ChưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: VĂn học mã SỐ: 5220330 ĐỀ CƯƠng học phầN


VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ 18 – THẾ KỈ 19



tải về 4.16 Mb.
trang35/48
Chuyển đổi dữ liệu04.04.2018
Kích4.16 Mb.
#36815
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   48

VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ 18 – THẾ KỈ 19

Vietnammese Literature from the Late Half of 18thCentury to 19th Century


  1. Mã học phần: LIT3050

  2. Số tín chỉ: 04

  3. Học phần tiên quyết: LIT3005 – Văn học Việt Nam từ thế kỉ 10 đến giữa thế kỉ 18

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

  5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

    1. Họ và tên: Phạm Văn Hưng

Chức danh: Giảng viên

Học vị: Thạc sĩ

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội


    1. Họ và tên: Đỗ Thu Hiền

Chức danh: Giảng viên

Học vị: Tiến sĩ



Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội

  1. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Môn học nhằm góp phần đào tạo cử nhân làm công tác nghiên cứu văn học và những lĩnh vực có liên quan đến văn học (giảng dạy văn học ở các bậc học THPT, cao đẳng, đại học; theo dõi và quản lí hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật…). Sinh viên hoàn thiện Môn học được cung cấp khả năng nghiên cứu, bảo tồn di sản văn học dân tộc; có thể tham gia giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài; đồng thời, có thể tham gia trực tiếp vào việc phân tích, đánh giá các vấn đề của văn hóa - văn học truyền thống trong đời sống văn hóa - văn học đương đại…

  1. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

    KIẾN THỨC

    KĨ NĂNG

    THÁI ĐỘ

    -Trình bày được kiến thức chuyên sâu, cơ bản về văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XVIII - thế kỉ XIX, so với văn học Việt Nam thế kỉ X - nửa trước thế kỉ XVIII để thấy được những biến đổi quan trọng của giai đoạn văn học này.


    -Phân tích, so sánh để thấy được sự vận động của văn học trung đại Việt Nam từ giai đoạn thế kỉ X - nửa trước thế kỉ XVIII sang giai đoạn nửa sau thế kỉ XVIII - thế kỉ XIX, đồng thời chỉ ra được sự kiến tạo của giai đoạn văn học này cho giai đoạn 1900 - 1945


    -Trân trọng giữ gìn và phát huy những giá trị văn chương tốt đẹp trong lịch sử văn học giai đoạn này.

    -Trình bày được những đặc điểm chính và đóng góp chính của các tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn văn học này.


    -Giảng dạy được về các tác gia, tác phẩm, trào lưu chính trong giai đoạn này ở bậc phổ thông và đại học. Định vị được vị trí và giá trị văn học sử của các hiện tượng văn học đó.


    -Có hứng thú, yêu thích với công việc liên quan tới môn học, chuyên ngành và ngành được đào tạo.

    -Hệ thống hóa được những vấn đề lí luận về chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa yêu nước, khái quát được những kinh nghiệm nghệ thuật và nêu được vấn đề ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đối với văn học giai đoạn này cũng như suốt mười thế kỉ văn học trung đại.

    -Vận dụng được những vấn đề lí luận của văn học - văn hóa giai đoạn này vào nghiên cứu, đánh giá văn học trung đại Việt Nam thế kỉ X - XIX và văn học Việt Nam cận đại; đánh giá những vấn đề của văn hóa truyền thống trong đời sống đương đại.

    - Nỗ lực để nhận thức khách quan đối với lịch sử văn học Việt Nam trung đại và các yếu tố của văn hóa truyền thống của dân tộc.

  2. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Kiểm tra - đánh giá thường xuyên

- Trọng số: 10%

- Dựa vào việc tham gia đầy đủ hay không các giờ học và việc tham gia xây dựng bài của sinh viên.



Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ

Kiểm tra - đánh giá giữa kì

- Trọng số: 30%

- Dựa theo kết quả bài Thi VIẾT cá nhân ở nhà được giao vào Tuần 6.

- Câu hỏi thi nằm trong phần kiến thức học từ Tuần 1 đến Tuần 6.



- Dạng thức đề thi:

+ Loại đề: Đề mở.

+ Số lượng câu hỏi: 01

Kiểm tra - đánh giá cuối kì

- Trọng số: 60%

- Dựa theo kết quả Thi VIẾT cuối kì theo sự xếp lịch của Nhà trường

- Câu hỏi thi nằm trong phần kiến thức học từ Tuần 1 đến Tuần 15.



- Dạng thức đề thi:

+ Thời gian: 120 phút

+ Loại đề: Không sử dụng tài liệu

+ Số lượng câu hỏi: 01



  • Đề chẵn (lẻ): Nội dung liên quan đến phần kiến thức học từ Tuần 1 đến Tuần 7.

  • Đề lẻ (chẵn): Nội dung liên quan đến phần kiến thức học từ Tuần 8 đến Tuần 15.

Tiêu chí đánh giá các loại bài tập

- Kiểm tra - đánh giá thường xuyên: Sinh viên thể hiện được thái độ học tập tích cực, tham gia đầy đủ các buổi học và tích cực xây dựng bài học.

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: Sinh viên trình bày được kiến thức cơ bản về một vấn đề đã học từ Tuần 1 đến Tuần 6, đưa ra phân tích, so sánh, đánh giá vấn đề đó trong tương quan với văn học Việt Nam thế kỉ X - nửa trước thế kỉ XVIII.

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: Sinh viên hệ thống hóa được những tri thức lí luận về chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa yêu nước, vận dụng các khái niệm đó giải quyết những vấn đề đặt ra đối với văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XVIII - thế kỉ XIX, đánh giá một cách khách quan những giá trị và hạn chế của văn học giai đoạn này, đồng thời có thể liên hệ và lí giải được một số vấn đề của văn hóa - văn học truyền thống trong xã hội đương đại thông qua một số tri thức và kĩ năng tạo lập được sau khi hoàn thành môn học này.


  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1. Tác phẩm của các tác giả, trào lưu… chính trong văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XVIII - thế kỉ XIX: Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, Hoàng Lê nhất thống chí, Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương, Truyện Hoa Tiên, Truyện Sơ kính tân trang, Thơ văn Nguyễn Du, Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Thơ văn Cao Bá Quát, Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, Thơ văn Nguyễn Khuyến, Thơ văn Trần Tế Xương, Thơ văn Tự Đức.

2. Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XVIII - hết thế kỉ XIX), NXB Giáo dục, 2005.

3. Trần Ngọc Vương (chủ biên), Văn học Việt Nam thế kỉ X - XIX: Những vấn đề lí luận và lịch sử, NXB Giáo dục, 2007.

4. Trần Nho Thìn, Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỷ XIX, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012.

5. Nguyễn Kim Sơn, Những xu hướng của Nho học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX và sự tác động của nó tới văn học (Luận án Phó Tiến sĩ Ngữ văn), Phòng Tư liệu khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996.


  1. Tóm tắt nội dung học phần

Từ nửa sau thế kỉ XVIII - nửa trước thế kỉ XIX, văn học chuyển dần ra khỏi đường ray của văn học Nho giáo trong việc quan niệm về con người và xã hội cũng như thay đổi khá lớn quan niệm thẩm mĩ so với văn học Việt Nam thế kỉ X - nửa trước thế kỉ XVIII, cùng những thành tựu lớn về ngôn ngữ, thể loại dựa trên sự biến động về lực lượng sáng tác. Sang nửa sau thế kỉ XIX, đời sống văn học chuyển mình theo sự vận động của biến cố năm 1858 khi dân tộc bị một kẻ thù mới và hoàn toàn xa lạ đô hộ trong bối cảnh xung đột và giao thoa văn hóa Đông - Tây và tạo một số tiền đề xóa bỏ nền văn học nhà nho ở Việt Nam, mở đường cho quá trình hiện đại hóa của văn học dân tộc trong giai đoạn 1900 - 1945.

  1. Nội dung chi tiết học phần :

Chương 1: Mở đầu môn học - Các tiền đề và đặc điểm của văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XVIII - nửa trước thế kỉ XIX

    1. Giới thiệu chung về Giảng viên và Môn học

    2. Các tiền đề của văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XVIII - nửa trước thế kỉ XIX

      1. Các tiền đề khách quan

      2. Các tiền đề chủ quan

1.3 Các đặc điểm của văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XVIII - nửa trước thế kỉ XIX

1.3.1 Lực lượng sáng tác

1. 3.2 Quan niệm thẩm mĩ

1. 3.3 Chủ đề - Đề tài - Hình tượng trung tâm

1. 3.4 Ngôn ngữ và Thể loại

Chương 2: Thể ngâm khúc và hai khúc ngâm tiêu biểu


    1. Thể ngâm khúc

      1. Thể thơ song thất lục bát

      2. Lịch sử phát triển của thể ngâm khúc

    2. Hai khúc ngâm tiêu biểu

      1. Chinh phụ ngâm khúc

      2. Cung oán ngâm khúc

Chương 3: Ngô gia văn phái và Hoàng Lê nhất thống chí

    1. Ngô gia văn phái

      1. Việc hình thành văn phái trong văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XVIII - nửa trước thế kỉ XIX

      2. Thành phần và đóng góp của Ngô gia văn phái

    2. Hoàng Lê nhất thống chí

      1. Văn bản - Tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí

      2. Vấn đề thể loại của Hoàng Lê nhất thống chí

      3. Phương thức thể hiện hiện thực xã hội trong Hoàng Lê nhất thống chí

Chương 4: Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương

    1. Tiểu sử tác giả và văn bản Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương

      1. Tiểu sử tác giả Hồ Xuân Hương

      2. Văn bản Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương

    2. Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương

4.2.1 Thơ tự tình

4.2.2 Thơ xướng họa

4.2.3 Thơ đề vịnh

4.3 Kiểu sáng tác Hồ Xuân Hương trong bối cảnh văn hóa trung đại



Chương 5: Nguyễn Du và Truyện Kiều

    1. Thân thế và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du

      1. Thân thế của Nguyễn Du

      2. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du

    2. Truyện Kiều của Nguyễn Du

      1. Vấn đề nguyên truyện và văn bản Truyện Kiều

      2. Lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều

Chương 6: Thân thế và thơ văn Nguyễn Công Trứ

    1. Thân thế Nguyễn Công Trứ

      1. Thời đại lịch sử

      2. Điều kiện gia đình

    2. Thơ văn Nguyễn Công Trứ

      1. Thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Công Trứ

      2. Câu đối của Nguyễn Công Trứ

      3. Hát nói của Nguyễn Công Trứ

Chương 7: Bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

    1. Chế độ chuyên chế nhà Nguyễn rơi vào khủng hoảng

    2. Sự lớn mạnh của chủ nghĩa thực dân và hai loại người “từ xa đến”

    3. Diễn biến cuộc xâm lược của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta

Chương 8: Trạng thái tinh thần xã hội Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

    1. Diễn biến các sự kiện trong triều đình nhà Nguyễn

    2. Các tỉnh thần và tầng lớp thân sĩ ở các địa phương

    3. Những nhà tư tưởng cải cách và phái chủ chiến

    4. Khủng hoảng ý thức hệ và khủng hoảng đường lối cầm quyền trị nước.

    5. Những đánh giá mới về vương triều Nguyễn

Chương 9: Đặc điểm và diện mạo giai đoạn văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

    1. Sự vận động của lực lượng sáng tác: Cách thế ứng xử của nhà nho

    2. Sự tiếp biến của quan niệm văn học

    3. Sự thay đổi của chủ đề, đề tài, hình tượng trung tâm: Nhà nho trung nghĩa

    4. Những biến động về thể loại và ngôn ngữ

Chương 10: Thân thế và sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu

    1. Thân thế Nguyễn Đình Chiểu

    2. Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu

      1. Nhận thức chung về vùng văn học Nam Kì

      2. Nội dung sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu

      3. Nghệ thuật sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu

    3. Vị trí văn học sử của Nguyễn Đình Chiểu

      1. Vị trí văn học sử của Nguyễn Đình Chiểu trong văn học dân tộc

      2. Vị trí văn học sử của Nguyễn Đình Chiểu trong văn học thế giới

Chương 11: Thân thế và sáng tác của Nguyễn Khuyến

    1. Thân thế của Nguyễn Khuyến

    2. Sáng tác của Nguyễn Khuyến

      1. Nội dung sáng tác của Nguyễn Khuyến

      2. Nghệ thuật sáng tác của Nguyễn Khuyến

    3. Vị trí văn học sử của Nguyễn Khuyến

      1. Nhà nho ẩn dật cuối cùng trong lịch sử Việt Nam

      2. Người định vị cho văn học trào phúng nửa sau thế kỉ XIX

Chương 12: Thân thế và sáng tác của Trần Tế Xương

    1. Thân thế của Trần Tế Xương

    2. Sáng tác của Trần Tế Xương

      1. Nội dung sáng tác của Trần Tế Xương

      2. Nghệ thuật sáng tác của Trần Tế Xương

    3. Vị trí văn học sử của Trần Tế Xương

      1. Trần Tế Xương và sự hình thành kiểu tác giả mới

12.3.2 Trần Tế Xương và văn học trào phúng dân tộc

Chương 13: Giới thiệu văn học Quốc ngữ Nam Bộ nửa sau thế kỉ XIX - Tổng kết Môn học

    1. Giới thiệu văn học Quốc ngữ Nam Bộ

    2. Tổng kết văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XVIII - thế kỉ XIX

      1. So sánh với văn học Việt Nam thế kỉ X - nửa trước thế kỉ XVIII

      2. Lí giải việc phân kì văn học được sử dụng trong những thập niên gần đây

      3. Những dấu hiệu báo trước cho một quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc

    3. Giải đáp thắc mắc và Tổng kết môn học

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN



Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 4.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương