CHÍnh phủ —— Số: 23/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


Công tác thống kê, thông tin, báo cáo quốc gia về bình đẳng giới



tải về 451.39 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích451.39 Kb.
#29333
1   2   3   4   5

6. Công tác thống kê, thông tin, báo cáo quốc gia về bình đẳng giới

Công tác thống kê, thông tin, báo cáo quốc gia về bình đẳng giới đang dần được hoàn thiện, từng bước đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Trong năm 2010, nhiều báo cáo quốc gia về bình đẳng giới đã được thực hiện như:

- Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội về tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2009. Báo cáo này đã cung cấp tình hình thực hiện Luật Bình đẳng giới và kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới trên phạm vi toàn quốc.

- Bên cạnh báo cáo trên, năm 2010, Chính phủ cũng đã xây dựng Báo cáo quốc gia kiểm điểm về tình hình thực hiện Quyền con người về Kinh tế, Văn hóa, Xã hội, trong đó có một mục riêng kiểm điểm về quyền bình đẳng nam nữ về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội; Báo cáo ghép lần thứ 7 và 8 của quốc gia về tình hình thực hiện Công ước CEDAW; Báo cáo 15 năm tình hình thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh về phụ nữ; Báo cáo “Xu hướng Lao động và Xã hội Việt Nam năm 2009/10”... Đặc biệt, Chính phủ cũng đã công bố Báo cáo năm 2010 về thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs), trong đó có mục tiêu 3 về tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ. Báo cáo đã được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết giới thiệu tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc tổ chức vào tháng 9/2010 tại New York (Hoa Kỳ) với các nội dung được khẳng định như: Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu quan trọng về tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế phụ nữ so với nhiều quốc gia có cùng trình độ phát triển và thu nhập, vị thế của phụ nữ không ngừng được cải thiện, tỷ lệ phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế năm 2010 đạt khoảng 83% (của nam là 85%), tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội đứng thứ 31 trên thế giới và đứng đầu trong 8 nước ASEAN có nghị viện.

- Để có cơ sở đánh giá mức độ bình đẳng giới trên các lĩnh vực, hiện nay, Chính phủ đang tích cực thúc đẩy việc hoàn thiện Bộ chỉ tiêu phát triển giới quốc gia. Bộ chỉ tiêu này được xây dựng trên cơ sở bám sát hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Luật Bình đẳng giới và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020. Dự kiến Bộ chỉ tiêu này có 107 chỉ số và sẽ chính thức được công bố trong Quý I năm 2011.

- Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2010, nhiều Bộ, ngành đã chủ động nghiên cứu xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê của ngành có tách biệt giới như: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo,…



7. Hợp tác quốc tế về bình đẳng giới

Trong năm 2010, hoạt động hợp tác quốc tế về bình đẳng giới đã được các cơ quan của Chính phủ triển khai khá hiệu quả, cụ thể như:

- Một trong những hoạt động quốc tế nổi bật trong năm qua, đó là, Việt Nam với vai trò là nước chủ nhà, đã tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan tham gia quá trình thành lập Ủy ban về bảo vệ và thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em (tháng 4/2010) và soạn thảo Tuyên bố Hà Nội về tăng cường phúc lợi và phát triển cho phụ nữ (tháng 10/2010). Đây được coi là một sự kiện lịch sử trong tiến trình phát triển ASEAN suốt 40 năm qua, góp phần thúc đẩy việc tăng cường phúc lợi xã hội và sự tham gia của phụ nữ và trẻ em trong quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN.

- Chính phủ đã tổ chức đoàn công tác tham dự Khoá họp lần thứ 54 của Uỷ ban địa vị phụ nữ Liên hợp quốc (CSW 54) tổng kết toàn cầu 15 năm thực hiện Cương lĩnh hành động Bắc Kinh tại New York, Mỹ. Đồng chí Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Phó Chủ tịch UBQG là đại diện cấp cao của Chính phủ Việt Nam đã tham dự và có bài trình bày tại Hội nghị.

- Để tiếp tục chia sẻ những thành tựu của Việt Nam và nắm bắt kịp thời xu thế quốc tế trong lĩnh vực bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội duy trì việc tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 8 của Mạng lưới các đầu mối về giới trong APEC (GFPN) tại Nhật Bản; tham gia các hoạt động về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong khu vực ASEAN và Hội nghị Ủy ban Phụ nữ ASEAN lần thứ 9 tại Campuchia; tổ chức các đoàn đi trao đổi, nghiên cứu, học tập về bình đẳng giới tại các nước Na uy, Tây Ban Nha, Hàn Quốc,…

- Các cuộc họp định kỳ của nhóm Đối tác hành động về giới (GAP) được duy trì đều đặn. Đây thực sự là diễn đàn để các đại biểu từ các tổ chức quốc tế và các cơ quan chính phủ đang hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới trao đổi kinh nghiệm phối hợp hiệu quả trong các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới.

- Nhóm Điều phối Chương trình Giới giữa Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc (PCG) tiếp tục có nhiều hoạt động tích cực và gắn kết hơn so với năm 2009. Nhìn chung, trong việc cải cách “Một Liên hợp quốc” (One UN), PCG là một trong những nhóm năng động nhất.

- Năm 2010, các cơ quan của Chính phủ đã đón nhiều đoàn tới Việt Nam trao đổi về công tác bình đẳng giới, trong đó có những lãnh đạo nữ cấp cao của quốc tế như: Tổng Giám đốc UNDP, Tổng Giám đốc cơ quan phụ nữ Liên hợp quốc và Bộ trưởng Bộ Kinh tế - Lao động Phần Lan; và một số đoàn là đại diện cơ quan, tổ chức làm công tác bình đẳng giới của các nước Na uy, Hàn Quốc, Thụy Điển,…



II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN CÁC LĨNH VỰC

1. Trong lĩnh vực chính trị

Nữ tham gia lãnh đạo quản lý là một trong những chỉ tiêu quan trọng về sự tiến bộ xã hội và bình đẳng giới. Những năm qua, chỉ tiêu này đã được cải thiện rõ rệt, phụ nữ đã và đang tham gia tích cực trong công tác lãnh đạo, quản lý và vào việc ra quyết định từ Trung ương đến cơ sở.

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đã đề ra mục tiêu trong lĩnh vực chính trị là: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.

Để góp phần nâng cao chất lượng và tăng tỷ lệ đại biểu nữ tham gia Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 về công tác cán bộ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với sự tài trợ của UNDP, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức thực hiện Dự án “Bồi dưỡng cán bộ nữ tiềm năng tham gia ứng của đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2011 - 2016”. Bên cạnh việc biên soạn tài liệu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Khóa tập huấn thí điểm cho các đại biểu nữ tiềm năng của thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu sẽ tham gia ứng cử các cơ quan dân cử trong nhiệm kỳ 2011 – 2016. Đồng thời, Bộ cũng phối hợp với Bộ Trẻ em, Bình đẳng và Xã hội của Na Uy tổ chức Khóa đào tạo giảng viên nguồn về kỹ năng bầu cử cho nữ ứng cử viên đại biểu dân cử.

Nhiệm kỳ 2010 - 2015, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp đạt tỷ lệ như sau: Cấp tỉnh đạt 11,3%, cấp huyện đạt 15,15%, cấp xã 17,98%1. Đại hội Đảng lần thứ XI, tỷ lệ nữ Ban chấp hành TW Đảng đạt 9%; tuy chưa đạt chỉ tiêu 15% trở lên theo Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010, nhưng trong nhiệm kỳ này đã có bước tiến mới, lần thứ hai (kể từ Đại hội Đảng khóa VIII) có 01 đồng chí nữ tham gia Bộ Chính trị và 02 đồng chí nữ tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng.

2. Trong lĩnh vực kinh tế và lao động

Phụ nữ ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của mình, tham gia tích cực vào tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho gia đình và xã hội. Theo Báo cáo mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 2010 của Việt Nam, tình hình thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế và lao động đạt được như sau:

Trong số lao động mới được giải quyết việc làm năm 2010, tỷ lệ phụ nữ trong tổng số lao động xã hội đạt khoảng 49,4%; tổng số giờ làm việc bình quân cả năm của phụ nữ cũng xấp xỉ tổng số giờ làm việc của nam giới. Tổng số giờ làm việc bình quân của nam giới là 1.565 giờ, trong khi đó của nữ là 1.453 giờ. Tiền lương bình quân một giờ lao động của nam và nữ không có sự chênh lệch lớn, tương ứng là 13,6 và 12,8 nghìn đồng. Điều này cho thấy, đóng góp của lao động nam và lao động nữ trong việc tạo ra của cải vật chất ngày càng tiến tới sự bình đẳng.

Mặc dù cơ cấu ngành nghề việc làm cho nhóm nam và nữ đã có sự cải thiện, nhưng lao động nữ vẫn tập trung chủ yếu ở những ngành dựa vào sức lao động, còn lao động nam ở những ngành dựa vào vốn và kỹ thuật. Lao động nữ chiếm trên 70% ở các ngành dệt, may, da giày, chế biến nông sản, lao động nam tập trung nhiều hơn ở các ngành giao thông, xây dựng, viễn thông, công nghệ thông tin. Phần lớn lao động nữ làm việc trong điều kiện lao động chưa được cải thiện nhiều, thời gian lao động kéo dài, việc làm bấp bênh, rủi ro cao. Tỷ lệ nữ làm lao động giản đơn là 53,6%, làm trong khu vực phi nông nghiệp là 47,3% .



3. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ

Theo Báo cáo mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ năm 2010, Việt Nam đã cơ bản xóa bỏ khoảng cách giới trong lĩnh vực giáo dục, tỷ lệ học sinh nữ các cấp học không ngừng tăng lên, đặc biệt là ở bậc trung học phổ thông, cao đẳng và Đại học tăng lên nhanh chóng. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy tỷ lệ số dân từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết tăng liên tục qua 3 cuộc Tổng điều tra (năm 1989 là 88%, năm 1999 là 90%, và năm 2009 là 93,5%), trong đó nữ là 91,4% so với nam là 95,8%.

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đội ngũ nữ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nói chung được quan tâm, tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ. Hiện nay, trong các trường Đại học, Cao đẳng, có trên 95% nữ giáo viên, giảng viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó, nữ giảng viên có trình độ sau đại học là 39,05%.

Do phối hợp tốt giữa ngành giáo dục và Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Bộ đội biên phòng trong việc thực hiện công tác xóa mù chữ và chống tái mù chữ, nên rất nhiều địa phương, tỷ lệ xóa mù chữ cho phụ nữ dưới 40 tuổi đạt từ 95% trở lên.

Quan tâm và giáo dục bình đẳng giới trong nhóm thanh thiếu niên hiện là một vấn đề đặt ra với ngành giáo dục cũng như các cơ quan chức năng. Theo kết quả nghiên cứu về thực trạng nhận thức về bình đẳng giới của nhóm học sinh trung học phổ thông ở miền núi phía Bắc cho thấy, tỷ lệ học sinh được tiếp cận với kiến thức về bình đẳng giới là tương đối lớn, chỉ có 3,6% học sinh chưa từng được tiếp cận với bất cứ kiến thức nào về bình đẳng giới. Số liệu cũng cho thấy học sinh nam có xu hướng ít tiếp cận về bình đẳng giới so với học sinh nữ. Với chỉ số tiếp cận về các kiến thức về bình đẳng giới “rất thường xuyên”, có tỷ lệ học sinh nam là 13,4%, học sinh nữ là 21,1%; học sinh dân tộc Kinh là 21,1% và học sinh dân tộc thiểu số chỉ đạt 13,5%. Có thể nói việc chú trọng, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới đối với học sinh, sinh viên là một giải pháp mang tính lâu dài và bền vững, bởi đây sẽ là lực lượng chủ chốt của xã hội trong những giai đoạn tiếp theo.

4. Trong lĩnh vực thông tin, thể dục, thể thao

Trên các phương tiện thông tin đại chúng, hình ảnh người phụ nữ tự tin vươn lên, khẳng định mình trong công việc xuất hiện ngày càng nhiều, bên cạnh là hình ảnh người nam giới chia sẻ công việc gia đình. Tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động văn hóa và tiếp cận thông tin ngày càng cao hơn. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đã có những đổi mới, cải tiến về nội dung, chất lượng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thưởng thức của mỗi giới.

Ngày càng nhiều các chương trình về phụ nữ giới và gia đình được Đài truyền hình, truyền thanh đầu tư chú trọng. Về mặt nội dung, có thể thấy các chương trình đã tập trung cập nhật những vấn đề thời sự nóng bỏng và thiết thực nhất về giới như: Cảnh báo tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; chương trình dân số-kế hoạch hóa gia đình ở vùng đặc thù; thực trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em; giới và bình đẳng giới trong tình yêu của giới trẻ; khi phụ nữ muốn thành đạt… Hình thức và các thức truyền tải đã tạo cho người xem cảm giác nhẹ nhàng, dễ tiếp cận; việc lồng ghép nhận thức giới được đưa vào một cách khéo léo nhưng cũng rất cụ thể, rõ ràng. Nhiều thông điệp quảng cáo đã có những thay đổi, dần dần giảm bớt những định kiến giới truyền thống; ngày càng xuất hiện nhiều hình ảnh nam giới trong các thông điệp quảng cáo về công việc nội trợ trong gia đình. Đây là một chuyển biến mang tính tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu trong lĩnh vực này của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020.

Trong lĩnh vực thể dục, thể thao, các vận động viên nữ và nam đã có nhiều cống hiến và đóng góp vào thành tích chung của nền thể thao Việt Nam. Thống kê cho thấy, các nữ vận động viên Việt Nam đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các cuộc thi đấu quốc tế. Năm 2000, tại Ô-lim-pích Xít-ni, Trần Hiếu Ngân giành Huy chương bạc Taekwondo, huy chương đầu tiên của Việt Nam trên đấu trường Ôlympích. Từ năm 2001 đến nay, các vận động viên nữ luôn chiếm 38 - 46% thành phần đoàn thể thao Việt Nam; quan trọng hơn, họ đã giành từ 40 đến 60% số Huy chương vàng trong các kỳ SEA Games và ASIAD.



5. Trong lĩnh vực y tế

Trong năm 2010, Việt Nam đã đạt Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi, giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi, giảm mạnh tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản) - góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe của người dân Việt Nam, nâng tuổi thọ trung bình của người Việt Nam lên 73 tuổi (cao hơn nhiều nước có trình độ phát triển kinh tế tương đương Việt Nam). Hệ thống cơ sở vật chất, bệnh viện, phòng khám, đào tạo cán bộ y tế đang dần được hoàn thiện theo hướng tất cả bà mẹ đều có khả năng tiếp cận tới dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Hiện nay, cả nước đã có 12 bệnh viện chuyên khoa phụ sản và 12 bệnh viện chuyên khoa nhi. Bên cạnh hệ thống y tế công lập còn có hàng chục nghìn cơ sở y tế tư nhân, trong đó có 2 bệnh viện phụ sản. Các tổ chức xã hội và mạng lưới cung cấp cộng đồng cũng được huy động đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu đa dạng của người dân. Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam giới ngày càng được quan tâm chú ý, đã xuất hiện nhiều diễn đàn, tọa đàm, tư vấn về sức khỏe sinh sản cho nam giới.

Thách thức đặt ra trong công tác chăm sóc sức khỏe là nâng cao nhận thức cho bà mẹ, loại bỏ những tập tục lạc hậu trong sinh đẻ, hướng tới thu hẹp khoảng cách, tạo sự công bằng hơn trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai từ ba lần trở lên có sự khác biệt đáng kể giữa các vùng, Tây Bắc và Tây Nguyên chỉ đạt mức 70% trong khi các vùng có điều kiện hơn như Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long đạt khoảng 95%. Nguyên nhân là do tập quán chăm sóc thai nhi khác nhau, khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tình hình cũng tương tự với các ca sinh có sự trợ giúp của cán bộ y tế có chuyên môn, vùng Tây Bắc có tỷ lệ dưới 80%, trong khi các vùng khác đều đạt trên 90%.

Một vấn đề nổi cộm trong thời gian gần đây có liên quan đến sức khỏe bà mẹ nói riêng và sức khỏe sinh sản nói chung là tình trạng phá thai của vị thành niên ngày càng tăng ở mức báo động. Vỉệt Nam là một trong số các nước có tỷ lệ phá thai cao, trong đó có 20% thuộc lứa tuổi vị thành niên. Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2010 cho thấy, khoảng 7,5% trong độ tuổi này có quan hệ tình dục trước hôn nhân và thiếu kiến thức về tình dục nên dẫn tới hậu quả nạo phá thai.

6. Trong lĩnh vực gia đình

Vị trí, vai trò của phụ nữ trong gia đình đã được cải thiện đáng kể. Người phụ nữ được tôn trọng và được tham gia nhiều hơn vào các quyết định quan trọng trong gia đình, vào hoạt động sản xuất tạo thu nhập và có đóng góp quan trọng vào kinh tế của gia đình. Phụ nữ có nhiều điều kiện hơn để tham gia học tập và các hoạt động xã hội, đặc biệt là phụ nữ ở thành thị.

Phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới đang nhận được sự quan tâm của xã hội. Nhiều cơ quan, tổ chức xã hội và các chương trình dự án phát triển đã triển khai các hoạt động tuyên truyền, phòng, chống và hỗ trợ nạn nhân của bạo lực. Tuy nhiên, vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ hiện vẫn còn nhiều thách thức. Theo kết quả nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ năm 2010, 87% phụ nữ bị bạo lực chưa bao giờ tìm đến sự hỗ trợ từ các dịch vụ chính thống hoặc cơ quan có thẩm quyền. Nếu có tìm kiếm sự hỗ trợ thì cũng thường là khi bạo lực đã nghiêm trọng. Cũng theo kết quả khảo sát, có khoảng 60% phụ nữ từng bị bạo lực thể xác hoặc tình dục do chồng gây ra cho rằng có nghe về Luật Phòng chống bạo lực gia đình, tuy nhiên hầu hết đều không nắm được các nội dung chi tiết của Luật.

Định kiến giới vẫn còn nặng nề là nguyên nhân dẫn đến tâm lý “phải sinh con trai” còn phổ biến không chỉ ở nông thôn mà ngay cả ở khu vực thành thị. Định kiến này dẫn đến tình trạng gia tăng sự mất cân bằng giới tính khi sinh. Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) vừa công bố một báo cáo phân tích định lượng về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam, báo cáo này cho thấy sự mất cân bằng giới tính khi sinh theo vùng địa lý và đặc điểm kinh tế xã hội đang gia tăng: Khu vực Tây Nguyên, tỷ lệ giới tính khi sinh đạt 105,6 (105,6 nam/100 nữ), Đồng bằng sông Hồng là 115,4, trung du và miền núi phía Bắc là 108,4; Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung là 109,8, Đông Nam Bộ là 110 và Đồng bằng sông Cửu Long là 110,1. Sự gia tăng tỷ số không đồng đều giữa các vùng miền đã làm cho tỷ số trung bình trên cả nước là 110,5.

Tình hình phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh, đặc biệt là các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Đài Loan, Hàn Quốc tăng nhanh, phần lớn ở độ tuổi rất trẻ, nhìn chung có học vấn thấp và thiếu kỹ năng nghề nghiệp. Thiếu hiểu biết trước khi kết hôn và khả năng hòa nhập thấp sau kết hôn do rào cản về ngôn ngữ và phong tục tập quán là những lí do chính dẫn đến rủi ro trong hôn nhân đối với phụ nữ Việt Nam khi sống ở nước ngoài, gây bức xúc trong dư luận.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Mặt được

Năm 2010, đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng trong công tác bình đẳng giới, là năm đầu tiên thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ, là năm Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 -2020 được ban hành. Chiến lược góp phần quan trọng đưa Luật Bình đẳng giới vào cuộc sống và thể hiện cam kết cao của Việt Nam trong việc thực hiện Công ước quốc tế xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh 1995. Năm 2010, Việt Nam cũng đã xây dựng Báo cáo Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ với nhiều mục tiêu hoàn thành trước thời hạn, đặc biệt đối với công tác bình đẳng giới và phổ cập giáo dục tiểu học Việt Nam đã hoàn thành và đặt ra mục tiêu cao hơn.

Đây cũng là năm mà công tác bình đẳng giới được tổ chức thực hiện một cách rộng rãi ở hầu hết các Bộ, ngành và địa phương trên phạm vi cả nước.

2. Hạn chế, tồn tại, nguyên nhân

- Về tổ chức bộ máy và cán bộ: trên toàn quốc, hệ thống tổ chức bộ máy làm nhiệm vụ quản lý nhà nước còn chưa đủ mạnh, thiếu lực lượng cán bộ chuyên trách có đủ kiến thức, kỹ năng để thực thi nhiệm vụ. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ chưa bố trí được cán bộ tham mưu công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới, chủ yếu dựa vào Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ với 100% thành viên kiêm nhiệm. Đối với cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trung bình một tỉnh có 2 cán bộ được giao làm công tác bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ nhưng chủ yếu là kiêm nhiệm. Đối với cấp huyện và cấp xã, chưa bố trí được cán bộ làm công tác này, chủ yếu dựa vào Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ với 100% thành viên kiêm nhiệm.

- Về kinh phí: Mặc dù đã có Thông tư riêng hướng dẫn về kinh phí cho hoạt động bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ (ban hành năm 2009). Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết Bộ, ngành, địa phương chưa được bố trí đủ kinh phí để triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bình đẳng giới theo thẩm quyền được giao tại Nghị định số 70/2008/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bình đẳng giới.

- Nhận thức của cấp uỷ đảng, chính quyền ở một số địa phương, đơn vị về bình đẳng giới, về vai trò, năng lực của người phụ nữ còn hạn chế. Trong chỉ đạo, điều hành, một số tỉnh, thành phố còn chưa thực sự quan tâm đến lĩnh vực công tác mới mẻ này nên chỉ giao nhiệm vụ mà chưa bố trí cán bộ và tạo điều kiện cho hoạt động bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ; chưa quan tâm đến công tác quy hoạch, bồi dưỡng và có biện pháp chỉ đạo thực chất bảo đảm có đủ tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đảng.

Bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới và thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, nếu chưa có sự chuyển biến từ nhận thức sang hành động, chưa có quyết tâm chính trị cao của các cấp ủy Đảng, chính quyền thì mục tiêu bình đẳng giới khó đạt được trên thực tế.

- Chưa ban hành kịp thời các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới như quy định tại Nghị định số 48/2009/NĐ-CP.


Phần 2

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NĂM 2011
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Bình đẳng giới, Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, nhiệm vụ công tác bình đẳng giới năm 2011 của Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:
I. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật, chương trình, dự án về bình đẳng giới

- Tổ chức tổng kết Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010.

- Triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 (Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2010).

- Lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu bình đẳng giới vào quá trình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành.

- Quản lý, hướng dẫn và tổng hợp đánh giá thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ về bình đẳng giới trong phạm vi cả nước, tạo điều kiện và cơ hội để phụ nữ tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội và gia đình.

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới (Nghị định 70/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới, Nghị định 48/2009/NĐ-CP về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, Nghị định 55/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới) và Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Xây dựng và ban hành Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 với 5 dự án cụ thể sau: Dự án truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới; Dự án nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới; Dự án nâng cao năng lực cho đội ngũ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, quản lý, lãnh đạo các cấp; nữ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2020, cán bộ nữ thuộc diện quy hoạch; Dự án hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới trong những lĩnh vực, ngành, vùng, địa phương có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ cao bất bình đẳng giới; Dự án hỗ trợ xây dựng, phát triển dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới.

2. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới

- Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến Luật Bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn thi hành một cách thiết thực, phù hợp với từng ngành, từng địa phương, nhóm đối tượng.

- Xây dựng và thực hiện Đề án truyền thông về bình đẳng giới trong Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015.

3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới từ Trung ương đến địa phương

- Triển khai thực hiện Đề án đào tạo cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

- Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị 27/2004/CT-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ và xây dựng Đề án kiện toàn, thành lập Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các Bộ, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 451.39 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương