CHƯƠng trình học phần thông tin chung về học phần



tải về 87.79 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.09.2016
Kích87.79 Kb.
#32262
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Khoa/Viện: CNSH&MT

Bộ môn: Sinh học

CHƯƠNG TRÌNH HỌC PHẦN
1. Thông tin chung về học phần

Tên học phần: Sinh học phân tử

Mã học phần:

Số tín chỉ: 4

Học phần tiên quyết: Tế bào học, Hóa sinh học, Di truyền học

Đào tạo trình độ: Cao đẳng

Giảng dạy cho các ngành: Công nghệ sinh học

Bộ môn quản lý: Bộ môn Sinh học

Phân bổ thời gian trong học phần:

- Nghe giảng l‎ý thuyết: 30 tiết

- Thảo luận: 15 tiết

- Thực hành: 15 tiết

- Tự nghiên cứu: 120 tiết

2. Mô tả tóm tắt học phần

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về tách chiết acid nucleic, lai và đánh dấu phân tử, nhân gen PCR, giải trình tự nucleotide và phân tích biểu hiện gen; nhằm giúp người học hiểu và ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử trong xét nghiệm bệnh ở người và động vật, trong phân loại sinh vật và nghiên cứu đa dạng sinh học.



3. Mục tiêu dạy - học của các chủ đề

Danh mục chủ đề của học phần:

1. Các enzyme cắt, biến đổi và nối trên DNA

2. Tách chiết acid nucleic

3. Lai và đánh dấu phân tử

4. Nhân gen PCR

5. Giải trình tự nucleotide

6. Phân tích biểu hiện gen

3.1. Mục tiêu dạy - học của các chủ đề lý thuyết

Chủ đề 1: Các enzyme cắt, biến đổi và nối trên DNA

Nội dung

Mục tiêu dạy -học

1. Enzym cắt giới hạn

2. Enzym cắt (nuclease)

3. Enzym nối (ligase)

4. Enzym trùng hợp (polymerase)

5. Enzym biến đổi (modifying enzyme)

6. Enzym xoắn trôn ốc (topoisomerase)



- Học viên hiểu được đặc điểm cơ bản và vai trò của các enzyme cắt, biến đổi và nối DNA trong các kỹ thuật sinh học phân tử và công nghệ gen

- Học viên xác định được trình tự nhận biết và vị trí cắt của enzyme cắt giới hạn

- Học viên biết cách viết và đặt tên các enzyme cắt giới hạn


Chủ đề 2: Tách chiết acid nucleic

Nội dung

Mục tiêu dạy -học

1. Mục đích của tách chiết acid nucleic

2. Nguyên lý chung của tách chiết acid nucleic

3. Các phương pháp tách chiết acid nucleic: kết tủa, sắc ký hấp phụ, ly tâm gradient mật độ…

4. Quy trình tách chiết các loại acid nucleic: DNA tổng số, DNA plasmid, RNA…



- Học viên hiểu được mục đích, nguyên lý chung và quy trình kỹ thuật cơ bản của 3 phương pháp tách chiết acid nucleic

- Học viên giải thích được hiệu quả tách chiết phụ thuộc vào hàm lượng và chất lượng acid nucleic thu nhận

- Học viên giải thích được sự khác biệt khi làm việc với RNA và với DNA

- Học viên có năng lực tách chiết acid nucleic từ mẫu tế bào theo quy trình



Chủ đề 3: Lai và đánh dấu phân tử

Nội dung

Mục tiêu dạy -học

1. Kỹ thuật điện di DNA và RNA

2. Lai phân tử:

- Khái niệm

- Nguyên lý chung

- Các phương pháp lai phân tử:

+ Lai trong pha lỏng

+ Lai trên pha rắn: Southern blot, Northern blot, Western blot, dot blot

+ Lai tại chỗ

- Ứng dụng của lai phân tử

3. Đánh dấu phân tử:

- Các loại mẫu dò:

+ Đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ

+ Đánh dấu bằng phương pháp hóa học

- Các phương pháp đánh dấu:

+ Phương pháp nick-translation

+ Thiết lập mồi ngẫu nhiên

+ Đánh dấu các oligonucleotide

+ Tạo mẫu dò RNA

- Ứng dụng của đánh dấu phân tử


- Học viên hiểu được nguyên lý chung và quy trình cơ bản của điện di DNA và RNA

- Học viên phân tích được sự khác biệt về nguyên lý chung và phạm vi ứng dụng của các kỹ thuật lai phân tử

- Học viên phân tích được sự khác biệt về nguyên lý chung và phạm vi ứng dụng của các kỹ thuật đánh dấu phân tử

- Học viên có năng lực tiến hành điện di DNA hoặc RNA trên gel agarose




Chủ đề 4: Nhân gen PCR

Nội dung

Mục tiêu dạy -học

1. Ý tưởng và nguyên lý PCR

2. Quy trình chung PCR

3. Các kỹ thuật PCR

4. Ứng dụng của PCR



- Học viên hiểu được ý tưởng, nguyên lý chung và phạm vi ứng dụng của kỹ thuật PCR

- Học viên giải thích được quy trình PCR và một số chiến thuật biến đổi từ quy trình chuẩn

- Học viên có kỹ năng xét nghiệm bệnh trên người hoặc động vật bằng PCR


Chủ đề 5: Giải trình tự nucleotide

Nội dung

Mục tiêu dạy -học

1. Nguyên lý giải trình tự nucleotide

2. Các phương pháp giải trình tự cổ điển (Maxam-Gilbert, Sanger)

3. Các phương pháp giải trình tự hiện đại (Pyrosequencing, ...)

4. Ứng dụng của giải trình tự nucleotide

5. Kết quả giải trình tự hệ gen người


- Học viên phân tích được sự khác biệt về nguyên lý của các phương pháp giải trình tự cổ điển (Maxam-Gilbert, Sanger)

- Học viên giải thích được tại sao các phương pháp giải trình tự hiện đại được phát triển từ phương pháp Sanger.

- Học viên hiểu được những đặc trưng cơ bản của hệ gen người


Chủ đề 6: Phân tích biểu hiện gen

Nội dung

Mục tiêu dạy -học

1. Cơ chế và điều hòa biểu hiện gen

2. Các phương pháp phân tích biểu hiện gen:

- Ở mức độ mRNA (kỹ thuật DNA microarrays,...)

- Ở mức độ protein (2D gel, proteomics...)

3. Giới thiệu về Hệ gen học (Genomics)


- Học viên phân tích được sự khác biệt trong cơ chế và điều hòa biểu hiện gen của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn

- Học viên giải thích được ưu nhược điểm của các kỹ thuật phân tích biểu hiện gen ở mức độ mRNA và mức độ protein



- Học viên hiểu được những khái niệm cơ bản của hệ gen học trong tiến trình phát triển của Sinh học phân tử hiện đại


4. Phân bổ thời gian chi tiết

Chủ đề


Phân bổ số tiết cho hình thức dạy - học

Tổng

Lên lớp

Thực hành, thực tập

Tự nghiên cứu

Lý thuyết

Bài tập

Thảo luận

Giới thiệu học phần

2










4

6

1. Các enzyme cắt, biến đổi và nối trên DNA

2










4

6

2. Tách chiết acid nucleic

4




2

3

18

27

3. Lai và đánh dấu phân tử

4




2

3

18

27

4. Nhân gen PCR

6




4

9

38

57

5. Giải trình tự nucleotide

6




3




18

27

6. Phân tích biểu hiện gen

6




4




20

30

Tổng:

30




15

15

120

180

5. Tài liệu

TT

Tên tác giả

Tên tài liệu

Năm xuất bản

Nhà

xuất bản

Địa chỉ khai thác tài liệu

Mục đích sử dụng

Học tập

Tham khảo

1

Nguyễn Văn Duy

Bài giảng sinh học phân tử

2012

Lưu hành nội bộ

Thư viện hoặc giảng viên cung cấp

X




2

Lê Duy Thành, Đinh Đoàn Long, Đỗ Lê Thăng, Trần Thị Hồng

Cơ sở sinh học phân tử

2009

Nxb. Giáo dục, Hà Nội

Thư viện

X




3

Võ Thị Thương Lan

Giáo trình sinh học phân tử tế bào và ứng dụng

2011

Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội

Thư viện

X




4

Jeremy W. Dale – Malcolm von Schantz

From Genes to Genomes


2009

University of Surrey, UK

Thư viện điện tử (http://www.ebook.edu.vn)




X

5

Watson J. D., Hopkins N. H., Roberst  J. W.

Molecular Biology of the gene, Fourth Edition

2003

Cold Spring Harbor Laboratory Press


Giảng viên cung cấp




X

6. Đánh giá kết quả học tập

TT

Các chỉ tiêu đánh giá

Phương pháp đánh giá

Trọng số

(%)

1

Tham gia học trên lớp: lên lớp đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận…

Quan sát, điểm danh

50

2

Tự nghiên cứu: hoàn thành nhiệm vụ giảng viên giao trong tuần, bài tập nhóm/tháng/học kỳ…

Chấm báo cáo, bài tập…

3

Hoạt động nhóm

Trình bày báo cáo

4

Kiểm tra giữa kỳ

Viết, vấn đáp

5

Kiểm tra đánh giá cuối kỳ

Viết, vấn đáp, thực hành

6

Thi kết thúc học phần

Viết, vấn đáp, tiểu luận….

50



TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG BỘ MÔN


tải về 87.79 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương