Chương 1 : Tổng quan về hệ phân tán. Định nghĩa


Triệu gọi phương thức từ xa (RMI – remote method invocation)



tải về 1.6 Mb.
trang4/21
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2017
Kích1.6 Mb.
#34648
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

Triệu gọi phương thức từ xa (RMI – remote method invocation)

Sau khi đã triệu gọi một đối tượng từ xa, client có thể triệu gọi từ xa phương thức của đối tượng đó.

Có hai phương pháp triệu gọi phương thức từ xa là: triệu gọi phương thức từ xa động và triệu gọi phương thức từ xa tĩnh.

Triệu gọi phương thức từ xa động: khi cần gọi đến một phương thức mới xác định interface đang dùng trong lời triệu gọi từ xa đó. Vì thế khi interface thay đổi, các chương trình ứng dụng không cần phải biên dịch lại.



Triệu gọi phương thức từ xa tĩnh: các interface được xác định trước. Các chương trình ứng dụng không thích ứng được khi interface hiện hành thay đổi. Nếu interface hiện tại có sự thay đổi thì các chương trình ứng dụng phải được biên dịch lại mới có thể hiểu được interface mới đó.


    1. Truyền thông hướng thông điệp (Message – oriented communication).

      1. Các loại truyền thông cơ bản

Truyền thông kiên trì (Persistent communication): Thư điện tử là một ví dụ minh họa rõ nét cho khái niệm truyền thông kiên trì.Khi một trạm muốn gửi bản tin đi trên mạng, nó sẽ gửi bản tin đó đến interface của máy mình. Qua bộ nhớ đệm, bản tin đó được truyền đi trong mạng cục bộ để đến mail server cụ bộ. Mail server này tạm thời lưu trữ bản tin đó vào bộ nhớ đệm của mình, xác định địa chỉ trạm đích, rồi gửi tới server cục bộ của trạm đích tương ứng (có thể đi qua nhiều mail server trung gian khác). Tới mail server cuối cùng, bản tin lúc này sẽ được lưu lại trước khi phát cho trạm đích tương ứng.

Truyền thông nhất thời (Transient communication): bản tin gửi đi chỉ được lưu lại trong phiên trao đổi đó. Khi phiên trao đổi đã hoàn thành hoặc khi kết nối bị hủy bỏ thì các bản tin đó cũng bị hủy bỏ trên các server. Do đó, vì một lý do nào đó mà một server trung gian không thể chuyển tiếp bản tin đi được thì bản tin này sẽ bị hủy bỏ.

Truyền thông đồng bộ (Synchronous communication): khi trạm gửi gửi đi một bản tin thì nó sẽ ở trạng thái khóa (blocked) cho đến khi nhận được thông báo bản tin đó đã đến đích thành công.

Truyền thông dị bộ (Asynchronous communication): khi trạm gửi gửi đi bản tin, nó sẽ tiếp tục thực hiện công việc của mình. Điều này cũng có nghĩa là bản tin đó được lưu lại trên bộ nhớ đệm của trạm gửi hoặc của server cục bộ.


      1. Một số loại truyền thông hổ hợp.

Truyền thông dị bộ, kiên trì: bản tin được lưu trữ lâu dài hoặc là ở bộ nhớ đệm của trạm gửi hoặc là trên server truyền thông đầu tiên mà bản tin đó tới. Ví dụ hệ thống thư điện tử.

Truyền thông đồng bộ, kiên trì: bản tin được lưu trữ lâu dài ở trạm nhận, trạm gửi sẽ ở trạng thái blocked cho đến khi bản tin được lưu trữ ở bộ nhớ đệm trạm nhận.

Truyền thông dị bộ, nhất thời: sau khi lưu trữ bản tin cần gửi ra bộ nhớ đệm của máy mình, trạm gửi sẽ tiếp tục thực hiện công việc của mình. Cùng lúc, bản tin sẽ được truyền tới trạm nhận. Khi bản tin đến được trạm nhận mà trạm nhận đó lại không làm việc, khi đó quá trình truyền thông bị hủy bỏ.

Truyền thông đồng bộ, nhất thời: bản tin không được lưu trữ lâu dài. Khi gửi đi một bản tin, trạm gửi sẽ chờ bản tin báo đã nhận thành công của trạm nhận gửi về mới thực hiện tiếp công việc của mình.

Hình 11. Một số dạng truyền thông.




    1. Truyền thông hướng dòng (stream- oriented communication).

      1. Một số khái niệm cơ bản.

Medium (số nhiều là media) : chỉ các phương tiện dùng để truyền thông tin như các thiết bị lưu trữ, đường truyền, các phương tiện hiển thị…

Continuous media: quan hệ thời gian giữa các mục là yếu tố cơ bản để thông dịch đúng ngữ nghĩa thực sự của dữ liệu.

Discrete media: quan hệ thời gian không còn là yếu tố cơ bản để thông dịch đúng dữ liệu.

Data stream: là một chuỗi các đơn vị dữ liệu. Với data stream thì thời gian là yếu tố quyết định. Để kiểm soát thời gian người ta đưa ra ba phương thức truyền sau:

Truyền dị bộ (asynchronous transmission mode): các mục dữ liệu truyền tuần tự và không có ràng buộc thời gian đối với việc truyền.

Truyến đồng bộ (synchronous transmission mode): quy định trước độ trễ tối đa cho mỗi đơn vị dữ liệu trong data stream.

Truyền đẳng thời (isochronous transmission mode): quy định độ trễ lớn nhất và nhỏ nhất cho mỗi đơn vị dữ liệu trong data stream. Cách truyền này đóng một vai trò quan trọng trong việc trình diễn audio và video.

Dòng đơn (simple stream) là dòng chỉ gồm một chuỗi đơn vị dữ liệu.

Dòng phức (complex stream): bao gồm nhiều chuỗi đơn vị dữ liệu khác nhau. Mỗi chuỗi này được gọi là một dòng con (sub stream).


      1. QoS – chất lượng dịch vụ.

Chất lượng dịch vụ QoS liên quan đến các vấn đề sau:

Băng thông yêu cầu, tốc độ truyền, trễ…

Loss sensitivity: kết hợp cùng với loss interval cho phép ta xác định được tốc độ mất mát thông tin có thể chấp nhận được.

Burst loss sensitivity: cho phép xác định bao nhiêu đơn vị dữ liệu liên tiếp có thể bị mất.

Minimum delay noticed: xác định giới hạn thời gian trễ trên đường truyền cho phép để bên nhận không nhận biết được là có trễ.

Maximum delay variation: xác định độ trễ (jitter) rung lớn nhất cho phép.

Quality of guarantee: chỉ số lượng các dịch vụ yêu cầu cần phải có.


      1. Đồng bộ các dòng.

Có hai loại đồng bộ:

Đồng bộ đơn giản: thực hiện đồng bộ giữa dòng trễ và dòng liên tục. Ví dụ trong việc trình diễn slide có kèm âm thanh. Dòng hình ảnh slide là dòng trễ còn dòng âm thanh là dòng liên tục, phải đồng bộ hai dòng này để thu được kết quả trình diễn như ý muốn.

Đồng bộ phức tap: là việc đồng bộ giữa các dòng dữ liệu liên tục. Ví dụ trong việc xem phim trực tuyến, cả dòng âm thanh và dòng hình ảnh đều là các dòng liên tục cần phải được đồng bộ.

Các kĩ thuật đồng bộ: có hai kĩ thuật đồng bộ



Kĩ thuật đơn giản: dựa trên việc đồng bộ các thao tác đọc ghi trên các dòng dữ liệu sao cho phù hợp với các yêu cầu thời gian cho trước và các ràng buộc về đồng bộ.

Hình 12. Đồng bộ đơn giản.


Kĩ thuật phức tạp: đồng bộ trên môi trường mạng dựa trên cả việc đồng bộ giữa bên nhận và bên gửi.


Hình 13. Đồng bộ phức tạp

Каталог: nguoidung
nguoidung -> CHƯƠng 1 TỔng quan về KỸ thuật truyền số liệU
nguoidung -> CÂU 1: Mạng máy tính là gì? A./ Các máy tính trao đổi thông tin với nhau tuân theo tập giao thức. B./ Các máy tính kết nối với nhau bằng đường truyền vật lý. C./ Các máy tính kết nối với nhau chia sẻ nguồn thông tin chung
nguoidung -> TRƯỜng tcn thá[ MƯỜi khoa công nghệ thông tin
nguoidung -> Tin hoc văn phòng
nguoidung -> Virus máy tính có thể không phá hoại gì mà chỉ nhân bản. Virus
nguoidung -> BÀi thực hành môn lập trình mạng gv trưƠng vĩnh hảo I. Mục đích
nguoidung -> CÁc phưƠng pháp xuất nhập winsock I. Cài đặt Winsock
nguoidung -> 4. Phần mềm Explorer – của HĐh windows xp
nguoidung -> Tr­êng cao ®¼ng nghÒ ®ång th¸p Khoa c ng nghÖ th ng tin
nguoidung -> MÔn học công nghệ MẠng không dâY

tải về 1.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương