ChưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: VĂn học mã SỐ: 5220330 ĐỀ CƯƠng học phầN



tải về 4.16 Mb.
trang23/48
Chuyển đổi dữ liệu04.04.2018
Kích4.16 Mb.
#36815
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   48

NHÂN HỌC ĐẠI CƯƠNG


  1. Mã học phần: ANT1100.

  2. Số tín chỉ: 03.

  3. Học phần tiên quyết:

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt.

  5. Giảng viên:

  • Giảng viên 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Sửu, Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

  • Giảng viên 2: GVC. Phạm Văn Thành, Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

  • Giảng viên 3: Ths. Đinh Thị Thu Huyền, Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

  • Giảng viên 4: Ths. Lương Thị Minh Ngọc, Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

  • Giảng viên 5: Ths. Trần Thùy Dương, Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

  1. Mục tiêu học phần :

  • Về kiến thức: Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về ngành Nhân học, cụ thể là về đối tượng, phạm vi, các phương pháp nghiên cứu, lịch sử phát triển của ngành nhân học và một số chủ đề quan trọng của ngành học như chủng tộc, tộc người, ngôn ngữ, giới và giới tính, gia đình, thân tộc, hôn nhân, cư trú, tôn giáo.

  • Về kỹ năng: Trang bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản của nghiên cứu nhân học, như quan sát tham gia, phỏng vấn, các kỹ năng về mô tả dân tộc học, v.v.

  • Về thái độ: Có quan điểm tương đối văn hóa, chống chủ nghĩa vị chủng, định kiến, v.v.

  1. Chuẩn đầu ra của học phần:

  • Về kiến thức: Hoàn thành môn học này, sinh viên sẽ:

  • Có những tri thức cơ bản về ngành Nhân học, một khoa học nghiên cứu về con người.

  • Hiểu và nắm được các tri thức về những vấn đề lý thuyết (bao gồm các khái niệm, cách tiếp cận và các lập luận lý thuyết), phương pháp nghiên cứu (gồm các kỹ thuật thu thập tài liệu, phân tích, xử lý và trình bày tài liệu) và tri thức cơ bản về một số chủ đề quan trọng của ngành học.

  • Về kỹ năng: Sinh viên có khả năng thực hành ở mức độ cơ bản ban đầu phương pháp nghiên cứu điền dã dân tộc học.

  • Về thái độ:Sinh viên được rèn luyện quan điểm nghiên cứu và tiếp cận từ góc độ nhân học, biết vận dụng các tri thức và kỹ năng đã học vào qúa trình học tập, công việc và cuộc sống.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

  • Kiểm tra và tiêu chí đánh giá:

  • Điểm đánh giá thường xuyên: Được chấm dựa trên các cơ sở sau: đến lớp đều đặn, đúng giờ; chuẩn bị bài tốt; tích cực tham gia thảo luận, lắng nghe và phản hồi sinh viên khác thảo luận. Riêng phần thảo luận có liên quan đến phương pháp nghiên cứu trong nhân học, nên sinh viên có thể sẽđược yêu cầu làm một bài tập quan sát tham gia.

  • Điểm thi giữa kỳ: Được đánh giá bằng bài thi viết kiểm tra kiến thức của sinh viên đã tích lũy được cho đến thời điểm thi. Sinh viên sẽ được thông báo trước 01 tuần về những nội dung để chuẩn bị.

  • Điểm thi hết môn: Được đánh gia bằng bài thi viết kiểm tra kiến thức của môn học trong học kỳ. Sinh viên sẽ được thông báo về nội dung ôn tập để chuẩn bị.

  • Phân bố điểm:

TT

Loại điểm

Tỷ lệ %

Ghi chú



Đánh giá thường xuyên

10






Thi giữa kỳ

30






Thi hết môn

60

Sinh viên chỉ được tham gia thi hết môn nếu có đủ 2 điểm đánh giá thường xuyên và giữa kỳ đạt từ điểm D trở lên.




Tổng cộng

100







  1. Giáo trình bắt buộc:

  • Emily Schultz and Robert Lavenda 2001. Nhân học: Một quan điểm về tình trạng nhân sinh. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia.

  • Grant Evans (chủ biên) 2001. Bức khảm văn hóa châu Á: Tiếp cận nhân học. Hà Nội: Nxb. Văn hóa Dân tộc.

  • Conrad Phillip Kottak 2006. Hình ảnh nhân học: Lược khảo nhập môn nhân chủng học văn hóa. Hà Nội: Nxb. Văn hóa Thông tin.

  • Lê Sỹ Giáo (chủ biên), Dân tộc học đại cương. Nxb Giáo Dục.

  • Đặng Cảnh Khanh – Lê Thị Qúy 2007. Gia đình học. Hà Nội: Nxb. Lý luận Chính trị.

  • Đặng Nghiêm Vạn 2003. Cộng đồng các quốc gia dân tộc Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

  • Ngôn ngữ, văn hóa và xã hội một cách tiếp cận liên ngành. Nxb Thế giới, 2006.

  • Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận nhân học, Quyển 1 và 2.

  • Nguyễn Văn Sửu, “Một số nhận xét về tên gọi, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Nhân học” (Trong: Một chặng đường nghiên cứu Lịch sử (2006-2011). Nxb Thế giới, tr.87-102).

  • Nguyễn Văn Chính, “Cấu trúc trọng nam trong gia đình và tập quán sinh đẻ của nguời Việt” (Tạp chí Xã hội học, 1999, số 3&4)

  • Mai Huy Bích, “Vài nhận xét về vai trò chăm sóc và dạy dỗ của người cha” (Tạp chí Xã hội học, 2003, số 2)

  1. Tóm tắt nội dung học phần:

Môn Nhân học đại cương giới thiệu cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về ngành Nhân học, giúp sinh viên trong qúa trình học phát triển các tri thức, cách tiếp cận phê phán về cuộc sống của chính văn hóa và xã hội mình và các xã hội, nền văn hóa khác trên thế giới. Tham gia môn học này, sinh viên sẽ được tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu, sự phân ngành, lịch sử phát triển của ngành nhân học, các khái niệm cơ bản, các phương pháp nghiên cứu điền dã dân tộc học. Các bài giảng cũng bao quát một số chủ đề quan trọng của ngành học như: ngôn ngữ, chủng tộc, tộc người, giới và giới tính, gia đình và thân tộc, hôn nhân và cư trú, tôn giáo với những ví dụ minh họa từ Việt Nam và các nền văn hóa đa dạng trên thế giới. Hoàn thành môn học này, sinh viên có những tri thức cơ bản về ngành Nhân học, có thể áp dụng các tri thức và tiếp cận Nhân học vào nghiên cứu, công việc và cuộc sống.

  1. Nội dung chi tiết học phần: Nội dung của môn học được chia thành các bài tương ứng với các vấn đề cơ bản của Nhân học.


Bài 1:Tiếp cận Nhân học: Một số vấn đề chung

    1. Khái niệm Nhân học

    2. Sự phân ngành trong Nhân học

    1. Nhân chủng học

    2. Khảo cổ học

    3. Nhân học ngôn ngữ

    4. Nhân học văn hóa và xã hội

    5. Nhân học ứng dụng

    1. Điền dã dân tộc học và các phương pháp nghiên cứu nhân học

    2. Vài nét về lịch sử và lý thuyết nhân học


Bài 2:Ngôn ngữ

  1. Khái niệm ngôn ngữ

  2. Phân biệt khả năng ngôn ngữ của con người và ngôn ngữ của loài vật

  3. Sự phát triển của ngôn ngữ và ý nghĩa của việc nghiên cứu ngôn ngữ

  4. Các lĩnh vực nghiên cứu nhân học ngôn ngữ

    1. Ngôn ngữ mô tả

    2. Ngôn ngữ lịch sử

    3. Ngôn ngữ xã hội

    4. Ngôn ngữ tộc người

  1. Ngôn ngữ phi âm thanh


Bài 3: Chủng tộc

    1. Khái niệm chủng tộc

    2. Phân loại chủng tộc

    3. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc


Bài 4: Tộc người

  1. Khái niệm tộc người, tính tộc người, quá trình tộc người và quan hệ tộc người

  2. Vấn đề tộc người ở Việt Nam

    1. Đặc điểm dân số

    2. Tộc người và phân loại tộc người: tiêu chí, quá trình, kết quả


Bài 5: Giới và giới tính

  1. Phân biệt giới và giới tính

    1. Khái niệm

    2. Vai trò giới

    3. Khuôn mẫu giới

    4. Phân tầng giới

  2. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò giới

    1. Thân tộc

    2. Hệ tư tưởng

    3. Các nguồn lực kinh tế

  3. Tình dục

    1. Khái niệm tình dục

    2. Các quan điểm về ứng xử tình dục của con người

    3. Hấp dẫn và ứng xử tình dục

    4. Ngăn cấm tình dục


Bài 6: Gia đình và thân tộc

  1. Gia đình

    1. Khái niệm gia đình và hộ gia đình

    2. Các hình thức gia đình

    3. Chức năng của gia đình

  2. Thân tộc

    1. Khái niệm thân tộc

    2. Mã số thân tộc

    3. Cấu trúc thân tộc

    4. Chức năng thân tộc


Bài 7: Hôn nhân và cư trú

  1. Hôn nhân

    1. Khái niệm hôn nhân

    2. Các quy định hôn nhân: Nội hôn và ngoại hôn

    3. Các nghi lễ trong hôn nhân: Sự đa dạng của các nền văn hóa

    4. Các hình thức và chức năng của hôn nhân

  2. Cư trú


Bài 8:Tôn giáo

  1. Định nghĩa về tôn giáo

  2. Sự đa dạng trong niềm tin tôn giáo

  3. Sự đa dạng trong thực hành tôn giáo

  4. Tính phổ biến của tôn giáo



GIẢNG VIÊN

CHỦ NHIỆM

KHOA


KT. HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG



PGS.TS Nguyễn Văn Sửu




PGS.TS. Nguyễn Văn Kim


ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 4.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương