ChưƠng 1: CƠ SỞ LÍ luận liên quan đẾN ĐỀ TÀI 3



tải về 47.8 Kb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu10.09.2022
Kích47.8 Kb.
#53127
1   2   3   4   5   6   7   8
[123doc] - lich-su-trong-giao-tiep
giao-an-hoat-dong-ngoai-gio-len-lop-lop-4-thang-4-hoat-dong-4, [123doc] - lich-su-trong-giao-tiep

1.2. Các vấn đề về giao tiếp

1.2.1. Khái niệm giao tiếp


Giao tiếp là vấn đề phức tạp, có nhiều hướng nghiên cứu. Do vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về giao tiếp, mỗi quan điểm đều có tính hợp lí của nó tùy theo cách tiếp cận của tác giả ở góc độ nào.
- Quan điểm thông tin coi giao tiếp là quá trình truyền và nhận thông tin
+ Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin, qua đó các trạng thái của hệ thống phát tin phát huy ảnh hưởng tới trạng thái của hệ thống nhận tin (Georgen Thines, 1975).
+ Giao tiếp là truyền đi, phát đi một thông tin từ một hay một nhóm người cho một hay một nhóm người khác, trong mối quan hệ tác động lẫn nhau (tương tác). Thông tin hay thông điệp được người phát và người nhận giải mã, cả hai bên đều vận dụng một mã chung (Nguyễn Khắc Viện, 2001).
- Quan điểm tâm lý học coi giao tiếp như một hoạt động, một quá trình tiếp xúc tâm lí, tiếp xúc nhân cách, quá trình xác lập vận hành quan hệ xã hội.
+ Giao tiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ bảo đảm sự tương tác giữa người này với người khác trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lí và sử dụng phương tiện đặc thù mà trước hết là ngôn ngữ. (A.A. Leonchiev).
+ Giao tiếp là hoạt động xác lập vận hành quan hệ người với người để hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa người ta với nhau. ( Phạm Minh Hạc, 1989).
+ Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Hay nói khác đi, giao tiếp là quá trình xác lập và vận hành các quan hệ người – người, hiện thức hóa mối quan hệ giữa chủ thể này với chủ thể khác. (Trần trọng Thủy, 1998)
Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi đã hiểu giao tiếp là sự trao đổi, truyền đạt giữa con người với con người các nội dung, tình cảm, kinh nghiệm và các tri thức, thông tin nhờ ngôn ngữ và các quy tắc, quy ước hay một hệ thống tín hiệu nào đó
Mối quan hệ giữa con người với con người có thể xảy ra dưới các hình thức khác nhau: đó là sự giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhóm, giữa các nhóm với nhau và với cộng đồng
Có nhiều cách để phân loại giao tiếp, theo phương tiện giao tiếp có thể chia giao tiếp thành 3 loại:
- Giao tiếp vật chất: giao tiếp thông qua hành động với vật thể
- Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ: giao tiếp bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ (nói, viết): đây là hình thức giao tiếp đặc trưng cho con người, xác lập và vận hành mối quan hệ người-người trong xã hội, dựa vào sự phân loại này
Dựa vào cách phân loại giao tiếp trên, chúng tôi xác định trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tập trung vào tìm hiểu lịch sự trong giao tiếp bằng ngôn ngữ-thứ ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hằng ngày của con người

1.2.2. Nhân tố của giao tiếp

1.2.2.1. Ngữ cảnh


Ngữ cảnh là bối cảnh ngoài ngôn ngữ của một phát ngôn hoặc là những thông tin ngoài ngôn ngữ góp phần tạo nên nghĩa của phát ngôn. Ngữ cảnh gồm: nhân vật giao tiếp, hiện thực ngoài diễn ngôn (đề tài diễn ngôn), hoàn cảnh giao tiếp rộng, hoàn cảnh giao tiếp hẹp, ngữ huống. Yếu tố quan trọng của ngữ cảnh có liên quan rất lớn đến yếu tố lịch sự của giao tiếp đó là các Nhân vật giao tiếp
Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào 1 cuộc giao tiếp, dùng ngôn ngữ để tạo ra các diễn ngôn, qua đó tác động vào nhau . Đó là những người tương tác bằng ngôn ngữ. Giữa các nhân vật giao tiếp có quan hệ chi phối sau:
Quan hệ tương tác
Trong một cuộc giao tiếp có sự phân vai giao tiếp giữa những người tham gia giao tiếp. Vai giao tiếp bao gồm vai nói và vai nghe (còn gọi là vai phát và vai nhận).
Quan hệ liên cá nhân
Quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau. Quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp có thể xét theo 2 trục:
- Trục tung là trục vị thế xã hội ( trục quyền uy ) do địa vị xã hội, tuổi tác, học lực, tài sản … quyết định. (Áo quần cũng có thể là dấu hiệu của tài sản và quyền uy.)
- Trục hoành là trục của quan hệ khoảng cách (trục thân cận ) . Trục này được đặc trưng bởi 2 cực: sự thân tình và sự xa lạ.
Để đảm bảo lịch sự trong giao tiếp thì sự chi phối của quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp rất là cần thiết. Dựa vào quan hệ liên cá nhân, mà người nói sẽ lựa chọn từ ngữ. Ví dụ, nếu là quan hệ giữa giáo viên và học sinh thì khi giao tiếp với giáo viên, học sinh phải sử dụng từ ngữ thể hiện sự tôn trọng đối với thầy cô: “ Thưa cô, em có một thắc mắc như thế này, cô có thể giải đáp giúp em không ạ?”-khi có câu hỏi cần thầy cô giải đáp giúp; “Xin phép cô cho em ra ngoài”-khi cần xin phép giáo viên đi ra ngoài....Hay như khi chúng ta giao tiếp với người lớn tuổi hơn, thì phải xưng hô phù hợp, ví dụ như:“anh-em”, “chị-em”, “chú-cháu”....

1.2.2.2. Ngôn ngữ


Ngôn ngữ là “hệ thống tín hiệu quan trọng và độc đáo trong giao tiếp của loài người; là phương tiện biểu hiện và phát triển tư duy, bảo lưu và chuyển giao có hiệu lực nhất các truyền thống lịch sử-văn hóa của một dân tộc” [3]
Ngôn ngữ là vốn tri thức, hiểu biết về tiếng mẹ đẻ và sự am hiểu văn hóa của một cá nhân thể hiện qua cách dùng ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày và trong các tác phẩm văn học.
Ngôn ngữ nói “là phương tiện giao tiếp trong các tình huống, môi trường sống” (theo từ điển Bách khoa, Hà Nội-2005). Ngôn ngữ được tổ chức UNESCO đánh giá là “văn hóa của mỗi cá nhân, cộng đồng và là tài nguyên của mỗi quốc gia” [3]
Trong mối quan hệ với văn hóa, ngôn ngữ vừa có vai trò lưu giữ và bảo tồn văn hóa, lại vừa có vai trò sáng tạo và phát triển văn hóa. Trong các cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ thì hệ thống tín hiệu dùng để giao tiếp là ngôn ngữ tự nhiên. Giao tiếp là một loại hoạt động liên cá nhân nhằm trao đổi thông tin. Trong giao tiếp bằng phương tiện ngôn ngữ, các hành vi tại lời luôn có nguy cơ bị đe doạ.

1.2.2.3. Diễn ngôn


Diễn ngôn là tổ chức các đơn vị ngôn ngữ kết hợp với nhau theo quy tắc kết học, vừa là sản phẩm vừa là phương tiện để giao tiếp.
Ví dụ: Bài giảng hôm nay của cô trên lớp là một diễn ngôn.
Như vậy diễn ngôn chính là lời nói.
Lịch sự là một trong những thuộc tính của diễn ngôn, một thực tế khách quan trong giao tiếp bằng ngôn ngữ
Diễn ngôn có thể là một phát ngôn, cũng có thể là hợp thể của nhiều phát ngôn. Diễn ngôn có hai dạng: nói và viết. Diễn ngôn viết là văn bản (text)

tải về 47.8 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương