Chương 1: Lý luận chung về nhà nước



tải về 0.54 Mb.
trang3/28
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2022
Kích0.54 Mb.
#53854
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28
Đề cương PLĐC - Phần lý thuyết

Quan hệ pháp luật.

  1. Khái niệm, bản chất

Quan hệ pháp luật là quan hệ giữa người với người ( quan hệ xã hội) do một quy phạm pháp luật điều chỉnh, biểu hiện thành quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các bên, đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước.

  1. Chủ thể của quan hệ pháp luật

  • Chủ thể: cá nhân hay tổ chức tham gia vào các quan hệ pháp luật, trở thành người mang các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể.

  • Chủ thể là cá nhân: có năng lực chủ thể (năng lực pháp luật và năng lực hành vi). Trong nhiều trường hợp, các cá nhân không có năng lực hành vi vẫn được tham gia quan hệ pháp luật.

    • Chủ thể trực tiếp, phải luôn có đủ cả năng lực pháp luật (khả năng của một chủ thể được hưởng quyền và nghĩa vụ trong một quan hệ pháp luật nhất định) và năng lực hành vi (khả năng của một chủ thể bằng hành vi của mình mà tham gia vào một quan hệ pháp luật nhất định để hưởng quyền và nghĩa vụ, trong mỗi quan hệ lại có các yêu cầu về độ tuổi khác nhau đối với chủ thể)

    • Chủ thể không trực tiếp:là người cơ năng lực pháp luật nhưng không có năng lực hành vi, tham gia vào quan hệ pháp luật thông qua hành vi của người khác (người đại diện, người giám hộ)

  • Chủ thể là tổ chức: phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi (pháp nhân)

    • Điều 84 BLDS 2005 quy định rõ về điều kiện là một pháp nhân, pháp nhân phải thông qua người đại diện để xác lập các quan hệ pháp luật.

  1. Nội dung của quan hệ pháp luật

  • Quyền chủ thể: mức độ, phạm vi xử sự của các chủ thể của các quan hệ pháp luật được pháp luật cho phép và được nhà nước bảo vệ, chủ thể có quyền lựa chon xử sự trong phạm vi cho phép hoặc không xử sự như vậy.

  • Nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể: là mức độ, phạm vi xử sự mà nhà nước bắt buộc chủ thể phải thực hiện nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác, được bảo đảm bằng sự cưỡng chế của nhà nước, nghĩa vụ là sự cần thết phải xử sự của các chủ thể.

  • Quyền và nghĩa vụ luôn thống nhất và đi liền với nhau tồn tại song hành trong một chủ thể, tác động qua lại giữa các chủ thể.

  1. Khách thể của quan hệ pháp luật

  • Là những mong muôn của các chủ thể khi tham gia vào một quan hệ pháp luật ví dụ:

    • Tài sản vật chất, tiền vang đá quý, xe cộ nhà ở, các loại hàng hóa khác….

    • Sản phẩm của sáng tạo tinh thần

    • Những lợi ích phi vật chất: cuộc sống sức khỏa, danh dự nhân phẩm

    • Hành vi của các chủ thể: hoạt động dịch vụ…

  • Khách thể không phải là đối tượng điều chỉnh của các quan hệ pháp luật.

  • Khách thể là căn cứ để nhà nước xử lý đối với hành vi xâm phạm các quan hệ pháp luật đó.

  1. Sự kiện pháp lý

  • Là những sự việc cụ thể xảy ra trong đời sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đã được dự liệu trong một quy phạm pháp luật, từ đó làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một mối quan hệ pháp luật cụ thể.

  • Dựa vào sự kiên pháp lý, sẽ có một quy phạm pháp luật cụ thể được áp dụng, từ đó có một quan hệ pháp luật cụ thể.

Sự kiện pháp lý bao gồm sự biến và hành vi

  • Sự biến: sự kiện phát sinh không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người nhưng làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật.

  • Hành vi: xảy ra theo ý chí của con người

    • Hành vi hợp pháp

    • Hành vi không hợp pháp


  1. tải về 0.54 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương