Chương 1: Lý luận chung về nhà nước



tải về 0.54 Mb.
trang12/28
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2022
Kích0.54 Mb.
#53854
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   28
Đề cương PLĐC - Phần lý thuyết

- Buộc thôi việc: Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
+ Bị phạt tù mà không được hưởng án treo;
+ Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
+ Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp;
+ Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.
Xử lí trách nhiệm hình sự: hành vi phạm tội theo quy định tại Bộ luật hình sự 1999.
Xử lí trách nhiệm kỉ luật: áp dụng pháp luật về lao động.

  1. Xử lí vi phạm hành chính

2.1. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổitrở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.


Lưu ý: Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài.
2.2. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính và thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm; đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến, Luât nhấn mạnh thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
- Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính
Điểm mới cơ bản là thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy được rút ngắn hơn so với Pháp lệnh XLVPHC, từ 06 tháng xuống 03 tháng .
- Thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính
Đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính; đối với cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính
Luật XLVPHC quy định cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự, trừ trường hợp tại một số điều của Luật quy định là ngày làm việc.
3. Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ
Những tình tiết đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính thì không được coi là tình tiết tăng nặng (khoản 2 Điều 10).
4. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Vi phạm trong tình thế cấp thiết; do phòng vệ chính đáng; do sự kiện bất ngờ; do sự kiện bất khả kháng hoặc đối tượng thực hiện hành vi vi phạm không có năng lực trách nhiệm hành chính hay do chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính.
5. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
Bao gồm 5 hình thức xử phạt (khoản 1 Điều 21) với nguyên tắc áp dụng linh hoạt (khoản 2 Điều 21). Bên cạnh quy định hình thức trục xuất, Luật bổ sung hai hình thức là tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
6. Các biện pháp khắc phục hậu quả
Luật đã tách biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép từ Pháp lệnh XLVPHC thành 2 biện pháp là buộc khôi phục tình trạng ban đầu và buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.
7. Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
- Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản và có lập biên bản
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Thủ tục xử phạt có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định có thể áp dụng mức phạt tiền đối với cá nhân từ 250.000 đồng trở lên và áp dụng mức phạt tiền đối với tổ chức từ 500.000 đồng trở lên, áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính….
Các quy định về thẩm quyền, trình tự thủ tục lập biên bản, biên bản vi phạm hành chính tại Điều 58 cơ bản kế thừa quy định của Điều 55 Pháp lệnh đồng thời sửa đổi, bổ sung quy định về nội dung của biên bản xử phạt vi phạm hành chính và bổ sung quy định trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
8. Thi hành quyết định xử phạt
- Thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản
Luật quy định thủ tục thi hành quyết định xử phạt đơn giản, cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt và được nhận chứng từ thu tiền phạt. Mặt khác, Luật bổ sung quy định người vi phạm có thể nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc các giấy tờ cần thiết khác cho đến khi cá nhân, tổ chức thi hành xong quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật XLVPHC .
buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
10. Điều khoản thi hành:
Luật quy định thời điểm có hiệu lực là từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, trừ các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định thì có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Theo đó, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, các quy định liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính của Pháp lệnh XLVPHC số 44/2002/PL-UBTVQH10, Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 sửa đổi một số điều của Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 và Pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh XLVPHC hết hiệu lực thi hành, riêng đối với các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở chữa bệnh tiếp tục có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013.


  1. tải về 0.54 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương