Chương 1: Lý luận chung về nhà nước



tải về 0.54 Mb.
trang6/28
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2022
Kích0.54 Mb.
#53854
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28
Đề cương PLĐC - Phần lý thuyết

d,Hình thức pháp luật:
Trong XH loài người đã tồn tại 3 loại hình PL chủ yếu là: tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm PL.
_ Tập quán pháp là hình thức PL ra đời sớm nhất, ở đó các phong tục tập quán lưu truyền trong xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị thông qua nhà nước thừa nhận, nâng chúng lên thành PL. Các quy định này không được ghi thành văn bản (luật bất thành văn). Chúng hình thành 1 cách tự phát, chậm thay đổi và thường có tính cục bộ về nguyên tắc.
_ Tiền lệ pháp (án lệ) là việc nhà nước thừa nhận các bản án của tòa án hoặc quyết định của cơ quan hành chính trong quá trình xét xử một vụ án hoặc giải quyết một sự việc trước đó, lấy các bản án và quyết định đó để làm căn cứ giải quyết các sự việc tương tự sau này.
_ Văn bản quy phạm PL xuất hiện muộn hơn 2 hình thức trên, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới hình thức văn bản (luật thành văn). Đây là hình thức PL tiến bộ nhất, phản ánh rõ nét nhất tính giai cấp, tính quy phạm phổ biến, tính chính xác chặt chẽ về mặt hình thức và có hiệu lực cao trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.

  1. Văn bản quy phạm pháp luật.

  1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta:

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay của nhà nước ta bao gồm:

  1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội

  2. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội

  3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

  4. Nghị định của Chính phủ

  5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

  6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thong tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

  7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

  8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

  9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước

  10. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trương ương của tổ chức chính trị - xã hội

  11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện khiểm sát nhân dân tối cao ; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

  12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ( bao gồm nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân )

Ngoài những quy định chung trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, việc ban hành các văn bản pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân còn được quy định trong một văn bản riêng là Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 3-12-2004


* Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

  • Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.

  • Tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

  • Bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước; bảo đảm tính minh bạch trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

  • Bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật.

  • Không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.


tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương