Chương 1: Lý luận chung về nhà nước



tải về 0.54 Mb.
trang4/28
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2022
Kích0.54 Mb.
#53854
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28
Đề cương PLĐC - Phần lý thuyết

Thực hiện pháp luật

  1. Khái niệm, ý nghĩa

  • Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể

  1. Các hình thực hiện pháp luật

  • Tuân thủ pháp luật (xử sự thụ động): các chủ thể pháp luật kiềm chế, không tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm ví dụ trong luật hình sự, hành chính…

  • Thi hành pháp luật: các chủ thể pháp luật thực hiện những nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực, ví dụ những quy phạm bắt buộc

  • Sử dụng pháp luật: các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép) một các tự nguyện không bắt buộc vi dụ quyền và tự do dân chủ của công dân..

  • Áp dụng pháp luật: nhà nước thông qua các cơ quan cơ thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt, đình chỉ các quan hệ cụ thể. (các chủ thể thực hiện các quy định của pháp luật có sự can thiệp của nhà nước)

  1. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý

  1. Bản chất và dấu hiệu cơ bản

  • Vi phạm pháp luật là hành vi phản ứng tiêu cực, gây hại cho nhà nước, xã hội và nhân dân, đi ngược lại ý chí nhà nước , do đó, chúng luôn bị nhà nước, xã hội và công dân lên án, đấu tranh đòi hỏi phải loại bỏ chúng ra khỏi xã hội.

  • Dấu hiệu của vi phạm pháp luật:

    • Là hành vi nguy hiểm cho xã hội

    • Là hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ

    • Là hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể

    • Năng lực chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể đã thực hiện hành vi trái pháp luật.

  • Vi phạm pháp luật có nhiều loại và thường được chia thành:

    • Vi phạm hình sự( tội phạm)

    • Vi phạm hành chính

    • Vi pham dân sự

    • Vi phạm kỷ luật

  • Vi phạm pháp luật và sự kiện pháp lý là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý.

  1. Trách nhiệm pháp lý

  • Khái niệm: là những hậu quả bất lợi mà theo quy định của pháp luật có thể áp dụng với chủ thể có hành vi vi phạm.

  • Nhà nước áp dụng biện pháp truy cứu trách nhiệm pháp lý để đảm bảo trong thực tế tính cưỡng chế của pháp luật.

  • Để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với một hành vi vi phạm pháp luật cụ thể, trước hết phải xác định mức độ thực tế của các mặt thuộc cấu thành của vi phạm pháp luật đó, bao gồm:

    • Mặt khách quan của vi phạm pháp luật (những biểu hiện bên ngoàicủa vi phạm pháp luật) bao gồm:

      • Hành vi trái pháp luật.

      • Thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần mà xã hội gánh chịu.

      • Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại

  • Mặt chủ quan của hành vi vi phạm (là lỗi của người vi phạm pháp luật) lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi vi phạm pháp luật, lỗi có thể là:

    • Lỗi cố ý thực tiếp

    • Lỗi cố ý gián tiếp

    • Lỗi vô ý vì quá tự tin

    • Lỗi vô ý do cẩu thả.

  • Chủ thể của hành vi vi phạm PL có thể là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý.

  • Khách thể của vi phạm PL: là những quan hệ xã hội đnag được pháp luật bảo vệ và đang bị xâm hại

  • Mỗi loại vi phạm pháp luật có các loại trách nhiệm pháp lý tương ứng:

    • Trách nhiệm pháp lý hình sự

    • Trách nhiệm pháp lý hành chính

    • Trách nhiệm pháp lý kỷ luật

    • Trách nhiệm pháp lý dân sự

tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương