Chương 1: Lý luận chung về nhà nước


Chương 4: Hệ thống pháp luật



tải về 0.54 Mb.
trang8/28
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2022
Kích0.54 Mb.
#53854
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   28
Đề cương PLĐC - Phần lý thuyết

Chương 4: Hệ thống pháp luật


  1. Khái niệm

  • Hệ thống pháp luật: là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được phân chia thành các ngành luật, chế định pháp luật và được thể hiện trong văn bản do các cơ quan, nhà nước ban hành theo những hình thức, thủ tục luật định

  • Mỗi quốc gia có thể phân chia hệ thống pháp luật của quốc gia mình theo cách khác nhau, nhưng nhìn chung, căn cứ để phân chia ngành luật vẫn là theo đối tượng điều chỉnh (những quan hệ xã hội có đặc tính cơ bản giống nhau mà pháp luật hướng tới, điều chỉnh) và phương pháp điều chỉnh (cách thức mà nhà nước sử dụng trong pháp luật để tác động lên cách xử sự của những người tham gia các quan hệ xã hội).

  1. Hệ thống pháp luật nước ta

Hiện nay hệ thống pháp luật nước ta được phân chia thành các ngành luật chủ yếu sau đây:

    1. Luật hiến pháp

  • Khái niệm

    • Là một ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam

    • Gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất

    • Về vấn đề tổ chức quyền lực NN, chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

  • Đối tượng nghiên cứu

    • Tổ chức quyền lực NN

    • Chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, giáo dục

    • Chính sách đối ngoại

    • Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

    • Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy NN

  • Phương pháp điều chỉnh của luật Hiến pháp

    • Phương pháp áp đặt

    • Phương pháp định nghĩa

    1. Luật hành chính

  • Khái niệm:

    • Là một ngành luật độc lập

    • Gồm các QPPL điều chỉnh những QHXH phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội

  • Đối tượng điều chỉnh

    • Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính NN thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành

    • Các quan hệ trong hoạt động nội bộ của cơ quan hành chính

    • Các quan hệ quản lý trong quá trình các cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý

  • Phương pháp điều chỉnh: phương pháp mệnh lệnh- phục tùng

    1. Luật tài chính

  • Khái niệm: là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tập hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hình thành, phân phối và sử dựng các quỹ tiền tệ của các chủ thể thực hiện hoạt động phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị.

  • Đối tượng điều chỉnh: những quan hệ phát sinh gắn liền với việc hình thành và quản lý, sử dụng các nguồn vốn tiền tệ nhất định như: quỹ ngân sách nhà nước, quỹ của doanh nghiệp, quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ.

  • Luật tài chính sử dụng hai phương pháp điều chỉnh là:

    • Phương pháp mệnh lệnh:

    • Phương pháp bình đẳng thỏa thuận.

    1. Luật lao động

  • Khái niệm:

    • Là một ngành luật độc lập

    • Gồm những QPPL điều chỉnh những quan hệ lao động và những quan hệ xã hội khác có liên quan

  • Đối tượng điều chỉnh:

    • QH giữa người lao động với người sử dụng lao động

    • Các QH khác liên quan trực tiếp đến QH lao động

  • Phương pháp điều chỉnh:

    • Phương pháp thoả thuận

    • Phương pháp mệnh lệnh

    • Phương pháp thông quan hoạt động công đoàn

    1. Luật thương mại

  • Khái niệm:

    • Là một ngành luật độc lập

    • Tổng thể các QPPL nhằm điều chỉnh các QHXH phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động SXKD giữa các DN và giữa DN với cơ quan quản lý NN

  • Đối tượng điều chỉnh:

    • QHKT trong quá trình SXKD giữa các DN với nhau

    • QH giữa cơ quan quản lý kinh tế với các DN

  • Phương pháp điều chỉnh:

    • Bình đẳng

    • Quyền uy

    1. Luật dân sự

  • Khái niệm

    • Là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam

    • Gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân

    • Trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể tham gia

  • Đối tượng nghiên cứu:

    • Nhóm quan hệ về tài sản

    • Nhóm quan hệ nhân thân

  • Phương pháp điều chỉnh:

    • Phương pháp thỏa thuận

    • Phương pháp bình đẳng

    • Phương pháp tự định đoạt

    1. Luật hôn nhân gia đình

  • Khái niệm

    • Là ngành luật độc lập

    • Gồm các QPPL do NN ban hành

    • Điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình về nhân thân và tài sản

  • Đối tượng điều chỉnh

    • Quan hệ nhân thân

    • Quan hệ tài sản

    1. Luật hình sự

  • Khái niệm:

    • Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật VN

    • Gồm hệ thống các QPPL xác định những hành vi nguy hiểm là tội phạm

    • Quy định hình phạt

  • Đối tượng điều chỉnh:Quan hệ xã hội phát sinh giữa NN vàa người phạm tội

  • Phương pháp điều chỉnh:Phương pháp quyền uy, mệnh lệnh, phục tùng

    1. Luật tố tụng hình sự

  • Khái niệm:

    • Là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam

    • Gồm các QPPL điều chỉnh các QHXH nảy sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự

    • Giữa cơ quan tiến hành tố tụng với những người tham gia tố tụng và giữa họ với nhau

  • Đối tượng điều chỉnh:

    • Mối QH giữa các cơ quan tiến hành tố tụng

    • Mối QH giữa những người tiến hành tố tụng

    • Mối QH giữa cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng với những người tham gia tố tụng

  • Phương pháp điều chỉnh:

    • Phương pháp quyền uy

    • Phương pháp phối hợp, chế ước

    1. Luật tố tụng dân sự

  • Khái niệm:

    • Là một ngành luật độc lập

    • Gồm các QPPL điều chỉnh các QHXH phát sinh giữa Toà án với những người tham gia tố tụng

    • Trong quá trình Toà án giải quyết các vụ việc dân sự

  • Đối tượng điều chỉnh:

    • Mối QH giữa các cơ quan tiến hành tố tụng

    • Mối QH giữa những người tiến hành tố tụng

    • Mối QH giữa cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng với những người tham gia tố tụng

  • Phương pháp điều chỉnh:

    • Phương pháp quyền uy

    • Phương pháp phối hợp, chế ước

    1. Luật tố tụng hành chính

  • Đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng hành chính là các quan hệ xã hội phát sinh giữa Tòa án nhân dân với Viện kiểm sát nhân dân, các cá nhân, cơ quan Nhà nước, tổ chức trong quá trình Tòa án giải quyết các vụ án hành chính để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan Nhà nước, tổ chức này.

  • Phương pháp điều chỉnh:

    • Phương pháp quyền uy

    • Phương pháp bình đẳng

    1. Luật đất đai:

  • Khái niệm:

    • Là ngành luật độc lập

    • Tổng thể các QPPL điều chỉnh các QH phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất

  • Đối tượng điều chỉnh:

    • Các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất

  • Phương pháp điều chỉnh:

    • Mệnh lệnh

    • Bình đẳng

Chương 5: luật hành chính và tố tụng hành chính


  1. Đối tượng điều chỉnh:các quan hệ xã hội phát sinh trong quá  trình thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

  2. Các nhóm quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính.

    1. Thứ nhất, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước.

    2. Thứ hai, các quan hệ hình thành trong hoạt động tổ chức và công tác nội bộ của các cơ quan quản lý nhà nước.

    3. Thứ ba, những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động tổ chức và công tác nội bộ của các cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử, cơ quan quyền lực.

    4. Thứ tư, những quan hệ xã hội mang tính chấp chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước không thuộc hệ thống cơ quan quản lý và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội khi các chủ thể này được trao quyền thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước cụ thể.

- Phương pháp điều chỉnh Phương pháp mệnh lệnh là phương pháp điều chỉnh chủ yếu của luật hành chính , còn được gọi là phương pháp hành chính

tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương