ChưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: VĂn học mã SỐ: 5220330 ĐỀ CƯƠng học phầN


ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XVIII



tải về 4.16 Mb.
trang34/48
Chuyển đổi dữ liệu04.04.2018
Kích4.16 Mb.
#36815
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   ...   48


ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN


VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XVIII

Vietnamese Literature from 10th Century to First Half of 18th Century


  1. Mã học phần: LIT3005

  2. Số tín chỉ: 03

  3. Học phần tiên quyết: không

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

  5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

  6. Họ và tên:

    1. Đỗ Thu Hiền

Chức danh: Giảng viên

Học vị: Tiến sĩ

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội


    1. Họ và tên: Nguyễn Đào Nguyên

Chức danh: Giảng viên

Học vị: Thạc sĩ

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội


  1. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

* Kiến thức:

- Nắm được các khái niệm chung về văn học trung đại, các tiền đề cho sự ra đời của văn học trung đại, đặc trưng của văn học trung đại, sự phân kỳ của văn học trung đại.

- Hình dung được tiến trình lịch sử của văn học Việt Nam thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII, các mốc phân kỳ chính, đặc trưng của từng giai đoạn, các tác gia lớn, sự diễn tiến về mặt nội dung tư tưởng, hình thức...

- Biết được các thông tin chính về cuộc đời, tác phẩm của một số tác giả tiêu biểu.

- Nhận diện được quy luật chung của sự phát triển lịch sử văn học các quốc gia Đông Á cũng như những đặc điểm riêng của lịch sử văn học Việt Nam.

* Kĩ năng:

- Có khả năng phát hiện, phân tích, đánh giá những vấn đề của văn học thế kỷ X - giữa thế kỷ XVIII.

- Có thể áp dụng những kiến thức đã học để phân tích, nghiên cứu, giảng dạy những tác phẩm văn học giai đoạn thế kỷ X - giữa thế kỷ XVIII.

* Thái độ:

- Hiểu biết và đánh giá đúng giá trị của văn học Việt Nam thời trung đại.

- Có thái độ khách quan trân trọng đối với các vấn đề khoa học liên quan đến văn hoá, văn học dân tộc trong quá khứ.

- Mong muốn tìm hiểu sâu hơn về văn học trung đại, chắt lọc những tinh hoa của văn hoá, tinh thần, thái độ sống và tinh thần thẩm mỹ truyền thống bồi đắp cho cá nhân và văn hoá đương đại nói chung.



  1. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):
  • Kiến thức:


    • Nắm được các khái niệm chung về văn học trung đại, các tiền đề cho sự ra đời của văn học trung đại, đặc trưng của văn học trung đại, sự phân kỳ của văn học trung đại.

    • Hình dung được tiến trình lịch sử của văn học Việt Nam thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII, các mốc phân kỳ chính, đặc trưng của từng giai đoạn, các tác gia lớn, sự diễn tiến về mặt nội dung tư tưởng, hình thức...

    • Biết được các thông tin chính về cuộc đời, tác phẩm của một số tác giả tiêu biểu.

    • Nhận diện được quy luật chung của sự phát triển lịch sử văn học các quốc gia Đông Á cũng như những đặc điểm riêng của lịch sử văn học Việt Nam.
  • Kĩ năng:


    • Có khả năng phát hiện, phân tích, đánh giá những vấn đề của văn học thế kỷ X - giữa thế kỷ XVIII.

    • Có thể áp dụng những kiến thức đã học để phân tích, nghiên cứu, giảng dạy những tác phẩm văn học giai đoạn thế kỷ X - giữa thế kỷ XVIII.
  • Thái độ:


    • Hiểu biết và đánh giá đúng giá trị của văn học Việt Nam thời trung đại.

    • Có thái độ khách quan trân trọng đối với các vấn đề khoa học liên quan đến văn hoá, văn học dân tộc trong quá khứ.

    • Mong muốn tìm hiểu sâu hơn về văn học trung đại, chắt lọc những tinh hoa của văn hoá, tinh thần, thái độ sống và tinh thần thẩm mỹ truyền thống bồi đắp cho cá nhân và văn hoá đương đại nói chung.

  1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Kết qủa cuối cùng của môn học được đánh giá trên cơ sở hai điểm thành phần dưới đây.

Điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên: Là tổng các điểm chuyên cần, tham gia thảo luận, làm bài tập.

40%

(4 điểm)


Điểm thi cuối kỳ: Bài thi cuối kỳ kiểm tra kiến thức của môn học trong học kỳ dưới hình thức bài thi viết hay vấn đáp. Sinh viên sẽ được thông báo về một số chủ đề, vấn đề để chuẩn bị.

60%

(6 điểm)


Tổng

100%

(10 điểm)




  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

  1. Tổng tập văn học Việt Nam, phần văn học thế kỷ X-XVIII

  2. Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam (4 tập), Trần Nghĩa (chủ biên), Phạm Văn Thắm (thư kí), Nxb. Thế Giới, Hà Nội, năm 1997.

  3. Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam

  4. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương. Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ X- nửa đầu thế kỷ XVIII.

  5. Bùi Duy Tân. Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ X- nửa đầu thế kỷ XVIII.

  1. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ

Thế kỷ X-nửa đầu thế kỷ XVIII là giai đoạn đầu tiên của lịch sử văn học dân tộc. Nó có ý nghĩa đặt nền móng cho toàn bộ tiền trình lịch sử văn học trung đại cũng như truyền thống văn học Việt Nam. Môn học này cung cấp cho sinh viên cái nhìn khái quát về lịch sử văn học dân tộc, từ quá trình hình thành đến phát triển trong một khoảng thời gian rất dài là 8 thế kỷ từ các góc độ: sự phân kỳ lịch sử văn học, tình hình sáng tác, các tác giả, tác phẩm tiêu biểu, các sự kiện văn học có ý nghĩa, sự biến động của lực lượng sáng tác, quan niệm nghệ thuật cảm hứng chủ đạo, thể loại lớn, ngôn ngữ chính, đặc trưng thẩm mỹ của văn chương qua từng giai đoạn.

  1. Nội dung chi tiết học phần :

BÀI I: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

1.1. Những tiền đề cho sự ra đời của văn học viết thời trung đại

1.1.1. Chữ viết

1.1.2. Lực lượng sáng tác

1.1.3. Sự ảnh hưởng của văn học Trung Quốc

1.1.4. Sự phát triển của văn học dân gian

1.1.5. Quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc thắng lợi

1.2. Phân kỳ lịch sử văn học trung đại

1.2.1. Vấn đề tác phẩm đầu tiên của văn học trung đại Việt Nam

1.2.2 Lịch sử vấn đề phân kỳ văn học trung đại.

1.2.3. Phân kỳ văn học trung đại

1.3. Đặc trưng của văn học trung đại Việt Nam

1.3.1. Quan niệm về nguồn gốc và chức năng của văn học trung đại

1.3.2. Tính chất bác học cao quý

1.3.3. Tính chất quy phạm

1.3.4. Tính song ngữ



BÀI II: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XV

2.1. Các vấn đề lịch sử- xã hội- văn hoá liên quan đến tình hình phát triển của văn học

2.1.1. Vấn đề xây dựng và bảo vệ nền độc lập dân tộc

2.1.2. Vấn đề tồn tại và các xu hướng phát triển của các hệ tư tưởng Nho, Phật, Đạo

2.2. Lực lượng sáng tác:

2.2.1. Tầng lớp tăng lữ

2.2.2. Tầng lớp quý tộc

2.2.3. Tầng lớp nho sĩ

2.3. Những chủ đề và khuynh hướng chính trong văn học:

2.3.1. Văn học Phật giáo

2.3.2. Hùng văn (Văn chương thể hiện cảm hứng dân tộc)

2.3.3. Văn chương đạo lý- thế sự

2.4. Thể loại và ngôn ngữ văn học

2.4.1. Thể loại

2.4.2. Ngôn ngữ

BÀI III: VĂN HỌC PHẬT GIÁO THỜI LÝ- TRẦN

3.1. Tình hình sáng tác văn học Phật giáo

3.1.1. Văn học Phật giáo, tiêu chí nhận diện và phạm vi của văn học Phật giáo

3.1.2. Tình hình sáng tác văn học Phật giáo thời Lý- Trần

3.2. Đặc trưng thẩm mỹ và các bình diện của văn học Phật giáo

3.2.1. Thiền lý

3.2.2. Thiền thú

3.2.3. Những đặc trưng thẩm mỹ

3.3. Các tác gia tiêu biểu:

3.3.1. Một số tác gia đời Lý (Vạn Hạnh, Không Lộ, Quảng Nghiêm)

3.3.2. Một số tác gia đời Trần (Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Nhân Tông)

BÀI IV: HÙNG VĂN THẾ KỶ X- NỬA ĐẦU THẾ KỶ XVIII

4.1. Hùng văn:

4.1.1. Khái niệm hùng văn

4.1.2. Mối quan hệ với các vấn đề lịch sử

4.2. Các nội dung và cảm hứng chủ đạo:

4.2.1. Văn chương tham gia xây dựng ý thức dân tộc

4.2.2. Văn chương cổ vũ, động viên binh sĩ trong chiến tranh

4.2.3. Văn chương trực tiếp miêu tả chiến tranh

4.2.4. Văn chương hồi cố chiến tranh

4.2.5. Khúc ca bi phẫn của người anh hùng lỡ vận đầu thế kỷ XV

4.3. Đặc trưng thẩm mỹ

4.3.1. Giai đoạn Lý- Trần

4.3.2. Giai đoạn Lê sơ

4.4. Hình tượng trung tâm

4.4.1. Giai đoạn Lý- Trần

4.4.2. Giai đoạn Lê sơ



BÀI V: NGUYỄN TRÃI (1380-1442)

5.1. Thời đại và con người

5.1.1. Bối cảnh lịch sử- văn hoá- xã hội thời đại Nguyễn Trãi:

5.1.2. Thân thế- sự nghiệp của Nguyễn Trãi

5.1.3. Nhân cách và tài năng Nguyễn Trãi

5.2. Sự nghiệp văn chương

5.2.1. Tình hình tác phẩm và văn bản

5.2.2. Các bộ phận văn chương

5.2.2.1. Văn chính luận (Hùng văn)

5.2.2.2. Văn chương trữ tình

5.2.3. Các đóng góp về mặt thể loại và ngôn ngữ văn học

5.2.3.1. Thể loại

5.2.3.2. Ngôn ngữ

BÀI VI: VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XV- HẾT THẾ KỶ XVII

6.1. Bối cảnh thời đại

6.1.1. Nửa cuối thế kỷ XV

6.1.2. Thế kỷ XVI- thế kỷ XVII

6.2. Lực lượng sáng tác

6.2.1. Nhà nho hành đạo

6.2.2. Nhà nho ẩn dật

6.2.3. Nhà nho thời biến

6.3. Các cảm hứng lớn

6.3.1. Cảm hứng ngợi ca, khẳng định thể chế, Nho giáo

6.3.2. Cảm hứng đạo lý- thế sự

6.3.3. Cảm hứng nhàn dật và thoát tục

6.3.4. Cảm hứng nhân văn

6.3.5. Cảm hứng dân tộc

6.4. Diễn tiến thể loại

6.4.1. Các thể loại viết bằng chữ Hán

6.4.2. Các thể loại viết bằng chữ Nôm

6.5. Sự xuất hiện của vùng văn học mới

6.5.1. Vùng Thuận Hoá

6.5.2. Gia Định- Hà Tiên



BÀI VII: LÊ THÁNH TÔNG (1442-1497)

7.1. Thân thế- sự nghiệp:

7.1.1. Thân thế

7.1.2. Sự nghiệp

7.2. Tác phẩm:

7.2.1. Thơ

7.2.2. Văn xuôi

7.2.3. Phú

7.2.4. Câu đối

7.2.5. Biên soạn

7.3. Các cảm hứng lớn:

7.3.1. Cảm hứng ngợi ca đạo lý

7.3.2. Cảm hứng ngợi ca đất nước- giang sơn

7.4. Lê Thánh Tông và văn học nhà nho

7.4.1. Các đặc trưng thẩm mỹ của văn học nhà nho

7.4.2. Tình hình sáng tác văn học thời Lê Thánh Tông và hiện tượng Hội Tao Đàn

7.4.3. Lê Thánh Tông- sự điển phạm của văn học nhà nho

7.5. Vai trò của Lê Thánh Tông đối với sự phát triển của văn chương chữ Nôm

7.5.1. Văn chương chữ Nôm của Lê Thánh Tông

7.5.2. Văn chương chữ Nôm thời Lê Thánh Tông



BÀI VIII: NGUYỄN BỈNH KHIÊM (1491-1585)

8.1. Thân thế, sự nghiệp- huyền thoại và sự thật

8.1.1. Các giai thoại về Nguyễn Bỉnh Khiêm

8.1.2. Sự thật

8.2. Sáng tác Nguyễn Bỉnh Khiêm

8.2.1. Thơ chữ Hán

8.2.1. Thơ chữ Nôm

8.3. Các cảm hứng chủ đạo

8.3.1. Cảm hứng triết lý

8.3.2. Cảm hứng đạo lý- thế sự

8.3.3. Cảm hứng ẩn dật

8.4. Nghệ thuật thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

8.4.1. Thơ chữ Hán

8.4.2. Thơ chữ Nôm



BÀI IX: TRUYỆN KÝ THẾ KỶ XV- XVIII

9.1. Các khái niệm

9.1.1. Văn xuôi tự sự- truyện ký- tiểu thuyết

9.1.2. Truyện ký Việt Nam từ thế kỷ XV-XVIII

9.2. Chí quái và truyền kỳ

9.2.1. Chí quái

9.2.2. Truyền kỳ

9.3. Truyện chương hồi



BÀI X: NGUYỄN DỮ VÀ TRUYỀN KỲ MẠN LỤC

10.1. Nguyễn Dữ

10.2 Mối quan hệ giữa Truyền kỳ mạn lục và Tiễn đăng tân thoại

10.2.1. Hiện tượng Tiễn đăng tân thoại ở Đông Á

10.2.2. So sánh:

10.2.2.1. Yếu tố vay mượn

10.2.2.2. Yếu tố sáng tạo

10.3. Các tầng triết lý nhân sinh trong Truyền kỳ mạn lục

10.4. Giá trị hiện thực

10.5. Giá trị nhân văn

10.6. Hình thức nghệ thuật

BÀI XI: VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XVIII

11.1. Thời đại

11.1.1. Sự phát triển của các đô thị

11.1.2. Tiếp xúc văn hoá Trung Hoa

11.2. Dấu hiệu của sự chuyển biến trong văn học

11.2.1. Lực lượng sáng tác

11.2.2. Đề tài

11.2.3. Hình tượng nhân vật

11.2.4. Thể loại
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN


Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 4.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương