân trong mùa lũ.

Đầu tư hoàn chỉnh cải tạo, nâng cấp, kiên cố hoá và từng bước hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả các hệ thống thuỷ lợi, thuỷ nông hiện có để phát huy trên 90% năng lực thiết kế, nâng cao mức đảm bảo tưới tiêu và cấp nước, như hệ thống Thạch Nham, Tân An - Đập Đá, Núi Một, Đá Bàn, Lại Giang, hệ thống thủy lợi sử dụng nước sau thuỷ điện sông Hinh ở vùng Nam Trung bộ; xây dựng bổ sung một số cống đập ngăn mặn, tiêu úng, giữ ngọt quan trọng như: sông Lèn (Thanh Hóa), sông Nghèn (Hà Tĩnh)...

Tiếp tục xây dựng bổ sung các công trình nhỏ hoặc cụm công trình ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng cát ven biển để cấp đủ nước tưới lúa, rau màu, cây công nghiệp, nước sinh hoạt và các khu công nghiệp ven biển; mở rộng diện tích đất sản xuất nhằm chống phá rừng làm nương rẫy, nâng cao đời sống, xoá đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa vùng núi và vùng đồng bằng; giải quyết cơ bản nước sinh hoạt cho dân cư vùng cát ven biển...

Đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi để phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho đồng bào vùng tái định cư ở một số công trình quan trọng như thủy điện Lai Châu, Sơn La; các công trình quy mô vừa ở các sông nhánh để tưới và cấp nước sinh hoạt vùng Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ và Đông Nam bộ.

Tiếp tục thực hiện chương trình ngọt hóa tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long kết hợp với phát triển thuỷ sản, gắn với giao thông thuỷ, bộ và phát triển nông thôn mới ở những khu vực không bị ngập lũ. Xây dựng các kênh trục tạo nguồn ngọt từ sông Tiền, sông Hậu, đồng thời xây dựng các cống, đê biển ngăn mặn, từng bước đưa nước ngọt về các vùng chưa được ngọt hoá như vùng mũi Cà Mau, các huyện ven biển Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre. Xây dựng các công trình ngăn mặn giữ ngọt trên sông Vàm Cỏ, sông Cái Lớn. Đẩy mạnh tiến trình ngọt hoá cho các vùng Gò Công, Ba Lai, Nam Măng Thít, Quản Lộ - Phụng Hiệp. Phát triển hệ thống kiểm soát tưới, tiêu, cấp nước sinh hoạt, bảo vệ môi trường cho các khu dân cư, các cơ sở y tế, giáo dục,... tại các đô thị và những khu đông dân để đảm bảo an toàn, vệ sinh ở những khu vực bị ngập lũ.

Củng cố các tuyến đê sông Hồng thuộc các tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ; các tuyến đê sông Thái Bình thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang; củng cố, bảo vệ lòng, bờ sông biên giới. Xây dựng các công trình lớn lợi dụng tổng hợp trên các dòng chính như sông Đà, sông Lô, sông Cầu, sông Lục Nam ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Chỉnh trị sông, bảo vệ bờ và đê, nhất là các đoạn sông Hồng từ hạ lưu công trình Hoà Bình tới Hà Nội và sông Đuống,... ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Củng cố đê sông Mã, sông Chu, đê dòng chính sông Cả, sông La, đê của nhánh sông Cả và đê các sông từ Hà Tĩnh vào Thừa Thiên Huế; hệ thống đê biển ở vùng Bắc Trung bộ. Nghiên cứu diễn biến xói lở bờ, chỉnh trị sông Thu Bồn, sông Ba, sông Lại Giang và các cửa sông Trà Khúc, Trà Cầu, Bàn Thạch, sông Ba, sông Cái - Nha Trang để tăng khả năng thoát lũ, ổn định lòng bãi sông, bảo vệ các khu dân cư ven sông. Hoàn thiện đê bảo vệ các khu đô thị lớn ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ. Đầu tư hoàn chỉnh, củng cố các tuyến đê bảo vệ sản xuất vụ Hè thu và Đông xuân cho các đồng bằng ven sông như vùng Lăk - Buôn Trấp, Cát Tiên - Đa Hoai - Đạ Tẻ,... ở vùng Tây Nguyên. Củng cố và phát triển các công trình giảm nhẹ thiên tai như hệ thống đê biển và xây dựng hoàn chỉnh tuyến đê kè bảo vệ các đô thị ở vùng Đông Nam bộ. Tiến hành chỉnh trị sông, xử lý tình trạng sạt lở bờ sông Tiền, sông Hậu, di chuyển sớm dân khỏi nơi sạt lở nghiêm trọng.

Thực hiện các chương trình nâng cấp hệ thống đê biển, xây dựng công trình phòng chống xói lở bờ sông, bờ biển; hoàn thiện hệ thống đê biển, đê cửa sông đảm bảo chống được mức nước triều cao, sức gió mạnh và chủ động ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Căn cứ Quyết định số 1554/QĐ-TTg ngày 17/10/2012, Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 24/10/2012,Quyết định số 1397/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thủy lợi vùng đồng bằng sông Hồng, vùng miền Trung, vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng; đề xuất nhu cầu sử dụng đất của các địa phương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 3134/BNN-KH ngày 17/4/2015 (kèm theo danh mục các công trình, dự án).

Đến năm 2020, đất thủy lợi có 436,54 nghìn ha, tăng 63,67 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 22,71 nghìn ha so với năm 2015. So với phương án Quốc hội duyệt (433,00 nghìn ha), đất thủy lợi tăng thêm 3,54 nghìn ha chủ yếu để đáp ứng xây dựng hệ thống đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam, từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang và trên 2.000 km đê sông tại 19 tỉnh, thành phố nhằm chủ động ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trong đó:

- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 35,06 nghìn ha, chiếm 8,03% diện tích đất thủy lợi của cả nước, tăng 5,78 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 1,83 nghìn ha so với năm 2015;

- Vùng Đồng bằng sông Hồng có 92,90 nghìn ha, chiếm 21,28% diện tích đất thủy lợi của cả nước, tăng 5,65 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 4,20 nghìn ha so với năm 2015;

- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 124,78 nghìn ha, chiếm 28,58% diện tích đất thủy lợi của cả nước, tăng 22,44 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 7,58 nghìn ha so với năm 2015. Trong đó:

+ Tiểu vùng Bắc Trung Bộ có 75,99 nghìn ha, chiếm 60,90% diện tích đất thủy lợi của vùng, tăng 10,47 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 4,16 nghìn ha so với năm 2015;

+ Tiểu vùng Duyên hải miền Trung có 48,79 nghìn ha, chiếm 39,10% diện tích đất thủy lợi của vùng, tăng 11,97 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 3,02 nghìn ha so với năm 2015;

- Vùng Tây Nguyên có 33,88 nghìn ha, chiếm 7,76% diện tích đất thủy lợi của cả nước, tăng 13,21 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 2,74 nghìn ha so với năm 2015;

- Vùng Đông Nam Bộ có 23,08 nghìn ha, chiếm 5,29% diện tích đất thủy lợi của cả nước, tăng 6,65 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 2,19 nghìn ha so với năm 2015;

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 126,84 nghìn ha, chiếm 29,06% diện tích đất thủy lợi của cả nước, tăng 9,95 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 4,18 nghìn ha so với năm 2015.

c) Đất công trình năng lượng

Phát triển ngành điện phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước, kết hợp với nhập khẩu năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện; cung cấp đầy đủ điện năng với chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý; đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Thực hiện rà soát điều chỉnh quy hoạch điện VII, ưu tiên xây dựng các nhà máy có công suất từ 1.000 MW trở lên. Phát triển cân đối công suất nguồn trên từng miền: Bắc, Trung, Nam. Ưu tiên phát triển nguồn điện năng lượng mặt trời, điện gió; nghiên cứu đưa nhà máy thuỷ điện tích năng vào vận hành phù hợp với sự phát triển của hệ thống điện.

Tập trung đầu tư phát triển các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I và Ninh Thuận II, bảo đảm đến năm 2020, đưa tổ máy điện hạt nhân đầu tiên vào vận hành, đến năm 2030, nguồn điện hạt nhân có tổng công suất 10.700 MW.

Phát triển lưới điện truyền tải đồng bộ, phù hợp với tiến độ vận hành các nhà máy điện. Nghiên cứu áp dụng lưới điện thông minh, công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng lưới điện phân phối; kết nối, hoà mạng đồng bộ hệ thống điện Việt Nam với hệ thống điện các nước trong khu vực.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, tiến hành xây dựng và đưa vào vận hành các nhà máy thủy điện: Lai Châu, Bảo Lâm, Trung Sơn, Hồi Xuân, Nậm Mô 1, Vĩnh Sơn (2,3,4,5), A Lin B1, Đắk Mi (1,2,3), Đa Nhim (mở rộng), Thác Mơ (mở rộng)...; các nhà máy nhiệt điện: Na Dương II, Thăng Long (1,2), Hải Dương (1,2), Thái Bình I, Nam Định I, Nghi Sơn II, Vũng Áng II, III, Quảng Trạch II, Quảng Trị 1, Vân Phong I, II, Vĩnh Tân I, III, IV, Duyên Hải II, III và Duyên Hải III 3 (mở rộng), Long Phú I, Sông Hậu I, Tua bin khí hỗn hợp Sơn Mỹ I (1,2,3,4,5)...

Căn cứ Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2011 phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII); Quyết định số 2414/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2013 phê duyệt điều chỉnh danh mục, tiến độ một số dự án điện và quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù để đầu tư các công trình điện cấp bách trong giai đoạn 2013 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ; dự thảo điều chỉnh quy hoạch điện VII; đề xuất nhu cầu sử dụng đất của các địa phương và Bộ Công thương.

Đến năm 2020, diện tích đất dành cho xây dựng các công trình năng lượng có 175,76 nghìn ha (bao gồm cả mặt nước công trình thủy điện), tăng 53,46 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 33,90 nghìn ha so với năm 2015. So với phương án Quốc hội duyệt (213,00 nghìn ha), đất công trình năng lượng giảm 37,24 nghìn ha, do loại 6 dự án thủy điện bậc thang, 418 dự án thủy điện nhỏ và đồng thời lùi tiến độ một số nhà máy điện sau năm 2020 như thủy điện Bắc Ái, Đông Phù Yên; tua bin khí hỗn hợp Ô Môn, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận... theo kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch điện VII và kết quả đầu tư xây dựng, vận hành các nhà máy điện của các địa phương.

Đất công trình năng lượng theo các vùng như sau:

- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 38,80 nghìn ha, chiếm 22,07% diện tích đất công trình năng lượng của cả nước, tăng 15,20 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 11,82 nghìn ha so với năm 2015;

- Vùng Đồng bằng sông Hồng có 3,17 nghìn ha, chiếm 1,80% diện tích đất công trình năng lượng của cả nước, tăng 1,23 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 0,98 nghìn ha so với năm 2015;

- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 54,21 nghìn ha, chiếm 30,64% diện tích đất công trình năng lượng của cả nước, tăng 20,64 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 11,32 nghìn ha so với năm 2015. Trong đó:

+ Tiểu vùng Bắc Trung Bộ có 23,97 nghìn ha, chiếm 44,21% diện tích đất công trình năng lượng của vùng, tăng 9,89 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 6,29 nghìn ha so với năm 2015;

+ Tiểu vùng Duyên hải miền Trung có 30,24 nghìn ha, chiếm 55,79% diện tích đất công trình năng lượng của cả nước, tăng 10,76 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 5,04 nghìn ha so với năm 2015;

- Vùng Tây Nguyên có 54,12 nghìn ha, chiếm 30,79% diện tích đất công trình năng lượng của cả nước, tăng 12,02 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 6,52 nghìn ha so với năm 2015;

- Vùng Đông Nam Bộ có 20,89 nghìn ha, chiếm 11,88% diện tích đất công trình năng lượng của cả nước, tăng 1,26 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 1,09 nghìn ha so với năm 2015;

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 4,58 nghìn ha, chiếm 2,61% diện tích đất công trình năng lượng của cả nước, tăng 3,12 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 2,16 nghìn ha so với năm 2015.

d) Đất cơ sở văn hoá

Trong giai đoạn 2016 - 2020, tiếp tục xây dựng, cải tạo và nâng cấp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá ở tất cả các cấp, đồng thời có kế hoạch cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới một số công trình văn hoá, nghệ thuật hiện đại ở các trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của đất nước (thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) và xây dựng mới một số công trình văn hóa nghệ thuật cấp vùng tại các đô thị loại I (TP Thái Nguyên, Hải Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột và TP Cần Thơ). Xã hội hoá các hoạt động văn hoá, chú trọng nâng cao đời sống văn hoá ở nông thôn, vùng khó khăn, thu hẹp dần khoảng cách hưởng thụ văn hoá giữa các vùng, các nhóm xã hội, giữa đô thị và nông thôn.

Phấn đấu đến năm 2020, 100% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trung tâm văn hóa và cung thiếu nhi...; 50% số tỉnh, thành phố có cung văn hóa lao động, nhà văn hóa lao động; 90% số quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trung tâm văn hóa - thể thao; 30% số quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có nhà thiếu nhi; 10% số quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có nhà văn hóa lao động; 60 - 80% số xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa; 50 - 70% số thôn, bản, ấp có nhà văn hóa...

Căn cứ kết quả thực hiện đất cơ sở văn hóa giai đoạn 2011 - 2015; Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020 định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013); đề xuất nhu cầu của các địa phương, đến năm 2020, cả nước sẽ có 27,82 nghìn ha dành cho lĩnh vực văn hóa, bình quân khoảng 2,78 m2/người dân, điều chỉnh tăng 7,39 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội phê duyệt (20,43 nghìn ha), trong đó: vùng Trung du và miền núi phía Bắc tăng 1,96 nghìn ha; Đồng bằng sông Hồng tăng 1,48 nghìn ha; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tăng 1,24 nghìn ha; Tây Nguyên tăng 0,66 nghìn ha; Đông Nam Bộ tăng 0,76 nghìn ha và Đồng bằng sông Cửu Long tăng 1,29 nghìn ha.



e) Đất cơ sở y tế

Phát triển hạ tầng y tế, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Tiếp tục nâng cao năng lực các cơ sở y tế dự phòng tuyến trung ương và khu vực, bảo đảm 100% trung tâm y tế dự phòng tỉnh có phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 1; xây dựng và phát triển trung tâm y tế dự phòng huyện.

Hình thành mạng lưới khám, chữa bệnh theo các tuyến kỹ thuật từ thấp đến cao, bảo đảm tính liên tục về cấp độ chuyên môn, góp phần khắc phục tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trung ương và các bệnh viện chuyên khoa. Đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư phát triển hạ tầng trong lĩnh vực y tế.

Tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở khám chữa bệnh chuyên sâu, chất lượng cao ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số đô thị cấp vùng. Rà soát lại quy hoạch, xác định rõ chức năng của hệ thống bệnh viện đa khoa cấp vùng để có kế hoạch đầu tư có hiệu quả

Phấn đấu đến năm 2020, cả nước có khoảng gần 14.000 cơ sở khám, chữa bệnh với tổng số giường bệnh khoảng 260.000 giường, bình quân đạt 26 giường bệnh trên 01 vạn dân (không tính giường bệnh trạm y tế xã).

Để đảm bảo quỹ đất cho nhu cầu xây dựng các cơ sở khám chữa bệnh được đầy đủ từ Trung ương xuống đến địa phương, tuyến Trung ương có từ 5 - 7 bệnh viện đa khoa, 10 - 15 bệnh viện chuyên khoa; tuyến tỉnh có 01 bệnh viện trung tâm, từ 3 - 5 bệnh viện đa khoa khu vực, 5 - 10 bệnh viện chuyên khoa; tuyến huyện có 01 bệnh viện huyện, 2 - 3 phòng khám đa khoa khu vực; tuyến xã có 01 trạm y tế; đồng thời tạo quỹ đất cho việc di dời một số cơ sở khám chữa bệnh ra khỏi khu vực nội thành Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và tạo quỹ đất thúc đẩy công tác xã hội hóa trong lĩnh vực y tế (phát triển các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân), bình quân diện tích đất cơ sở y tế 40 - 120 m2/giường bệnh tuyến trung ương; tuyến tỉnh 12 - 64 m2/giường bệnh; tuyến huyện 120 - 200 m2/giường bệnh; tuyến xã 240 - 250 m2/giường bệnh tương đương được 0,82 - 1,35 m2/người.

Căn cứ kết quả thực hiện đất cơ sở y tế giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 về phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 về phê duyệt đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ; đề xuất nhu cầu của các địa phương, đến năm 2020 cả nước có 10,98 nghìn ha đất dành cho lĩnh vực phát triển ngành y tế, về cơ bản đất cơ sở y tế điều chỉnh tăng 0,91 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt (10,07 nghìn ha).

g) Đất cơ sở giáo dục - đào tạo

Mục tiêu cơ bản của ngành giáo dục trong thời gian tới là tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.

Phát triển hệ thống hạ tầng giáo dục, đào tạo từ mầm non đến đại học và các viện nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân. Đến năm 2020, cơ bản bảo đảm đủ ký túc xá sinh viên và nhà nội trú cho các trường phổ thông nội trú. Quan tâm phát triển nhà công vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

Hình thành một số trường đại học chất lượng cao, từng bước hình thành các trường đại học có tầm cỡ quốc tế ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị cấp vùng. Xây dựng các trường đào tạo nghề chất lượng cao tại trung tâm vùng. Có giải pháp đầu tư cho hạ tầng giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Trung Bộ.

Nâng cấp và xây dựng mới các trung tâm nghiên cứu trong các trường đại học để gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, ứng dụng, triển khai, thương mại hoá công nghệ mới.

Đến năm 2020, dự báo cả nước có khoảng 26 triệu học sinh các cấp học, trong đó có khoảng 2,2 triệu sinh viên được đào tạo trong 460 trường đại học, cao đẳng (gồm: 234 trường đại học và 226 trường cao đẳng). Để đảm bảo nhu cầu đất tối thiểu là 6,8 m2/người đối với các cấp học từ Trung học trở xuống và 65 m2/sinh viên đối với các trường đại học, cao đẳng.

Căn cứ kết quả thực hiện đất cơ sở giáo dục - đào tạo giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012 về phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/06/2013 về phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ; đề xuất nhu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa phương, diện tích đất giáo dục - đào tạo đến năm 2020 sẽ là 68,48 nghìn ha, điều chỉnh giảm 13,31 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt (81,77 nghìn ha), trong đó: vùng Trung du và miền núi phía Bắc giảm 0,79 nghìn ha; Đồng bằng sông Hồng giảm 3,11 nghìn ha; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung giảm 2,15 nghìn ha; Tây Nguyên giảm 0,74 nghìn ha; Đông Nam Bộ giảm 4,06 nghìn ha và Đồng bằng sông Cửu Long giảm 2,46 nghìn ha.

h) Đất cơ sở thể dục - thể thao

Đến năm 2020, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia cơ bản đáp ứng nhu cầu tập luyện thể dục, thể thao của nhân dân ở các địa phương, vùng, miền; đáp ứng yêu cầu đào tạo, huấn luyện, nâng cao thành tích thi đấu thể thao và đủ khả năng đăng cai tổ chức thành công các giải thi đấu thể thao thành tích cao của khu vực, châu lục và một số giải thi đấu thể thao thành tích cao của thế giới. Cụ thể:

- Đến năm 2020, đất dành cho hoạt động thể dục, thể thao trên cả nước được duy trì ổn định từ 3,5 m2 đến 4 m2/người dân.

- Đến năm 2020, cơ bản hoàn thành xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình thể thao hiện đại, các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, các cơ sở đào tạo thể dục, thể thao quốc gia và các công trình khác phục vụ hoạt động thể dục, thể thao do cấp Trung ương quản lý; tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất ba công trình thể thao cơ bản cấp tỉnh (sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi), trong đó có tỷ lệ thích hợp các công trình thể thao đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc tế; hoàn thành xây dựng một số công trình thể thao phù hợp với các môn thể thao là thế mạnh của từng địa phương; đồng thời cơ bản hoàn thành việc xây dựng các trung tâm thể thao trọng điểm làm chức năng trung tâm vùng.

- Đến năm 2020, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý cơ bản đáp ứng yêu cầu huấn luyện thể lực; tổ chức các hoạt động thể thao cho cán bộ, chiến sĩ; tổ chức huấn luyện và thi đấu thể thao thành tích cao; giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường.

Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, thu hút mọi thành phần xã hội tích cực tham gia đầu tư vào lĩnh vực thể dục, thể thao nhằm nâng cao thể chất nhân dân. Đầu tư xây dựng hệ thống các công trình thể thao (sân vận động, nhà thi đấu, nhà tập luyện,...) từ cấp quốc gia đến cơ sở bao gồm: Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, khu liên hợp thể thao ở các tỉnh, thành phố (quy mô 40 - 50 ha), trung tâm thể dục - thể thao cấp tỉnh (quy mô từ 15 - 20 ha), trung tâm thể dục - thể thao cấp huyện (quy mô từ 1,5 - 3,5 ha), sân vận động cấp xã (quy mô từ 0,5 - 1,0 ha/sân).

Căn cứ kết quả thực hiện đất cơ sở thể dục - thể thao giai đoạn 2011 -2015; Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1752/QĐ-TTg ngày 30/09/2013 về phê duyệt Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 về phê duyệt Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định 795/QĐ-TTg ngày 26/05/2014 về phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung danh mục các sân golf dự kiến phát triển đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 26/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020; đề xuất nhu cầu của các địa phương;

Đến năm 2020, quỹ đất dành cho lĩnh vực thể dục - thể thao cả nước có 46,81 nghìn ha (bao gồm cả 96 sân golf với 10,98 nghìn ha), điều chỉnh tăng 2,05 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt (44,76 nghìn ha), trong đó có 3 vùng điều chỉnh tăng là: Đồng bằng sông Hồng tăng 3,57 nghìn ha, Đông Nam Bộ tăng 2,07 nghìn ha, Đồng bằng sông Cửu Long tăng 0,83 nghìn ha và có 3 vùng điều chỉnh giảm là: Trung du và miền núi phía Bắc giảm 0,81 nghìn ha; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung giảm 2,23 nghìn ha; Tây Nguyên giảm 1,39 nghìn ha.


          1. Điều chỉnh quy hoạch đất phát triển hạ tầng đến năm 2020

            STT

            Vùng

            Hiện trạng

            năm 2015

            Quy hoạch đến năm 2020 (theo NQ của Quốc hội)

            Điều chỉnh
            Quy hoạch
            đến năm 2020


            So sánh ĐCQH với NQ của Quốc hội
            (1.000 ha)

            Diện tích (1.000 ha)

            Cơ cấu (%)

            Diện tích (1.000 ha)

            Cơ cấu (%)

            Diện tích (1.000 ha)

            Cơ cấu (%)

            (1)

            (2)

            (3)

            (4)

            (5)

            (6)

            (7)

            (8)

            (9)=(7)-(5)




            Cả nước

            1.338,32

            100,00

            1.578,43

            100,00

            1.561,39

            100,00

            -17,04

            1

            Trung du miền núi phía Bắc

            209,56

            15,66

            250,99

            15,90

            237,29

            15,20

            -13,70

            2

            Đồng bằng sông Hồng

            233,35

            17,44

            274,40

            17,38

            272,55

            17,46

            -1,85

            3

            Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

            367,18

            27,44

            436,16

            27,63

            428,82

            27,46

            -7,34

            -

            Tiểu vùng Bắc Trung Bộ

            217,61

            16,26

            248,29

            15,73

            249,66

            15,99

            1,37

            -

            Tiểu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

            149,56

            11,18

            187,87

            11,90

            179,16

            11,47

            -8,71

            4

            Tây Nguyên

            179,22

            13,39

            198,78

            12,59

            202,12

            12,94

            3,34

            5

            Đông Nam Bộ

            127,90

            9,56

            163,78

            10,38

            163,83

            10,49

            0,05

            6

            Đồng bằng sông Cửu Long

            221,11

            16,52

            254,31

            16,11

            256,78

            16,45

            2,47

Biểu đồ 21: Điều chỉnh QHSD đất phát triển hạ tầng đến năm 2020

2.3. Đất có di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh


Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của dân tộc. Gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá với phát triển du lịch và hoạt động thông tin đối ngoại nhằm truyền bá sâu rộng các giá trị văn hoá trong công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ và người nước ngoài.

Giữ gìn nguyên vẹn và đầy đủ các di tích đã và đang được xếp hạng, không để xuống cấp, tổn thất hoặc bị huỷ hoại. Bảo tồn nguyên vẹn các giá trị của thiên nhiên, giá trị kiến trúc của khu di tích; nghiêm cấm việc khai thác nguyên liệu (than, đá,...) trong khu vực di tích.

Việc khoanh vùng bảo vệ di tích phải đáp ứng yêu cầu bảo tồn các di tích, môi trường, khung cảnh lịch sử, gắn với việc bảo vệ các khu rừng tự nhiên. Các khu di tích lịch sử quân sự thường trải rộng trên những vùng đất rộng lớn nên khu vực bảo vệ phải được phân định theo các điểm và theo cụm di tích tiêu biểu.

Căn cứ kết quả thực hiện đất di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh giai đoạn 2011 - 2015; đề xuất nhu cầu của các địa phương, đến năm 2020 diện tích đất cho lĩnh vực này là 35,19 nghìn ha, điều chỉnh tăng 7,47 nghìn ha so Nghị quyết Quốc hội duyệt (27,71 nghìn ha), nguyên nhân chính do một số địa phương công nhận thêm một số di tích (Gia Lai, Thanh Hóa, Sóc Trăng, Bình Phước,...).


          1. Điều chỉnh quy hoạch đất có di tích lịch sử - văn hóa
            và danh lam, thắng cảnh đến năm 2020

STT

Vùng

Hiện trạng

năm 2015

Quy hoạch đến năm 2020 (theo NQ của Quốc hội)

Điều chỉnh
Quy hoạch
đến năm 2020


So sánh ĐCQH với NQ của Quốc hội
(1.000 ha)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)=(7)-(5)




Cả nước

26,53

100,00

27,71

100,00

35,19

100,00

7,47

1

Trung du miền núi phía Bắc

3,09

11,65

4,27

15,40

4,69

13,33

0,42

2

Đồng bằng sông Hồng

9,85

37,13

11,73

42,32

12,62

35,86

0,89

3

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

6,07

22,88

5,59

20,17

7,40

21,03

1,81

-

Tiểu vùng Bắc Trung Bộ

2,58

9,74

3,70

13,33

3,14

8,92

-0,56

-

Tiểu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

3,48

13,14

1,89

6,83

4,26

12,11

2,37

4

Tây Nguyên

2,09

7,88

1,94

7,00

3,10

8,81

1,16

5

Đông Nam Bộ

2,27

8,56

1,31

4,73

2,55

7,25

1,24

6

Đồng bằng sông Cửu Long

3,16

11,91

2,88

10,39

4,83

13,73

1,95

2.4. Đất bãi thải, xử lý chất thải


Với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý, tổng hợp chất thải rắn nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững đất nước.

Hệ thống quản lý tổng hợp chất thải rắn được phân loại tài nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Chất thải rắn nguy hại được quản lý và xử lý theo các phương thức sử dụng phù hợp.

Đến năm 2020, 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị, công nghiệp không nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý, trong đó 85% được tái chế sử dụng, thu hồi năng lượng.

Từng bước hình thành hệ thống đồng bộ quản lý chất thải rắn tại các đô thị, khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp nhằm kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đến năm 2020, dự kiến xây dựng các khu liên hợp xử lý chất thải phục vụ cho vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, liên đô thị và đô thị; xây dựng khu xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại cho vùng tỉnh, liên tỉnh (quy mô khoảng 200 - 300 ha/vùng); Ngoài ra, tại các địa phương sẽ bố trí quy hoạch các khu thu gom, xử lý, chôn lấp rác thải tập trung với quy mô trung bình khoảng 100 ha/tỉnh; 10 - 20 ha/huyện; 0,1 - 0,5 ha/xã.

Căn cứ kết quả thực hiện đất bãi thải, xử lý chất thải giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025; Quyết định số 609/QĐ-TTg ngày 25/4/2014 phê duyệt quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030; Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 06/01/2015 phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Đồng Nai đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ; đề xuất nhu cầu của các địa phương, đến năm 2020, đất bãi thải, xử lý chất thải là 21,91 nghìn ha, điều chỉnh tăng 0,96 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt (20,95 nghìn ha), trong đó có 36 tỉnh tăng (3,78 nghìn ha) và 6 tỉnh giảm (2,83 nghìn ha). Diện tích này bao gồm cả đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại và 55 ha đất để xử lý chất thải phóng xạ hạt nhân. Đất bãi thải, xử lý chất thải tại các vùng cụ thể như sau:

- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 3,54 nghìn ha, tăng 0,62 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt, trong đó có 8 tỉnh tăng 0,63 nghìn ha gồm: Lào Cai (362 ha), Điện Biên (87 ha), Sơn La (61 ha), Phú Thọ (43 ha), Tuyên Quang (30 ha), Bắc Giang (29 ha)... và 01 tỉnh giảm (Lai Châu 31 ha).

- Vùng Đồng bằng sông Hồng có 3,98 nghìn ha, giảm 2,29 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt, trong đó có 5 tỉnh tăng 0,39 nghìn ha gồm: Quảng Ninh (190 ha), Thái Bình (146 ha), Hưng Yên (31 ha), Hải Dương (19 ha), Hà Nam (8 ha), Ninh Bình (5 ha) và 3 tỉnh giảm 2,68 ha (Hà Nội 2,63 nghìn ha, Nam Định 30 ha, Vĩnh Phúc 2 ha)

- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 5,23 nghìn ha, tăng 3,97 nghìn ha so với năm 2010. Trong đó:

+ Tiểu vùng Bắc Trung Bộ có 2,91 nghìn ha, tăng 1,15 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt, tại 4 tỉnh: Hà Tĩnh (0,81 nghìn ha), Thanh Hóa (0,16 nghìn ha), Nghệ An (98 ha), Quảng Bình (82 ha).

+ Tiểu vùng Duyên hải miền Trung có 2,32 nghìn ha, tăng 0,09 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt, tại 02 tỉnh: Đà Nẵng 20 ha, Phú Yên 64 ha, Quảng Ngãi 2 ha.

- Vùng Tây Nguyên có 2,20 nghìn ha, tăng 0,79 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt, tại 04 tỉnh: Gia Lai (0,28 nghìn ha), Đắk Nông (0,27 nghìn ha), Kom Tum (0,11 nghìn ha), Lâm Đồng (0,13 nghìn ha).

- Vùng Đông Nam Bộ có 3,10 nghìn ha, tăng 0,43 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt, tại 04 tỉnh: Bình Dương (0,26 nghìn ha), Đồng Nai (0,13 nghìn ha), Tây Ninh (31 ha), Bà Rịa - Vũng Tàu (5 ha).



- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 3,86 nghìn ha, tăng 0,18 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt, trong đó có 8 tỉnh tăng 0,32 nghìn ha gồm: Cà Mau (171 ha), An Giang (60 ha), Đồng Tháp (33 ha) ... và 02 tỉnh giảm 0,14 nghìn ha (Long An 80 ha, Kiên Giang 56 ha).
          1. Điều chỉnh quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải đến năm 2020

STT

Vùng

Hiện trạng

năm 2015

Quy hoạch đến năm 2020 (theo NQ của Quốc hội)

Điều chỉnh
Quy hoạch
đến năm 2020


So sánh ĐCQH với NQ của Quốc hội
(1.000 ha)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)=(7)-(5)




Cả nước

12,26

100,00

20,94

100,00

21,91

100,00

0,97

1

Trung du miền núi phía Bắc

2,08

16,97

2,92

13,94

3,54

16,16

0,62

2

Đồng bằng sông Hồng

2,15

17,54

6,27

29,94

3,98

18,17

-2,29

3

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

2,13

17,37

3,99

19,05

5,23

23,87

1,24

-

Tiểu vùng Bắc Trung Bộ

1,01

8,25

1,76

8,40

2,91

13,28

1,15

-

Tiểu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

1,12

9,15

2,23

10,64

2,32

10,59

0,09

4

Tây Nguyên

1,21

9,87

1,41

6,73

2,20

10,04

0,79

5

Đông Nam Bộ

2,01

16,39

2,67

12,75

3,10

14,15

0,43

6

Đồng bằng sông Cửu Long

2,68

21,86

3,68

17,57

3,86

17,62

0,18

2.5. Các loại đất phi nông nghiệp còn lại

Ngoài diện tích các loại đất phi nông nghiệp đã quy hoạch như trên, cả nước còn có 2.560,15 nghìn ha đất phi nông nghiệp khác còn lại, chiếm 53,56% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp. Các loại đất phi nông nghiệp còn lại gồm: đất ở; đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất có mặt nước chuyên dùng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối; đất cơ sở tôn giáo; đất cơ sở tín ngưỡng; đất phi nông nghiệp khác. Các chỉ tiêu này sẽ được Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp xét duyệt trong quy hoạch sử dụng đất của các địa phương.

Diện tích các loại đất phi nông nghiệp còn lại của cả nước đến năm 2020 được phân bổ cho các vùng như sau:

          1. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng các loại đất phi nông nghiệp
            còn lại đến năm 2020

STT

Vùng

Hiện trạng

năm 2015

Quy hoạch đến năm 2020 (theo
NQ của Quốc hội)


Điều chỉnh
Quy hoạch
đến năm 2020


So sánh ĐCQH với NQ của Quốc hội
(1.000 ha)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)=(7)-(5)




Cả nước

2.259,58

100,00

2.583,35

100,00

2.560,15

100,00

-23,20

1

Trung du miền núi phía Bắc

384,61

17,02

419,16

16,23

436,45

17,05

17,29

2

Đồng bằng sông Hồng

359,02

15,89

415,17

16,07

418,47

16,35

3,30

3

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

654,21

28,95

707,53

27,39

755,41

29,51

47,88

-

Tiểu vùng Bắc Trung Bộ

341,91

15,13

372,26

14,41

378,97

14,80

6,71

-

Tiểu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

312,30

13,82

335,28

12,98

376,44

14,70

41,16

4

Tây Nguyên

178,75

7,91

198,65

7,69

197,82

7,73

-0,83

5

Đông Nam Bộ

283,52

12,55

385,62

14,93

310,86

12,14

-74,76

6

Đồng bằng sông Cửu Long

399,47

17,68

457,22

17,70

441,14

17,23

-16,08


tải về 3.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương