ChưƠng 1: CƠ SỞ LÍ luận liên quan đẾN ĐỀ TÀI 3


Một số biện pháp để thể hiện phép lịch sự và giảm nguy cơ mất thể diện trong giao tiếp bằng tiếng Việt



tải về 47.8 Kb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu10.09.2022
Kích47.8 Kb.
#53127
1   2   3   4   5   6   7   8
[123doc] - lich-su-trong-giao-tiep
giao-an-hoat-dong-ngoai-gio-len-lop-lop-4-thang-4-hoat-dong-4, [123doc] - lich-su-trong-giao-tiep

2.5. Một số biện pháp để thể hiện phép lịch sự và giảm nguy cơ mất thể diện trong giao tiếp bằng tiếng Việt


- Chuẩn mực trong xưng hô:
+ Xưng hô lịch sự trước hết là phải lễ phép.Thể hiện sự tôn kính những người có tuổi tác cao, những người có vị thế lớn, những người có uy tín trong mối tương quan với người lớn.
+ Xưng hô đúng mực: là cách thức xưng hô thích hợp với vai của người bậc trên trong mối quan hệ với vai người đối thoại thuộc bậc dưới ngang vai. Xưng hô Xưng hô đúng mực còn biểu hiện ở cách thức sử dụng các từ xưng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và khoảng cách xã hội giữa người nói với người nghe. Xưng hô đúng mực là cách thức xưng hô hợp chuẩn, tuân theo những ước định hoặc chếđịnh và có tính khuôn mẫu trong tiếng Việt. Chẳng hạn, người giáo viên thường tự xưng mình là cô hay thầy và gọi học sinh là em ; mẹ tự xưng là mẹ và gọi con gái, con trai của mình là con ; khi một ai đó tự xưng mình là ông, bà, thì phải gọi đối tác là cháu.
Như vậy chuẩn mực trong xưng hộ là sự biểu hiện của sự tôn trọng thể diện của người bậc dưới, hay của người bình quyền, hay của bạn bè, tức của những người vai dưới hoặc ngang vai. Xưng hô đúng mực còn là cách thức xưng hô nhằm tạo ra tình thân hữu, rút ngắn khoảng cách giữa người nói với người nghe. Giữa hai người vốn chưa quen biết, còn xa và còn lạ, phải xưng hô theo chuẩn của lễ phép, nếu có cơ hội chuyển sang xưng hô theo chuẩn của đúng mực thì có thể chuyển đổi sang kiểu quan hệ quen biết và gần gũi mà lúc ban đầu chưa thể có được. Xưng hô đúng mực trong giao tiếp tạo nên được tính lịch sự thân thiện
- Dùng biện pháp tránh né: tránh nhắc đến những chủ đề, những từ nhạy cảm, tránh nói thẳng, giữ im lặng khi có thể…
- Dùng biện pháp gián tiếp và ngôn ngữ rào đón: nói vòng vo, mượn câu trích dẫn để nói lên ý của mình, nói mẹo, xã giao bông đùa, nói rào trước… để tránh đề cập đường đột, gây mất thể diện.
- Dùng biện pháp ẩn ý: nói một câu này nhưng hàm ý một ý khác, để không phải đưa vấn đề ra một cách thiếu lịch sự, sợ người nghe phật ý.
- Dùng biện pháp uyển ngữ: dùng từ, ngữ thay thế cho giảm bớt sự xung khắc, đường đột, sự đau thương… trong từng tình huống cụ thể.
- Dùng biện pháp sửa chữa: khi các hành vi làm mất thể diện đã lỡ được phát ra, người ta thường phải viện đến biện pháp này để sửa chữa những gì mình đã nói.

tải về 47.8 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương