Chương 1: Lý luận chung về nhà nước


Chương 7: Luật hình sự và tố tụng hình sự



tải về 0.54 Mb.
trang20/28
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2022
Kích0.54 Mb.
#53854
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   28
Đề cương PLĐC - Phần lý thuyết

Chương 7: Luật hình sự và tố tụng hình sự


  • Đối tượng điều chỉnh: các quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội do có việc thực hiện tội phạm, tức là thực hiện hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội và gây ra hoặc có thể gây ra thiệt hại cho các quan hệ đó.

  • Chủ thể: Nhà nước và người phạm tội.

    • Nhà nước: tham gia các quan hệ này thông qua các cơ quan chuyên trách của mình là cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án. Nhà nước có quyền: điều tra, truy tố và xét xử người phạm tội, buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà họ thực hiện theo trật tự được pháp luật quy định. Nhà nước có nghĩa vụ: bảo đảm sự tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội, quyết định những biện pháp xử lý tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện và nhân thhân người phạm tội

    • Người phạm tội: có nghĩa vụ chấp hành những biện pháp cưỡng chế được quy định trong chế tài của quy phạm pháp luật hình sự mà nhà nước áp dụng đối với họ, đồng thời người đó có quyền yêu cầu nhà nước tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

    • Sự kiện pháp lý phát sinh: khi người phạm tội thực hiện tội phạm.

  • Phương pháp điều chỉnh: phương pháp quyền uy.

I/ TỘI PHẠM
1/ Khái niệm ,đặc điểm của tội phạm
a/ Khái niệm: Đ8 BLHS
b/ Đặc điểm của Tội phạm

  • Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội

_ Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản ,quan trọng nhất của tội phạm
_ Hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm là hành vi gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được Luật Hình Sự bảo vệ. Đó còn phải là hành vi xác định của con người ,do con người thực hiện và được bộc lộ ra thế giới khách quan dưới hình thức hành động hoặc không hành động.
_ Tính nguy hiểm cho xã hội vừa là căn cứ để phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác ,vừa là cơ sở để đánh giá mức độ nghiêm trọng của tội phạm giúp cho việc cụ thể hóa trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội 1 cách chính xác.
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương