ChưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: VĂn học mã SỐ: 5220330 ĐỀ CƯƠng học phầN



tải về 4.16 Mb.
trang37/48
Chuyển đổi dữ liệu04.04.2018
Kích4.16 Mb.
#36815
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   ...   48

VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN NAY

Vietnamese Literature from 1945 to now





  1. Mã học phần: LIT3058

  2. Số tín chỉ: 03

  3. Học phần tiên quyết: LIT3051 Văn học Việt Nam từ 1900 đến 1945

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

  5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

    1. Họ và tên: Nguyễn Bá Thành

Chức danh: Giảng viên

Học vị: PGS.TS

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội


    1. Họ và tên: Nguyễn Thị Năm Hoàng

Chức danh: Giảng viên

Học vị: ThS

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội


  1. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Đây là môn học cuối cùng trong hệ thống các môn học trang bị kiến thức văn học sử về văn học Việt Nam cho sinh viên ngành văn học. Vì thế, mục tiêu chung của môn học là vừa giúp cho sinh viên có được kiến thức cụ thể về văn học Việt Nam từ 1945 đến nay, vừa có được cái nhìn tổng kết, khái quát về lịch sử văn học dân tộc trong tính toàn thể để có thể giảng dạy, nghiên cứu văn học, làm công tác theo dõi và quản lý văn học nghệ thuật, công tác báo chí, truyền thông… Sinh viên hoàn thành môn học được trang bị tri thức, kỹ năng, thái độ để nghiên cứu các thành tựu đã được xác lập của văn học dân tộc đồng thời chủ động tiếp cận, phê bình, giới thiệu, tổng kết các giá trị mới trong đời sống văn học đương đại.

  1. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

- Nhớ được các giai đoạn phát triển của nền văn học Việt Nam từ 1945 đến nay, lý giải được những tiền đề chính trị - xã hội dẫn đến những đặc điểm chính trong sự phát triển của văn học từng giai đoạn.

- Hiểu và phân tích được những đặc điểm, sự vận động của các thể loại văn học thời kỳ này qua các hiện tượng (tác giả, tác phẩm) cụ thể



- Tiếp cận, đánh giá và khái quát được giá trị của những thành tựu mới trong văn học đương đại.

3.3. Bảng tổng hợp chuẩn đầu ra của môn học

KIẾN THỨC

KĨ NĂNG

THÁI ĐỘ

-Trình bày lại được những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam từ 1945 đến nay. Hiểu được bản chất, đặc trưng của các khái niệm: văn học Cách mạng, văn học kháng chiến, văn học thời bình. Nhớ và lý giải được tiến trình vận động của văn học thời kỳ này qua hai giai đoạn: 1945 – 1975 và 1975 đến nay với những bộ phận văn học cụ thể

-Phân tích, so sánh để thấy được sự vận động của văn học hiện đại Việt Nam từ 1900 - 1932 sang thời kỳ này, đồng thời chỉ ra được sự vận động nội tại của văn học thời kỳ này qua hai giai đoạn: 1945 – 1975 và 1975 đến nay


- Trân trọng tinh hoa văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn khốc liệt nhất, đánh giá và lý giải được các giá trị, thành tựu cũng như các điểm dừng trong từng chặng phát triển của văn học thời kỳ này.

-Trình bày được những đặc điểm chính và đóng góp chính của các tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong các giai đoạn văn học này.


- Nghiên cứu, đánh giá được các tác giả, tác phẩm cụ thể, các khuynh hướng, bộ phận chính của văn học thời kỳ này.

- Có quan điểm biện chứng và lịch sử trong tiếp nhận các giá trị văn học thời kỳ này


- Hiểu và đánh giá được những giá trị của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa hiện thực và nhân đạo trong văn học cách mạng, đồng thời đánh giá lại một cách khách quan một số bộ phận, hiện tượng văn học như văn học dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa, văn chương Nhân văn Giai phẩm

- Vận dụng các tri thức về lịch sử - xã hội để đánh giá được giá trị, những đóng góp của văn học thời kỳ này, đặc biệt là văn học Cách mạng vào đời sống tinh thần của xã hội và nền văn hóa

- Nhìn nhận đúng đắn vị trí, vai trò, những đóng góp và hạn chế của các tác gia, các hiện tượng, bộ phận văn học tiêu biểu trong thời kỳ này

- Khái quát được sự vận động và những vấn đề lý luận đặt ra trong các thể loại văn học hiện đại. Trình bày được những kế thừa và những điểm mới của văn học thời kỳ này so với những thời kỳ trước trong văn học dân tộc; chỉ ra được những nỗ lực hòa nhập vào văn học hiện đại thế giới của văn học đương đại Việt Nam

- Lựa chọn được các phương pháp phù hợp để tiếp cận, phân tích, phê bình, giới thiệu những thành tựu mới của văn học đương đại Việt Nam

- Hứng thú và có thái độ khách quan, khoa học trong sự tiếp cận các hiện tượng mới của văn học đương đại Việt Nam.

  1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

8.1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên

- Trọng số: 10%

- Chuyên cần: dựa vào mức độ tham gia giờ học trên lớp, tính tích cực trong chuẩn bị bài và tham gia xây dựng bài.

8.2. Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ

- Kiểm tra - đánh giá giữa kì: trọng số 30%, dựa vào kết quả bài thi tự luận ở tuần 8

- Kiểm tra - đánh giá cuối kì: trọng số 60%, dựa vào kết quả bài thi viết tự luận hết môn theo lịch thi của Nhà trường

8.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập

- Kiểm tra - đánh giá thường xuyên: Sinh viên thể hiện được thái độ học tập tích cực, tham gia đầy đủ các buổi học và tích cực xây dựng bài học.

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: Sinh viên trình bày được kiến thức cơ bản về một vấn đề đã học từ Tuần 1 đến Tuần 8.

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: Sinh viên trình bày được hiểu biết về tiến trình vận động, các đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến nay qua hai giai đoạn, đồng thời vận dụng kiến thức đó để phân tích, lý giải các hiện tượng văn học cụ thể.

8.4. Cấu trúc của đề thi đánh giá cuối kỳ

Đề thi đánh giá cuối kỳ gồm 2 câu hỏi, 1 câu liên quan đến phần kiến thức từ tuần 1 đến tuần 8, 1 câu liên quan đến phần kiến thức từ tuần 9 đến tuần 15. Thời gian làm bài là 90 đến 120 phút, tùy theo dung lượng kiến thức được hỏi.




  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1) Mã Giang Lân, Giáo trình Văn học Việt Nam 1945 – 1954, NXB ĐHTHCN, H. 1990.

2) Mã Giang Lân, Lê Đắc Đô, Giáo trình Văn học Việt Nam 1955 – 1964, ĐHTH HN H. 1990.

3) Nguyễn Bá Thành, Bùi Việt Thắng, Giáo trình Văn học Việt Nam 1965 – 1975, ĐHTH HN H. 1990.

4) Nguyễn Bá Thành, Thơ Chế Lan Viên với phong cách suy tưởng, NXB ĐHQG HN (tái bản) 2009.

5) Miền Nam luôn luôn trong trái tim tôi, (Thơ viết về miền Nam 1955 – 1975), Nguyễn Bá Thành tuyển chọn, giới thiệu), NXB ĐHQG HN H.2010.

6) Nguyễn Bá Thành, Tư duy thơ hiện đại Việt Nam, NXB ĐHQG HN H. 2012.

7) Nguyễn Bá Thành Bản sắc Việt Nam qua giao lưu văn học, NXB ĐHQG HN H. 2006.

8) Mã Giang Lân, Bùi Việt Thắng, Văn học Việt Nam sau 1975. Giáo trình, lưu hành nội bộ, Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV, 2007

9) Phan Cự Đệ (chủ biên), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXB Giáo dục, H. 2004


  1. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ

Văn học Việt Nam 1945 đến nay phát triển qua hai giai đoạn: Văn học Việt Nam 1945 – 1975 và văn học Việt Nam từ 1975 đến nay

Văn học Việt Nam 1945 – 1975 là một khái niệm văn học sử, chỉ các hoạt động văn học, các tác phẩm văn học viết Việt Nam được sáng tác và xuất bản trong giai đoạn ấy.

Đặc điểm nổi bật của sáng tác văn học trong giai đoạn này là tính phức tạp, đa dạng của các khuynh hướng văn học do ảnh hưởng của các quan điểm chính trị khác nhau. Đề tài chiến tranh cách mạng và âm hưởng sử thi trong văn học cách mạng. Văn học cách mạng (dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) giữ vai trò to lớn, có thể nói là quyết định trong việc phản ánh đời sống tinh thần và chính trị của dân tộc, sau 1975 trở thành khuynh hướng độc tôn. Văn học dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa (mà trước đây thường gọi là văn học đô thị miền Nam, Văn học vùng tạm chiếm) là một bộ phận văn học sử chỉ vận động và phát triển trong giai đoạn đất nước bị chia cắt (1955 – 1975). Đây là một bộ phận góp phần tạo nên bức tranh chung của văn học Việt Nam 1945 – 1975.



Văn học Việt Nam từ 1975 đến nay là khái niệm chỉ giai đoạn văn học Việt Nam đương đại, một giai đoạn văn học đang vận động và phát triển, thành tựu chủ yếu là từ sau công cuộc Đổi mới, nghĩa là sau 1986. Giai đoạn 1975 – 1985, nền văn học vẫn tiếp tục duy trì những đặc điểm của văn học thời chiến, đồng thời một số đổi mới, cách tân bắt đầu được thể nghiệm song chưa tạo thành chủ lưu. Từ 1986, với nhiều đổi mới mạnh mẽ, văn học vận động và phát triển theo xu hướng dân chủ hóa, đa dạng, phong phú, phức tạp hơn với nhiều thành tựu quan trọng và từng bước hòa nhập cùng văn học hiện đại thế giới.

  1. Nội dung chi tiết học phần :

Phần I. VĂN HỌC VIỆT NAM 1945 - 1975

Bài 1: Khái niệm văn học Việt Nam 1945 – 1975

    1. Lịch sử Việt Nam 1945 – 1975

    2. Cấu trúc khái niệm Văn học Việt Nam 1945 -1975

    1. Theo chính thể

    2. Theo khu vực địa lý

    3. Theo khuynh hướng tư tưởng chính trị

    4. Theo khuynh hướng nghệ thuật

1.3 Văn học Cách mạng Việt Nam

1.3.1 Khái niệm văn học cách mạng



      1. Đặc trưng của văn học cách mạng.

      2. Tiến trình của văn học cách mạng

      3. Thành tựu của văn học cách mạng


Bài 2: Thơ cách mạng 1945 – 1954 (Thơ kháng chiến chống Pháp)

    1. Khẳng định lại quan điểm thơ Cách mạng: Thơ ca phục vụ sự nghiệp Cách mạng và kháng chiến.

    2. Lực lượng sáng tác mới, có tính quần chúng và tính đại chúng của thơ ca CM, tính dân gian, tính nghiệp dư

    3. Hình ảnh những con người kháng chiến trong thơ: Anh Bộ đội, Nhân dân, lãnh tụ …

    4. Tình cảm mới, suy nghĩ mới trong thơ: Lạc quan Cách mạng, niềm vui trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

    5. Tính hiện thực, tính lịch sử của thơ Cách mạng, xu hướng bài xích Thơ Mới, thơ lãng mạn 1932 – 1945.


Bài 3: Thơ cách mạng 1955 – 1975.

    1. Hoàn cảnh đất nước bị chia cắt làm hai miền

    2. Âm điệu ngợi ca, khải hoàn ca trong thơ, hình ảnh người lao động mới, con người XHCN.

    3. Thơ Nhân văn – Giai phẩm

    4. Thơ chống Mỹ 1965 – 1975.

    5. Ngôn ngữ chính luận và ảnh hưởng của tư duy chính trị

    6. Những trăn trở của thơ giai đoạn chống Mỹ.

    7. Tác giả thơ tiêu biểu: Tố Hữu, Chế Lan Viên, Thơ trẻ chống Mỹ


Bài 4: Phê bình và lý luận văn học 1945 – 1975

4.1 Phê bình và lý luận văn học theo phương pháp mác-xít

4.2 Quan niệm văn học là vũ khí cách mạng

4.3 Ngăn chặn chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa hiện đại từ phương Tây

4.4 Những cuộc dấu tranh tư tưởng trong đời sống văn học 1945 – 1975

Bài 5: Tồng quan về văn xuôi và kịch nói trong văn học cách mạng


    1. Văn xuôi kháng chiến chống Pháp 1946 – 1954

    2. Văn xuôi về đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội 1955 – 1965

    3. Văn xuôi chống Mỹ 1955 – 1975.

    4. Sự phát triển thể loại kịch bản văn học 1965 – 1975

    5. Các tác gia văn xuôi tiêu biểu: Tô Hoài, Nguyễn Khải, Chu Văn

Bài 6: Văn học miền Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa (1955 - 1975)

6.1 Khái niệm về văn học miền Nam hay văn học Sài Gòn 1955 – 1975

6.2 Sự vận động và phát triển của các thể loại văn học

6.3 Tính đa khuynh hướng của văn học Sài Gòn

6.4 Văn xuôi và các tác gia tiêu biểu: Sơn Nam, Vũ Hạnh Nguyễn Mộng Giác, Lê Vĩnh Hòa, Nguyễn Thị Hoàng.

6.5 Thơ và các tác gia tiêu biểu: Vũ Hoàng Chương, Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, các nhà thơ trẻ.


Phần II VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY

Bài 7: Tổng quan về văn học Việt Nam sau 1975.

7.1 Hoàn cảnh lịch sử, văn hoá - xã hội và sự phát triển văn học.



    1. Hai giai đoạn phát triển văn học (1975-1985, 1986 đến nay).

    2. Những đặc điểm chính của nền văn học.

    3. Khái quát về sự phát triển của các thể loại


Bài 8: Thơ Việt Nam sau 1975.

    1. Giai đoạn 1975 – 1985, sự tiếp tục những đặc điểm thơ kháng chiến và một số tìm tòi để khẳng định.

    2. Đổi mới tư duy như là tiền đề đổi mới thơ sau 1986

    3. Những thành tựu chính của thơ thời kỳ đổi mới

Bài 9: Một số hiện tượng thơ tiêu biểu sau 1975

9.1 Sự phát triển nở rộ của trường ca 1975 – 1985

9.2 Những tìm tòi, thể nghiệm mới của thế hệ các nhà thơ kháng chiến: trường hợp Chế Lan Viên

9.3 Các nhà thơ trẻ và khát vọng đổi mới: trường hợp Lưu Quang Vũ, Nguyễn Duy

9.4 Sự lên ngôi của thơ các tác giả nữ cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI


Bài 10: Văn xuôi và kịch bản văn học Việt Nam sau 1975.

10.1 Diện mạo văn xuôi sau 1975.



    1. Các khuynh hướng chính của văn xuôi.

    2. Sự phát triển các thể loại văn xuôi.

    3. Những thành tựu của kịch nói sau 1975

Bài 11: Một số tác giả văn xuôi và kịch nói tiêu biểu sau 1975 .

11.1 Nguyễn Minh Châu.

11.2 Nguyễn Huy Thiệp.

11.3 Nguyễn Khải

11.4 Lê Lựu.

11.5 Lê Minh Khuê

11.6 Lưu Quang Vũ

* Tổng kết môn học




ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 4.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương