Chương mở đầu nhập môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa máC – LÊnin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa máC – LÊnin


Chương IX CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG



tải về 1.73 Mb.
trang17/20
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.73 Mb.
#24955
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

Chương IX

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
I. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC

1. Cách mạng Tháng Mười Nga và mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đầu tiên trên thế giới

a. Cách mạng Tháng Mười Nga (1917)

Trên cơ sở kế thừa và vận dụng sáng tạo các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học, phân tích và tổng kết các sự kiện lịch sử diễn ra trong đời sống kinh tế – xã hội của hoàn cảnh lịch sử mới, V.I.Lênin đã từng bước lãnh đạo Đảng của giai cấp công nhân nước Nga tập hợp lực lượng đấu tranh chống chế độ chuyên chế Nga hoàng, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền vào ngày 7 tháng 11 năm 1917 ( theo lịch hiện nay là ngày 25 tháng 10) . Với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, lần đầu tiên trong lịch sử, Nhà nước Xô Viết do V.I.Lênin đứng đầu đã ra đời trong “ mười ngày rung chuyển thế giới ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định:” Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười Nga chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.( Hồ Chí Minh: Toàn tập-2000, Tập 12, tr. 300)



b. Ý nghĩa lịch sử từ cuộc cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại

- Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã chứng minh những dự báo thiên tài của Các Mác và Ph.Angghen về sự ra đời tất yếu của hình thái kinh tế – xã hội Cộng sản chủ nghĩa.

- Cách mạng Tháng Mười đã mở đầu một thời đại mới trong lịch sử thế giới: “Một kỷ nguyên mới đã mở ra trong lịch sử thế giới. Nhân loại đang vứt bỏ hình thức cuối cùng của chế độ nô lệ: chế độ nô lệ tư bản hay chế độ nô lệ làm thuê. Thoát khỏi được chế độ nô lệ đó, lần đầu tiên nhân loại sẽ bước vào chế độ tự do chân chính”.( V.I.Lênin:Toàn tập-1978, tập 38, tr.364 )

- Sự thắng lợi của cách mạng Tháng Mười là cột mốc đánh dấu sự mở đầu một thời đại lịch sử mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới.

- Cách mạng Tháng Mười thắng lợi đã cỗ vũ hàng loạt các nước đứng lên đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân, xóa bỏ tàn tích của chế độ thực dân phong kiến. Nhiều nước trong số đó đã lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành hệ thống trên thế giới.

c. Mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới

Sau cách mạng Tháng Mười, đặc biệt là sau khi Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (gọi tắt là Liên Xô) ra đời đã xây dựng một mô hình tổ chức xã hội dựa trên thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, người ta gọi là “mô hình Xô Viết”.

- Điều kiện kinh tế-xã hội ở Liên Xô lúc này cực kỳ khó khăn và phức tạp: nền kinh tế vốn lạc hậu lại bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh thế giới thứ nhất, sau đó là nội chiến, tiếp đó là chiến tranh can thiệp của 14 nước đế quốc và bị bao vây cấm vận về kinh tế.

- Từ năm 1918 đến mùa xuân 1921 để bảo đảm cung cấp lương thực cho quân đội, cho tiền tuyến, cho nhân dân thành thị trong điều kiện lương thực cực kỳ khan hiếm, Đảng Cộng sản Nga đứng đầu là V.I.Lênin đã đề ra chính sách cộng sản thời chiến, tiến hành quốc hữu hóa tài sản, tư liệu sản xuất quan trọng nhất của bọn tư bản độc quyền, đại địa chủ và các thế lực chống phá cách mạng khác.

- Tháng 3 năm 1921, sau khi nội chiến kết thúc, tại Đại hội X Đảng Cộng sản Nga với việc đề ra chính sách kinh tế mới (NEP), V.I.Lênin đã chỉ rõ trong những điều kiện mới, việc sử dụng những hình thức kinh tế quá độ của chủ nghĩa tư bản nhà nước là một bộ phận rất quan trọng của chính sách này. Sở dĩ chủ nghĩa tư bản nhà nước dưới điều kiện chuyên chính vô sản có ý nghĩa quan trọng và tác dụng to lớn như vậy vì theo V.I.Lênin, đó là một thứ chủ nghĩa tư bản có liên quan với nhà nước. Nhà nước đó là nhà nước của giai cấp vô sản, đội tiên phong của chúng ta. Thông qua việc sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước, giai cấp vô sản có thể học tập, kế thừa và phát huy có chọn lọc tất cả những tài sản vật chất-kỹ thuật và tinh hoa chất xám trong kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của các nhà tư bản cũng như tri thức khoa học- kỹ thuật và trình độ khoa học quản lý kinh tế của các chuyên gia tư sản.

- Chủ nghĩa tư bản nhà nước còn có thể coi là một trong những phương thức phương tiện, con đường có hiệu quả trong việc thúc đẩy xã hội hóa và làm tăng nhanh lực lương sản xuất của chủ nghĩa xã hội mà kết quả căn bản của sự xã hội hóa này là thể hiện ở việc phát triển ngày càng mạnh mẽ một nền sản xuất hàng hóa quá độ xã hội chủ nghĩa, giai đoạn trung gian của nền sản xuất hảng hóa xã hội chủ nghĩa trong tương lai.

- Sau khi V.I.Lênin mất, đường lối đúng đắn này đã không được thực hiện đầy đủ. Hơn nữa, đường lối đó thực hiện chưa được bao lâu thì từ cuối những năm 20, đầu những năm 30 ( TKXX) nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới ngày càng lộ rõ. Trong điều kiện như vậy, để nhanh chóng biến nước Nga lạc hậu thành cường quốc công nghiệp, nhà nước Xô Viết không thể không áp dụng cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao, một cơ chế có thể thực hiện được khi chính quyền đã thuộc về giai cầp công nhân và nhân dân lao động. Thực tế Liên Xô đã thành công rực rỡ trong sự nghiệp công nghiệp hóa với thời gian chưa đầy 20 năm, mà trong hai thập kỷ ấy, đã mất quá nửa thời gian nội chiến, chống chiến tranh can thiệp và khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể cho phép phát huy cao độ tinh thần anh dũng hy sinh của hàng trăm triệu quần chúng nhân dân, mới có thể thực hiện những kỳ tích như vậy. Không thể phủ nhận vai trò to lớn có ý nghĩa lịch sử của mô hình đầu tiên này của chủ nghĩa xã hội.

2. Sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và những thành tựu

a. Sự ra đời và phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa

Sau thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng 10 Nga năm 1917 và đặc biệt là từ năm 1922, Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (gọi tắt là Liên Xô) ra đời đã mở đầu một thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ Chủ nghĩa tư bản lên Chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Năm 1924 cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công ở Mông Cổ, ra đời nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa thứ hai trên thế giới.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa ra đời ở Đông Au (Anbani, BaLan, Bungari, Cộng hòa dân chủ Đức, Hunggary, Nam Tư, Rumani, TiệpKhắc), ở Việt Nam (9/1945), ở Triều Tiên (9/1948) và ở Trung Quốc (10/1949), Cu Ba (1/1959). Chủ nghĩa xã hội đã phát triển thành một hệ thống trên thế giới, đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học kỹ thuật, trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ trên thế giới, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh của các thế lực phản động quốc tế. Hội nghị 81 Đảng cộng sản và công nhân của các nước trên thế giới ( tháng 11 năm 1960 tại Matxcơva, Liên Xô) đã khẳng định:” Đặc điểm chủ yếu của thời đại chúng ta là hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đang trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người”( Hội nghị 81 Đảng cộng sản và công nhân ở Matxcơva, 1960, NXB Sự thật, Hà Nội, 1961)

b. Những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực

Trong quá trình hình thành phát triển, hơn 70 năm qua, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt, có ý nghĩa lịch sử trọng đại:

- Đã xây dựng được một hệ thống giá trị riêng của mình, đã phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao trình độ sản xuất gấp nhiều lần so với trước cách mạng:

ê Trước năm 1917, Nga là nước tư bản trung bình, đúng thứ 5 thế giới về sản xuất công nghiệp. Sau 20 năm cách mạng (1937) tổng sản lượng công nghiệp Liên Xô vươn lên đứng đầu Châu Au và thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ.

ê Từ năm 1961 – 1970, GDP của Liên Xô tăng bình quân 8,5% /năm. Tính đến năm 1960, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới gồm 13 nước, với dân số 1 tỷ người (toàn thế giới là 3 tỷ người), GDP của các nước xã hội chủ nghĩa chiếm khoảng 1/3 của thế giới.

ê Năm 1985: tổng sản phẩm của Mỹ: 4.166,8 tỉ USD; Liên Xô: 2.234,78 tỉ USD; Nhật: 1.958,5 tỉ USD.

- Đã xóa bỏ về cơ bản chế độ người bóc lột người.

- Đã thực hiện một chế độ phúc lợi xã hội và giáo dục, văn hóa, y tế … cho toàn dân. Trước cách mạng tháng Mười, ¾ nhân dân Nga mù chữ, chỉ sau 20 năm, nạn mù chữ đã xóa xong. Cuối năm 1980, Liên Xô là một trong những nước có trình độ học vấn cao nhất thế giới( 164 triệu người có trình độ trung học và đại học, số lượng các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực đứng vào hàng đầu thế giới)

- Đã đi đầu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ:

ê 1957: Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới.

ê 1961: Phóng con tàu vũ trụ đầu tiên có người điều khiển.

ê 1986: Chế tạo trạm không gian đầu tiên trên vũ trụ.

- Liên Xô đã cứu loài người khỏi thảm họa phát xít, đã góp phần đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

- Đã từng là chỗ dựa cho phong trào hòa bình và cách mạng trên thế giới, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội: Các nước xã hội chủ nghĩa đã góp phần làm phát triển mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc. Năm 1919, các nước thuộc địa chiếm 72% diện tích và 70% dân số thế giới, tới nay chỉ còn 0,7% diện tích và 5,3% dân số thế giới. Hàng trăm nước đã giành được độc lập. Trên một trăm nước tham gia vào phong trào không liên kết. Ngay tại các nước phương Tây, nhân dân lao động được sự cổ vũ của hệ thống xã hội chủ nghĩa đã đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ, công bằng xã hội… Các nhà nước tư sản ở các nước này đã phải nhượng bộ và chấp nhận nhiều yêu sách của người lao động.

Những thành tựu đó nói lên tính ưu việt của Chủ nghĩa xã hội, đã ăn sâu bén rễ trong xã hội, không thể phủ định.

II. SỰ KHỦNG HOẢNG, SỤP ĐỔ CỦA MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI XÔ VIẾT VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NÓ

1. Sự khủng hoang và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết

Trong quá trình hình thành và phát triển, chủ nghĩa xã hội hiện thực theo “mô hình Xô Viết” đã trải qua con đường không bằng phẳng, bên cạnh những thành tựu và sáng tạo cũng có những vấp váp và mắc phải không ít những sai lầm. Những sai lầm ấy chậm được phát hiện và khắc phục triệt để đã làm cho các nước Xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng xuất hiện những năm 80 của TK XX. Lúc đầu diễn ra trong kinh tế, sản xuất đình đốn, người lao động chán nản, từ đó dẫn đến xáo trộn về chính trị, xã hội.



  • Bắt đầu ở Ba Lan, công nhân đình công năm 1987, thành lập công đoàn đoàn kết, trở thành đảng đối lập ở Ba Lan.

  • 9/11/1989: Chính phủ Cộng hòa dân chủ Đức( Đông Đức) tuyên bố giải tỏa bức tường Béclin, giải tỏa biên giới giữa Đông và Tây Đức.

  • 2/12/1989: Cuộc gặp không chính thức Xô – Mỹ, tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”.

  • 3/12/1989: Ủy ban trung ương Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức từ chức tập thể.

  • 21/12/1989: Chính quyền ở Rumani bị lật đổ bằng bạo lực, tổng bí thư Đảng Xe-au-xê-xcu( Ceaucescu) bị tử hình.

  • 29/12/1989: Haven (đứng đầu phe đối lập) lên làm tổng thống Tiệp Khắc.

  • 15/1/1990: Đảng công nhân thống nhất BaLan chấm dứt hoạt động.

  • 5/2/1990: Liên Xô chấp nhận đa đảng.

  • 27/2/1990: Liên Xô thực hiện chế độ tổng thống theo thể chế chính trị phương Tây.

  • Sau chính biến ngày 19/8/1991: Goócbachốp từ chức, tuyên bố giải thể Đảng Cộng sản. Liên Xô tan rã.

2. Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết

a. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết

Bên cạnh những thành tựu to lớn, mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết cũng có những sai lầm, khuyết tật có tính nguyên tắc mà chủ yếu là:

u Xây dựng một xã hội trên nền tảng gần như duy nhất chỉ có hai thành phần kinh tế (Quốc doanh và tập thể), không chấp nhận sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế khác, không chấp nhận sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường, trong khi lực lượng sản xuất còn thấp kém đã làm kìm hãm nhiều động lực để phát triển kinh tế.

v Trong quản lý, áp dụng chế độ tập trung, quan liêu, bao cấp và phân phối bình quân đã làm cho các đơn vị sản xuất thụ động, người lao động ỷ lại, khiến nền kinh tế lâm vào tình trạng trì trệ.

w Thực hiện công nghiệp hóa theo kiểu cổ truyền của thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa, lãng phí mà không hiệu quả. Trong khi ở các nước tư bản phát triển, giai cấp tư sản đã nhạy bén áp dụng những thành tựu cách mạng khoa học – công nghệ vào sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Điều này làm cho khoảng cách phát triển kinh tế và năng suất lao động từ năm 1973 ở các nước xã hội chủ nghĩa ngày càng thụt lùi so với một số nước tư bản phát triển.

x Xây dựng một nền dân chủ nặng về hình thức, chưa đảm bảo cho nhân dân lao động thực sự làm chủ mọi mặt của đời sống xã hội.



  • Về mặt xã hội, đã không chú ý thích đáng đến việc xây dựng con người theo hướng phát huy nhân tố con người, phát huy tính năng động sáng tạo của nhân dân xây dựng xã hội mới:

+ Đã tuyệt đối hóa mặt xã hội của con người, cường điệu tính cộng đồng, tính tập thể làm cho vai trò cá nhân bị lu mờ, không quan tâm đúng mức tới nhu cầu vật chất, chưa thực sự chú ý đến lợi ích cá nhân người lao động; có lúc, có nơi đã đồng nhất lợi ích cá nhân với chủ nghĩa cá nhân.

+ Đã đề cao quá mức tính giai cấp, tính quốc tế coi nhẹ tính nhân loại, không chú ý kế thừa những giá trị truyền thống dân tộc.

Những thiếu sót này đã làm cho nhiều thế hệ người sống trong xã hội mới lâm vào tình trạng thụ động, ỉ lại, xuôi chiều.

Tất cả những sai lầm nêu trên đã hạn chế tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và cuối cùng, chủ nghĩa xã hội lâm vào khủng hoảng toàn diện, buộc các nước phải cải tô, cải cách, đổi mới. Trong quá trình cải tổ, cải cách, đổi mới, nhiều Đảng Cộng sản lại mắc phải những sai lầm mang tính chất nguyên tắc. Lợi dụng tình hình đó, các thế lực thù địch ở bên ngoài, kết hợp với những kẻ phản bội ở bên trong đã tấn công làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Au và Liên Xô.



b. Nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp

Nếu nói khái quát về nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đo của chủ nghĩa xã hội hiện thực vào những năm cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90(Thế kỷ XX) thì có thể nêu lên 3 nguyên nhân:

ê Thứ nhất, do sai lầm chủ quan của các Đảng Cộng sản ở các nước Xã hội chủ nghĩa.

ê Thứ hai, do sự phản bội của các phần tử cơ hội trong các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước.

ê Thứ ba, do sự tiến công điên cuồng của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch cả trong và ngoài nước.

Trong ba nguyên nhân nêu trên thì nguyên nhân chủ yếu là do sai lầm chủ quan của các Đảng Cộng sản, đã nhận thức và vận dụng không đúng đắn, sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cuộc sống, đã giáo điều, chủ quan duy ý chí, không tôn trọng quy luật khách quan của cuộc sống. (đã phân tích ở phần trên).

Sự thật cay đắng là Đảng Cộng sản Liên Xô đã rời khỏi vũ đài chính trị, trước hết bởi vì Đảng đã tách rời cơ sở xã hội của mình là giai cấp công nhân và những người lao động và không còn đại diện cho lợi ích của họ.”(Báo sự thật, Nga, bài viết của B.Xlavin: Vượt qua những trở ngại của sự tự lừa dối).

Sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô là hậu quả của sự sụp đổ của mô hình Chủ nghĩa xã hội nhà nước quan liêu được xây dựng ở nước ta vào cuối những năm 1920 và cuối cùng đã không vượt qua được sự cạnh tranh với các nước tư bản phát triển về năng suất lao động cũng như mức sống nhân dân. Đặc biệt điều này trở nên dễ thấy trong những điều kiện mới của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật ”.( Báo sự thật, Nga, Sđd).

Về nguyên nhân thứ hai do sự phản bội của các phần tử cơ hội trong cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước. Trong sự sụp đổ của Liên Xô, đó là kết quả trực tiếp của sự phản bội của Goóc-ba-chốp. Goóc-ba-chốp đã thực hiện đường lối hữu khuynh, cơ hội và xét lại từ sau Đại hội 29 của Đảng Cộng sản Liên Xô (1988):


  • Đề xướng tính “công khai” phủ định những thành tựu của Chủ nghĩa xã hội hiện thực.

  • Thực hành “dân chủ hóa”, tiếp tay cho bọn vô chính phủ và bạo loạn xã hội.

  • Hô hào “thuyết đa nguyên”, phủ định những nguyên lý về chuyên chính vô sản của Chủ nghĩa Mác-Lênin.

  • Chủ trương “cải tổ tận gốc” thể chế chính trị, áp đặt thể chế chính trị phương Tây.

  • Thực hiện “cải tổ triệt để” đối với Đảng, từng bước làm tan rã Đảng Cộng sản.

Chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng, không căn cứ vào vai trò nổi bật của cá nhân mà rút ra kết luận sai lầm “anh hùng làm nên lịch sử” nhưng cũng thừa nhận rằng, nhà lãnh đạo cá biệt có thể đóng vai trò quan trọng trong thời khắc lịch sử. Goóc-ba-chốp suốt đời coi Đảng Cộng sản và Chủ nghĩa xã hội là đối tượng đả kích, từng bước làm tan rã Đảng Cộng sản Liên Xô và làm sụp đổ Chủ nghĩa xã hội.

Năm 1999, trong buổi diễn giảng tại trường Đại học An-ka-ra (Thổ Nhĩ Kỳ) ông ta nói: “Mục đích đời tôi là tiêu diệt Chủ nghĩa cộng sản độc tài thống trị nhân dân”. Điều đó lộ rõ ý đồ cải tổ của bản thân ông ta.

(Trích trong bài “Hội thảo khoa học Chủ nghĩa xã hội thế giới bước vào thế kỷ 21” của Phòng nghiên cứu Mác-Lênin thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc tổ chức ngày 19 š 21/12/2000 tại Bắc Kinh)

Về nguyên nhân thứ ba, do sự tiến công điên cuồng của Chủ nghĩa đế quốc (Bao vây, cấm vận, gây sức ép về kinh tế, chính trị và quân sự, thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”).

Không thể phủ nhận vai trò sức ép của Phương Tây trong toàn bộ lịch sử của nhà nước Xô Viết và các nước xã hội Chủ nghĩa khác, nhưng không một sức ép bên ngoài nào có thể đóng vai trò quyết định đối với sự sụp đổ của hệ thống đó, nếu trong lòng hệ thống xã hội chủ nghĩa không có những sai lầm, khuyết tật dẫn đến sự sụp đổ của nó. Cho nên đây là một nguyên nhân quan trọng nhưng không quyết định.

III. TRIỂN VỌNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1. Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của xã hội loài người

a. Bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổi

Chủ nghĩa tư bản hiện đại từ những năm 60 của thế kỷ XX đã tiến hành những bước điều chỉnh để thích nghi, trước mắt hiện đang còn có tiềm năng phát triển kinh tế nhờ ứng dụng được những thành tựu mới của khoa học – công nghệ, cải tiến phương pháp quản lý, thay đổi cơ cấu sản xuất, điều chỉnh các hình thức sở hữu và chính sách xã hội. Tuy vậy, Chủ nghĩa tư bản trước đây và hiện nay vẫn không hề thay đổi về bản chất. Xã hội tư bản chủ nghĩa vẫn là một chế độ áp bức bóc lột, đầy dẫy những bất công (Thế giới ngày nay vẫn có đến 1,2 tỷ người phải chịu nghèo đói, bệnh tật, mù chữ, chiến tranh, hưởng mức thu nhập dưới 1 USD/ ngày; 2,5 tỷ người nghèo có tổng thu nhập chỉ bằng thu nhập của 250 tỷ phú giàu nhất thế giới gộp lại; 1/3 lực lượng lao động toàn thế giới, tức là khoảng 1 tỷ người bị thất nghiệp ở các mức khác nhau; tại hơn 100 nước đang hoặc kém phát triển, mức thu nhập bình quân đầu người giảm đi so với thập niên trước, hàng ngày có đến 30.000 trẻ em chết bệnh mà lẽ ra có thể được cứu sống; số người mù chữ lên đến hơn 800 triệu người).

Mâu thuẫn cơ bản, vốn có của nó, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất diễn ra ngày càng sâu sắc. Về mặt xã hội, đó là mâu thuẫn giữa 2 giai cấp cơ bản trong xã hội (giai cấp công nhân và giai cấp tư sản) diễn ra dưới những hình thức và nội dung mới không kém phần quyết liệt.

Mâu thuẫn giữa các tập đoàn tư bản độc quyền, các công ty xuyên quốc gia, các trung tâm tư bản lớn (Mỹ – Tây Au – Nhật Bản) tiếp tục phát triển. Chính sự vận động của các mâu thuẫn nội tại nói trên và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động và các dân tộc trong hệ thống các nước tư bản sẽ quyết định số phận của Chủ nghĩa tư bản.



b. Các yếu tố xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện trong lòng xã hội tư bản

Sự phát triển của quá trình xã hội hóa, đặc biệt là ở giai đoạn chủ nghĩa tư bản hiện đại gắn liền với sự phát triển các nhân tố phủ định các quan hệ kinh tế xã hội, chính trị đang trở nên lỗi thời của chủ nghĩa tư bản. Quá trình xã hội hóa đã tạo ra những tiền đề vật chất đầy đủ cho sự ra đời của xã hội mới. Sự chuẩn bị tiền đề vật chất đó được thể hiện ở hai mặt: Kỹ thuật hiện đại và hình thức tổ chức xã hội mới đối với nền sản xuất.

Cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ những năm qua đã và đang kéo theo sự biến đổi có tính chất cách mạng của cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế, đang mở ra một giai đoạn quá độ từ văn minh công nghiệp lên nền văn minh mới trong lịch sử phát triển của loài người; đang hình thành một lực lượng sản xuất xã hội hoàn toàn mới có năng suất và chất lượng cao hơn nhiều so với đại công nghiệp cơ khí – vốn là cơ sở kỹ thuật đã xác định nền văn minh công nghiệp và chủ nghĩa tư bản. Lực lượng sản xuất mới đòi hỏi phải có quan hệ sản xuất mới ra đời. Do đó, quan hệ sản xuất mới, chế độ xã hội mới – chế độ cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội sẽ ra đời thay thế cho chế độ tư bản chủ nghĩa.

c. Tính đa dạng của các xu hướng phát triển của thế giới đương đại

Đặc điểm nổi bật của thời đại ngày nay là cuộc cách mạng Khoa học – Công nghệ đang phát triển như vũ bão. Bộ mặt của thế giới thay đổi từng ngày, từng giờ dưới tác động của cách mạng Khoa học – Công nghệ. Trên thế giới có sự bùng nổ mạnh mẽ về thông tin, góp phần thức tỉnh các dân tộc, nâng cao ý thức độc lập, tự chủ, tự cường. Do đó, các dân tộc có bước đi đa dạng, có quyền lựa chọn con đường phát triển để phù hợp với đặc điểm cụ thể của dân tộc mình.



2. Chủ nghĩa xã hội, tương lai của xã hội loài người

a. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Au sụp đổ không có nghĩa là sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội

Để làm rõ vấn đề này ta cần lưu ý 3 điểm:



-Thứ nhất, mô hình Chủ nghĩa xã hội theo kiểu Xô Viết lâm vào khủng hoảng là hiện tượng có thể xảy ra, nhưng không tất yếu dẫn đến sự sụp đổ. Vấn đề quyết định là đường lối cải tổ, cải cách có đúng hay không.

-Thứ hai, sự sụp đổ của các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Au và Liên Xô không phải là sự sụp đổ của phong trào xã hội chủ nghĩa trên thế giới nói chung. Chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại và phát triển ở các nước đã đứng vững trong cơn thử thách vừa qua (Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Cu Ba, Lào với hơn 1,4 tỷ người).

-Thứ ba, sự sụp đổ của các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Au và Liên Xô không bắt nguồn từ bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, từ những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình tổ chức xã hội có nhiều điểm không phù hợp với lý tưởng nhân đạo của Chủ nghĩa Mác-Lênin.

b. Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiến hành cải cách, đổi mới, đạt được những thành tựu to lớn

Sau chấn động của sự kiện Liên Xô – Đông Au, những người Cộng sản và lực lượng xã hội chủ nghĩa trên thế giới đều suy ngẫm và tổng kết bài học kinh nghiệm của phong trào xã hội chủ nghĩa trước đây, nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn để khôi phục phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại đã tiến hành cải cách, đổi mới để tìm ra mô hình mới của Chủ nghĩa xã hội.

Ở Trung Quốc, thành công lớn nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong những năm cải cách, mở cửa vừa qua là đã từng bước xây dựng được một mô hình xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc (Dựa trên Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình). Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đa sở hữu trong đó quốc hữu giữ vai trò chủ thể.

Thành tựu nổi bật nhất của Trung Quốc là trên lĩnh vực kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới (GDP tăng mỗi năm từ 9 š 10%). Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới (Chỉ sau Mỹ, Nhật, Đức). Chính trị – xã hội ổn định.

Ở Việt Nam, trong công cuộc đổi mới, Đảng ta đã kiên định mục tiêu xã hội chủ nghĩa.


  • Về mặt kinh tế-xã hội: phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đa dạng hóa hình thức phân phối, coi trọng phân phối theo lao động, đảm bảo quyền kinh doanh bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp ; phát triển đồng bộ các loại thị trường từ hàng hóa đến dịch vụ, thị trường chứng khoán; thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội rộng lớn, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.

  • Về mặt chính trị-xã hội : Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tương đồng với hệ thống pháp luật hiện đại, phù hợp với những cam kết quốc tế; giảm dần sự can thiệp vi mô, can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, gia tăng quản lý vĩ mô, sự phân quyền cho các địa phương; Thực hiện dân chủ, đặc biệt là ở các cơ sở theo hướng công khai, minh bạch, gia tăng sự giám sát của các cấp, của công luận, của Quốc hội, của Hội đồng nhân dân các cấp, của các tổ chức xã hội, tinh giảm bộ máy và biên chế…

+ Xây dựng các tổ chức xã hội phi chính phủ đa dạng gồm; các hội nghề nghiệp, văn hóa, tôn giáo, xã hội… các tổ chức này ngày càng có vai trò to lớn trong các lĩnh vực mà Nhà nước không với tay tới như từ thiện, cứu trợ người nghèo v.v…

+ Hội nhập quốc tế sâu rộng, tham gia vào hầu hết các tổ chức quốc tế: Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, đặc biệt là gia nhập WTO, trở thành những quốc gia tích cực trong hội nhập ASEAN, APEC.

+ Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trên tất cả các mặt. Sự lãnh đạo của Đảng đang được đổi mới theo hướng khoa học, dân chủ và hiệu quả hơn. Công cuộc đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, được quốc tế thừa nhận. Tình hình kinh tế – xã hội có bước chuyển biến tích cực, tạo thế đi lên và khẳng định con đường đang đi là đúng.

Các nước xã hội chủ nghĩa khác như Cu Ba, Lào trong công cuộc đổi mới cũng bước đầu đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế, xã hội, chính trị.

Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, sau khi vượt qua những thử thách gay gắt của cuộc khủng hoảng, đã ra sức tìm tòi mô hình xã hội chủ nghĩa phù hợp với hoàn cảnh và đặc điểm của nước mình. Đó cũng là sự đóng góp phát triển để làm phong phú thêm những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác-Lênin.

c. Đã xuất hiện xu hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở một số quốc gia trong thế giới đương đại

Trong bối cảnh của tình hình thế giới, Chủ nghĩa xã hội khoa học đang đứng trước những khó khăn và thách thức mới, song điều đó không có nghĩa là lý luận của Chủ nghĩa xã hội khoa học đã trở nên lạc hậu.

Thực tế lịch sử cho thấy, học thuyết Mác trước kia cũng như hiện nay, càng trong khó khăn thử thách thì càng tỏ rõ sức sống mới.

Ở các nước tư bản phát triển ngày nay, người ta càng nghiên cứu Mác và Chủ nghĩa Mác nhiều hơn, vì khi đi sâu nghiên cứu lý luận của Mác, họ đã nhìn thấy được tính khoa học và tính định hướng đúng đắn trong sự phát triển của xã hội loài người. (đặc biệt trong bối cảnh diễn ra các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính…)

Ở phần lớn các nước trong hệ thống Tư bản chủ nghĩa (trên 100 nước) đang phát triển hoặc còn ở tình trạng chậm phát triển về kinh tế, đang gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, như người ta nhận xét “Châu Á nghèo, Châu Phi đói, Châu Mỹ La-tinh nợ nần chồng chất”. Nhiều nước đang tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội, chống áp bức bóc lột của các nước tư bản phát triển. Tại Châu Mỹ – Latinh, từ 1998 đến nay, các đảng cánh tả tiến bộ đã thắng cử liên tiếp tại các cuộc bầu cử tổng thống, trở thành đảng cầm quyền tại một số quốc gia ở Trung và Nam Mỹ (Venezuela, Chile, Brazil, Argentina, Panama, Urugoay, Bolivia, Nicaraoa và Ecuador…).

Tổng thống Venezuela, Hugo Chavez đã tuyên bố nước ông sẽ xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XXI dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin và những tư tưởng cách mạng, tiến bộ của Ximôn Bôlivia, tư tưởng nhân đạo của Thiên Chúa giáo.Về chính trị, nhấn mạnh tư tưởng dân chủ cách mạng, chính quyền nhân dân, xây dựng nhà nước pháp quyền, thực hiện công bằng xã hội, mọi người đều có vai trò cho dù đó là thổ dân…

Về kinh tế, chủ trương thực hiện kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước và hợp tác xã nắm vai trò chủ đạo; giành lại chủ quyền quốc gia đối với tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ, nước sạch và môi sinh…

Về xã hội, thực hiện phân phối công bằng để giải quyết vấn đề bất bình đẳng và phân hóa xã hội…

Về đối ngoại, thúc đẩy khối đoàn kết Mỹ Latinh và quan hệ hữu nghị với tất cả các nước lấy hợp tác thay thế cạnh tranh; lấy hội nhập thay cho bóc lột; đấu tranh cho một thế giới đa cực, dân chủ.

Về cách làm, bước đi: kế thừa những mặt tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu trước nay; không rập khuôn, sao chép, mà phải thường xuyên đổi mới và sáng tạo; bên cạnh phát triển kinh tế, coi trọng các giá trị đạo đức, tinh thần; đoàn kết dân tộc; chú trọng kinh nghiệm quốc tế của các nước xã hội chủ nghĩa như CuBa, Việt Nam, Trung Quốc…

Tổng thống Bolivia E.Morales nói: chủ nghĩa xã hội là ước mơ của các dân tộc Mỹ Latinh. Chủ nghĩa xã hội này dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin, nó phải có sức mạnh như thế nào để người ta cổ vũ dân tộc họ vươn tới. Các nước Ecuador và Nicaraoa cũng tuyên bố lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa.



tải về 1.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương