ChưƠng 1: CƠ SỞ LÍ luận liên quan đẾN ĐỀ TÀI 3


Cấu trúc quen dùng để biểu đạt lịch sự trong giao tiếp bằng Tiếng Việt



tải về 47.8 Kb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu10.09.2022
Kích47.8 Kb.
#53127
1   2   3   4   5   6   7   8
[123doc] - lich-su-trong-giao-tiep
giao-an-hoat-dong-ngoai-gio-len-lop-lop-4-thang-4-hoat-dong-4, [123doc] - lich-su-trong-giao-tiep

2.3. Cấu trúc quen dùng để biểu đạt lịch sự trong giao tiếp bằng Tiếng Việt


Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta thường gặp phải những trường hợp cần phản ứng ngay về lịch sự như chào hỏi, thăm hỏi, cảm ơn, xin lỗi, từ chối, khen ngợi, chê bai,… Tất cả những hành động ngôn ngữ này trong mỗi ngôn ngữ đều có các phương thức biểu đạt dường như đã trở thành những cấu trúc quen dùng và mang tính định sẵn. Vì thế, có thể gọi đây là những cấu trúc biểu đạt lịch sự quen dùng.
(1) Trần thuật: Thường dùng trong bối cảnh công tác hoặc gia đình; hai bên tham gia giao tiếp có phận sự, chức trách rõ ràng. Ví dụ:
- Trẻ em nói với mẹ: Mẹ ơi, con cần một cái ly
(2) Mệnh lệnh: Thường dùng giữa những người trong gia đình, cấp trên đối với cấp dưới hoặc giữa những người có địa vị ngang nhau. Ví dụ:
- Khi người lớn đang nói chuyện, có đứa trẻ quấy, người lớn liền nói: Im lặng!
(3) Mệnh lệnh bao chứa: Thường dùng trong trường hợp cấp dưới đối với cấp trên, người ít tuổi đối với người lớn tuổi hơn, hoặc khi muốn nói rõ việc làm phiền cho khách thể giao tiếp. Ví dụ, người nhân viên nói với sếp: Sếp có nghĩ rằng có thể hoàn thành bảng lương trong tối nay không?
(4) Hỏi ý kiến: Thường dùng khi cấp dưới nói với cấp trên hoặc người ít tuổi nói với người lớn tuổi. Ví dụ, cháu nói với cô: Cô có thể đến dự sinh nhật con vào tối nay không ạ?
(5) Đề xuất câu hỏi: Thường hiểu là câu nghi vấn, người nghe có thể né tránh trả lời. Ví dụ:
A: Bạn sẵn sàng chưa? ( với nghĩa là nhanh lên một chút)
B: Mình chưa sẵn sàng
(6) Biểu thị ngầm: Thường dùng đối với những người đã quá quen biết nhau hoặc việc cần nhờ làm nhưng cảm thấy phiền và không tiện nói. Ví dụ:
Chị: Ước gì có cái gì thiệt mát mát, trời nóng quá!
Em trai: Chị muốn ăn gì?
Chị: Em lấy sinh tố trong tủ lạnh cho chị đi
Có thể nói, khi mà khoảng cách giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội… giữa hai bên giao tiếp càng xa hoặc việc thỉnh cầu tỏ ra phức tạp thì kiểu cấu trúc của lời nói càng trở nên phức tạp.
Trong giao tiếp hội thoại Tiếng Việt, loại cấu trúc biểu thị cầu khiến rất phong phú: đó là sự kết hợp giữa các từ, cụm từ biểu thị cầu khiến với các từ cảm. Ví dụ:
(1) Các câu hỏi thăm dò như “được không”, “được chứ’, “có thể được không”, “được không ạ”, “được chứ ạ”, “có thể được không ạ”:
- Cậu làm bài được chứ?
- Em đến trễ một chút được không ạ?
(2) Các câu cầu khiến có chứa các từ ngữ như “xin”, “mời”, “phiền”, “làm phiền”, “cảm phiền”, “làm phiền, làm ơn”, v.v..:
- Cảm phiền chị ngồi xê ra một chút ạ.
- Xin cô cho em ra ngoài một lát ạ.
(3) Ngầm chỉ. Ví dụ, Lan đến nhà Mai học nhóm. Đang làm bài thì Lan nói:
- Ấy chết, bút tớ sắp hết mực rồi. Lúc đi lại mang có mỗi một chiếc bút này.
Mai liền nói:
- Để tớ cho cậu mượn bút.
(4) Ngoài ra, các cách nói theo mô hình hỏi, mệnh lệnh, cầu khiến nói chung, là hiện tượng phổ biến trong tiếng Việt. Ví dụ:
- Bố bạn làm nghề gì? ( hỏi: bạn này hỏi bạn kia)
- Em đem vở soạn lên cho tôi kiểm tra. ( mệnh lệnh: Thầy giáo nói với học sinh)
- Chị lấy cho em một gói kẹo nữa, lúc nãy em mua thiếu một gói. ( cầu khiến: khách hàng nói với người bán bánh kẹo)

tải về 47.8 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương