Chiến tranh Việt Nam



tải về 0.71 Mb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích0.71 Mb.
#24928
1   2   3   4   5   6   7

Giai đoạn 1968-1972

Bài chi tiết: Chiến dịch Campuchia



Biên giới Việt Nam – Campuchia 1970





Xe tăng tiến vào thị trấn Snoul, biên giới Việt Nam-Campuchia năm 1970

Đây là giai đoạn "sau Mậu Thân" hay giai đoạn "Việt Nam hóa chiến tranh", giai đoạn Hoa Kỳ rút dần khỏi chiến trường Việt Nam. Để đồng minh của họ đứng vững, Hoa Kỳ giúp Việt Nam Cộng hòa xây dựng quân đội theo hình mẫu của quân lực Hoa Kỳ, với các loại vũ khí chiến tranh tối tân mà Hoa Kỳ để lại và với cơ sở hậu cần chiến tranh mà quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng. Hoa Kỳ sẽ yểm trợ về không lực tối đa cho quân đội Cộng hòa trong các giao tranh với Quân Giải phóng.

Một sự kiện quan trọng đã xảy ra trong thời kỳ này và có hậu quả to lớn cho Đông Dương sau này là việc Hoa Kỳ giúp Lon Nol làm đảo chính tháng 3 năm 1970Campuchia, lật đổ hoàng thân Norodom Sihanouk và phát động chiến tranh chống cộng sản tại Campuchia.

Thắng lợi tạm thời trên chiến trường sau Mậu Thân đã dẫn Hoa Kỳ đến sai lầm nặng nề[cần dẫn nguồn] này, tạo điều kiện cho Quân giải phóng mau chóng hồi phục và làm cho Campuchia rơi vào một thời kỳ tồi tệ trong lịch sử. Thấy Quân Giải phóng mất đất đứng chân, lui về các căn cứ bên kia biên giới Campuchia, Hoa Kỳ muốn triệt hạ nốt những chỗ đứng cuối cùng của đối phương để giải quyết triệt để chiến tranh. Điều này hóa ra lại làm lợi lớn cho Quân Giải phóng. Trước đây Quân Giải phóng chỉ đóng trên đất Campuchia ở một số vùng sát biên giới với Việt Nam, họ cố gắng lôi kéo, chiều lòng chính quyền Sihanouk và tự kiềm chế để không mất lòng chủ nhà. Chính quyền Sihanouk tuy không muốn nhưng không làm gì được đành chấp nhận phải sống như vậy với Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nay với diễn biến chính trị như trên, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liền quay ra lên tiếng ủng hộ Sihanouk, thực chất là ủng hộ Khmer Đỏ[cần dẫn nguồn], đánh nhau không hạn chế trên đất Campuchia. Từ lúc đó, không còn gì và không có đối thủ kiềm chế lực lượng Quân Giải phóng Miền Nam trên đất Campuchia nữa. Campuchia trở thành nơi rất an toàn và tiện dụng cho Quân giải phóng phục hồi sinh lực sau Mậu Thân.

Ngày 30 tháng 4 năm 1970, Quân lực Việt Nam Cộng hòa kết hợp cùng quân đội Hoa Kỳ tiến vào khu căn cứ của Quân Giải phóng tại Campuchia nhưng đã bị sa lầy. Ngày 30 tháng 6 năm 1970, chính phủ Mỹ phải ra lệnh rút quân Mỹ về. Quân lực Việt Nam Cộng hòa cùng quân của chính phủ Lon Nol không thể tự đương đầu với Quân Giải phóng. Các sư đoàn 5, 7, 9 của Quân Giải phóng không những đánh đuổi quân Việt Nam Cộng hòa mà còn giúp Khmer Đỏ đánh quân chính phủ Lon Nol, giành các tỉnh Đông và Đông Bắc Campuchia để nối thông với Lào.



Việt Nam hóa chiến tranh

Bài chi tiết: Việt Nam hóa chiến tranh

Tiến trình Việt Nam hóa chiến tranh đã diễn ra tương đối thuận lợi. Quân lực Việt Nam Cộng hòa sau Mậu Thân được trang bị hiện đại đã tỏ ra tự tin hơn và đã nắm thế chủ động trên phần lớn chiến trường miền Nam từ năm 1969 đến tận cuối năm 1971. Nhưng điều đó chưa nói lên điều gì lớn vì Quân Giải phóng trong thời kỳ này chưa hồi phục sau Mậu Thân và không chủ trương đánh lớn. Cũng có thể họ hạn chế hoạt động để thúc đẩy việc rút quân của Mỹ.

Sự yên tĩnh trên chiến trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc rút quân Mỹ mà không gây ra một sự xấu đi trầm trọng nào. Tranh thủ thời gian yên tĩnh, Việt Nam Cộng hòa đổ công sức tiến hành bình định nông thôn. Từ đó, các nhà lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa và Mỹ đã hiểu rất rõ tầm quan trọng của việc chống lại cơ cấu đấu tranh chính trị của những người cộng sản ở địa bàn nông thôn. Một chương trình lớn tái thiết nông thôn được thi hành với viện trợ kinh tế lớn của Hoa Kỳ. Theo thống kê của Mỹ, trong thời kỳ này, chỉ riêng năm 1969, lực lượng du kích đã giết 6.000 người, ám sát hơn 1.200 người, và làm bị thương 15.000 người. Trong số những người thiệt mạng có 90 quan chức xã và xã trưởng, 240 quan chức ấp và ấp trưởng, 229 người tản cư và 4.350 thường dân.[159] Với lý do "bảo vệ dân thường chống lại những hoạt động đe doạ và khủng bố của cộng sản", Chiến dịch Phượng hoàng với sự giúp đỡ của CIA, đã được triển khai nhằm tróc rễ các cơ sở bí mật nằm vùng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.[159]

Các nỗ lực của Phượng hoàng chủ yếu diễn ra bằng các biện pháp khủng bố, ám sát, thủ tiêu. Các toán nhân viên Phượng hoàng áo đen được CIA huấn luyện và được phái xuống các xóm ấp, họ ở cùng trong dân nghe ngóng thu thập tình báo, bắt các phần tử nghi ngờ là cộng sản hoặc thân cộng sản, tra khảo để phanh ra tổ chức, nếu không khai thác được và vẫn nghi là Cộng sản thì thủ tiêu. Các phần tử cộng sản hoặc thân cộng sản nếu không tiện bắt thì ám sát. Số người bị thủ tiêu lên đến hàng ngàn người. Một mặt, các biện pháp này đã có hiệu quả tốt về an ninh, tình hình nông thôn trở nên an toàn hơn rõ rệt cho phía chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Mặt khác, những vụ xử tử, ám sát oan dân thường lại khiến chính quyền Việt Nam Cộng hòa càng bị người dân xa lánh, khiến chương trình bình định bị chặn lại.

Trong thời kỳ này, viện trợ của Hoa Kỳ dồi dào nên đời sống của dân chúng trở nên tốt hơn, nhất là dân trong các thành phố lớn và nó làm cho dân nông thôn đổ về thành phố để kiếm sống dễ hơn. Lúc này, tình trạng tham nhũng trong chính quyền và quân đội lên cao. Trong quân đội rất phổ biến kiểu "lính ma": khai khống quân số đơn vị để sĩ quan lĩnh phần lương dôi ra nhưng thực tế không có quân chiến đấu. Những điều này gây ảnh hưởng lớn đến sức chiến đấu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Một vấn đề lớn nữa của Việt Nam hóa chiến tranh là khi Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhất nhất theo các tiêu chuẩn Mỹ thì họ cũng quen kiểu đánh nhau tốn tiền như quân Mỹ, và sức chiến đấu của quân đội phụ thuộc lớn vào viện trợ của Mỹ[160]. Viện trợ mà giảm thì ảnh hưởng rõ rệt đến sức chiến đấu của quân đội, điều này góp phần giải thích tại sao quân đội này mau chóng sụp đổ trong năm cuối cùng của cuộc chiến.



Chiến dịch Lam Sơn 719

Bài chi tiết: Chiến dịch Lam Sơn 719

Tình hình miền Nam tương đối yên lặng trong các năm 1969–1971. Quân Giải phóng tích cực dự trữ lương thực, đạn dược tại các căn cứ ở Lào, Campuchia và các vùng rừng núi mà Quân lực Việt Nam Cộng hòa chưa với tới được. Năm 1970, sau khi quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã thất bại trong việc đánh phá căn cứ của Quân Giải phóng tại Campuchia, tiếp tế từ miền Bắc đã nối thông từ Lào đến Đông Bắc Campuchia và đổ vào các khu căn cứ Tây Ninh. Do đó, nếu không cắt được tiếp tế cho Quân Giải phóng ở Campuchia thì có thể cắt tiếp tế từ Lào. Và tháng 1 năm 1971, Quân lực Việt Nam Cộng hòa, dưới sự yểm trợ bằng không quân của Hoa Kỳ, tiến hành chiến dịch Lam Sơn 719: đánh từ Quảng Trị cắt ngang sang Hạ Lào nhằm phá huỷ hệ thống kho tàng của Quân Giải phóng. Cuộc hành quân này ngay từ đầu đã mang tính phiêu lưu phô trương chính trị và đã thất bại vì những lý do sau



  • Cuộc hành quân không bảo đảm tính bất ngờ. Quân Giải phóng đã dự đoán và chuẩn bị đón đánh từ trước.

  • Các căn cứ của Quân Giải phóng là những nơi họ đã lâu năm thông thuộc địa bàn và có bố phòng rất kỹ lưỡng. Ngay quân đội Hoa Kỳ với sức mạnh tổng lực như thế đã không thể làm gì nổi. Trong thời kỳ tìm-diệt các chiến dịch Atteleboro và Junction City đều đã thất bại, do đó đưa quân vào đó là sa vào thế trận đã bày sẵn. Hơn nữa vùng Hạ Lào là nơi tập trung rất nhiều binh lực hiện đại của Quân Giải phóng, còn mạnh hơn rất nhiều các khu căn cứ khác mà quân Nam Việt Nam chưa có đủ sức mạnh, kinh nghiệm và bản lĩnh để đương đầu.

  • Khi hoạch định kế hoạch người ta chú ý nhiều đến khía cạnh phô trương sức mạnh của quân đội Nam Việt Nam đánh được vào "đất thánh Cộng sản" chứ ý nghĩa quân sự thì ít. ("Chỉ cốt sao đến được Sê Pôn rồi về" – Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.) Chính vì để phô trương nên ban đầu khi gặp khó khăn rất lớn đã không chấm dứt chiến dịch mà cố gắng tiến nhọc nhằn đến Sê Pôn rồi phải cố sức mở đường máu với thiệt hại lớn mới về thoát dù chỉ là vài chục km cách biên giới.

  • Sự phối hợp của quân Mỹ và quân Nam Việt Nam không tốt. Không quân Mỹ chỉ ném bom B52 dọn đường theo yêu cầu, còn nhiệm vụ phối hợp hoả lực chiến thuật cho bộ binh tác chiến gần như không làm được[cần dẫn nguồn].

  • Lực lượng máy bay trực thăng vào khu vực đậm đặc phòng không hiện đại đã chờ sẵn của đường mòn Hồ Chí Minh đã bị thiệt hại quá nặng không thể hoàn thành nhiệm vụ.

Kết quả cuộc hành quân bị thiệt hại nặng nề nhất là các lực lượng bị tiêu diệt là các đơn vị dự bị chiến lược tốt nhất của Việt Nam Cộng hòa, cuộc hành quân còn thất bại ở chỗ tuy có phá được một số kho tàng hậu cần nhưng về cơ bản đã không làm hại gì được cho hệ thống tiếp tế của Quân Giải phóng.

Sau các cuộc hành quân bất thành của Quân lực Việt Nam Cộng hòa vào Campuchia và Hạ Lào, đến đầu năm 1972, Quân Giải phóng đã hồi phục sau Mậu Thân và lại tung ra một đợt tổng tiến công lớn nữa.



Chiến dịch mùa hè 1972

Bài chi tiết: Chiến cục năm 1972 tại Việt NamChiến dịch Xuân hè 1972

Tháng 3 năm 1972 quân Giải phóng đã tung ra một cuộc tổng tiến công và nổi dậy chiến lược mùa xuân năm 1972. Đây là đòn đánh để kết hợp với nỗ lực ngoại giao, nhằm làm thoái chí Hoa Kỳ, buộc họ rút hẳn ra khỏi cuộc chiến. Tuy rằng tên và kế hoạch như vậy nhưng rút kinh nghiệm từ năm 1968, quân du kích và cán bộ nằm vùng sẽ không "nổi dậy" tại vùng địch hậu mà chỉ đóng vai trò chỉ đường và tải đạn, họ sẽ chỉ ra mặt tại những nơi chủ lực Quân Giải phóng đã kiểm soát vững chắc. Điều đó cho thấy các nỗ lực bình định của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa trong thời gian 1969-1971 đã có những hiệu quả nhất định.

Đây là cuộc tiến công chiến lược gồm các chiến dịch tiến công quy mô lớn, hiệp đồng binh chủng, tiến công sâu vào hệ thống phòng ngự của Việt Nam Cộng hòa trên ba hướng chiến lược quan trọng: Trị Thiên, Bắc Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ. Trong suốt quá trình diễn ra cuộc chiến tranh, chưa bao giờ quân Giải phóng lại phát động một cuộc tiến công ồ ạt dưới sự hỗ trợ của các lực lượng được trang bị tốt đến như vậy, cuộc tiến công này mạnh hơn bất cứ những gì mà Việt Nam Cộng hòa có thể tập trung lại được vào mùa xuân năm 1972.[161]

Cuộc tấn công năm 1972 của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã không nhận được sự ủng hộ từ 2 đồng minh chủ chốt là Trung Quốc và Liên Xô do 2 quốc gia chỉ mong muốn kết thúc nhanh 1 thỏa ước hòa bình với Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa tại Paris.[161] Liên Xô đã cắt giảm viện trợ, còn Trung Quốc thì thậm chí còn gây sức ép lên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để buộc họ ngừng chiến đấu. Tuy thế các lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn quyết tâm khởi động một chiến dịch quy mô nhằm đánh bại triệt để Việt Nam hóa chiến tranh, giành lợi thế trên bàn đàm phán ở Paris.

Trong 2 tháng đầu, quân Giải phóng liên tiếp chọc thủng cả 3 tuyến phòng ngự, tiêu diệt hoặc làm tan rã nhiều sinh lực đối phương, gây kinh ngạc cho cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam Cộng hòa. Hoa Kỳ phải gấp rút điều động lực lượng không quân và hải quân tới chi viện để ngăn đà tiến của quân Giải phóng, đồng thời viện trợ khẩn cấp nhiều vũ khí cho Việt Nam Cộng hòa để bổ sung cho thiệt hại trước đó.

Tại Bắc Tây Nguyên, sau các thắng lợi ban đầu của Quân Giải phóng tại trận Đắc Tô - Tân Cảnh, chiến sự mau chóng êm dịu trở lại sau khi đội quân này bị chặn lại trong Trận Kon Tum.

Tại Đông Nam Bộ, ở tỉnh Bình Long sau khi thắng lợi tại trận Lộc Ninh, Quân Giải phóng tiến công theo đường 13 để đánh chiếm thị xã An Lộc trong trận An Lộc, dùng xe tăng và pháo binh tấn công dữ dội. Quân lực Việt Nam Cộng hòa quyết tâm cố thủ thị xã và đưa quân lên ứng cứu. Không quân Mỹ dùng B-52 đánh phá ác liệt các khu vực tập kết của Quân Giải phóng và gây thiệt hại lớn. Chiến trận xảy ra rất dữ dội tại thị xã, thương vong của hai bên và của dân chúng rất cao. Cuối cùng, Quân Giải phóng không thể lấy nổi thị xã phải rút đi và sau 3 tháng chiến sự đi vào ổn định. Lần đầu tiên tại vùng Đông Nam Bộ, xe tăng T-54PT-76 của Liên Xô chế tạo xuất hiện, cho thấy hệ thống tiếp tế của Quân Giải phóng đã hoàn chỉnh vì đã có thể đưa được xe tăng đến tận chiến trường phía nam.

Chiến trường chính của năm 1972 là tại tỉnh Quảng Trị. Tại đây có tập đoàn phòng ngự dày đặc của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, nơi tuyến đầu đối chọi với miền Bắc. Cuộc tiến công của Quân Giải phóng tại Quảng Trị đã thành công to lớn, 40.000 quân phòng ngự tại đây hoảng loạn, thậm chí Trung đoàn 56 của Sư đoàn 3 đầu hàng không chiến đấu. Chỉ sau một tháng và qua 2 đợt tấn công, Quân Giải phóng đã chiếm toàn bộ tỉnh Quảng Trị, uy hiếp tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế.

Đến lúc đó, việc giữ vững vùng chiếm được và tái chiếm vùng đã mất tại Quảng Trị đã thành vấn đề chính trị thể hiện ý chí và bản lĩnh của cả hai bên và là thế mạnh để đàm phán tại Hội nghị Paris. Hoa Kỳ để tỏ rõ ý chí của mình bằng cách từ ngày 16 tháng 4 năm 1972 ném bom trở lại miền Bắc với cường độ rất ác liệt: dùng máy bay B-52 rải thảm bom xuống Hải Phòng, đem hải quân thả thuỷ lôi phong toả các hải cảng tại miền Bắc Việt Nam.

Tại chiến trường Quảng Trị, Quân lực Việt Nam Cộng hòa đem hết quân dự bị ra quyết tái chiếm thị xã Quảng Trị với sự hỗ trợ tối đa bằng máy bay B-52 của Hoa Kỳ. Quân Giải phóng quyết tâm giữ vững khu vực thành cổ Quảng Trị của thị xã. Chiến sự cực kỳ ác liệt, thương vong hai bên rất lớn để tranh chấp một mẩu đất rất nhỏ không dân đã bị tàn phá hoàn toàn. Sau gần 3 tháng đánh nhau quyết liệt, Quân Giải phóng không giữ nổi và Quân lực Việt Nam Cộng hòa chiếm được thành cổ và thị xã Quảng Trị. Nhưng, dù có hỗ trợ của không quân Mỹ, việc tái chiếm thị xã Đông Hà và các vùng đã mất khác là không thể làm được.

Sau chiến dịch, Quân Giải phóng nắm giữ thêm 10% lãnh thổ miền Nam, có thêm các bàn đạp quân sự, và thị xã quan trọng Lộc Ninh đã trở thành thủ đô mới của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam. Đến cuối năm 1972, chiến trường đi đến bình ổn vì hai bên đã kiệt sức không thể phát triển chiến sự được nữa.

Mặc dù chiến dịch không đem đến lợi thế rõ rệt về quân sự nhưng đã làm xã hội Hoa Kỳ quá mệt mỏi. Dư luận Mỹ và thế giới thúc ép chính quyền phải đạt được một nền hòa bình bằng thương lượng theo đúng cam kết giải quyết chiến tranh trong nhiệm kỳ tổng thống của họ. Đến cuối năm 1972, Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đạt được thoả hiệp cơ bản những ý chính của Hiệp định Paris, và đầu năm 1973, Hoa Kỳ rút hẳn quân viễn chinh khỏi cuộc chiến, chỉ để lại cố vấn quân sự.



Vừa đánh vừa đàm

Bài chi tiết: Hội nghị Paris, mặt trận ngoại giao năm 1972Hiệp định Paris 1973

Việc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt Nam là việc phải xảy ra khi chẳng ai dứt điểm được ai bằng quân sự. Sau Mậu Thân, các bên đã ngồi vào thương lượng cho tương lai chiến tranh Việt Nam. Việc thương lượng đã diễn ra rất phức tạp vì, một mặt, các bên chưa thật sự thấy cần nhượng bộ và mặt khác, Liên Xô và Trung Quốc muốn can thiệp vào đàm phán – đặc biệt là Trung Quốc. Nước này không muốn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tự đàm phán mà muốn thông qua Trung Quốc giống như hiệp định Geneva năm 1955. Nhưng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cự tuyệt dù bị áp lực bởi hai đồng minh.

Hội đàm được chọn tại Paris kéo dài từ tháng 5 năm 1968 đến tháng 1 năm 1973. Ban đầu chỉ có Việt Nam Dân chủ Cộng hòaHoa Kỳ; sau mở rộng ra thành hội nghị bốn bên, thêm Việt Nam Cộng hòaChính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Khi một bên đang thắng thế trên chiến trường thì đàm phán thường bế tắc và điều đó đúng với Hội nghị Paris suốt thời kỳ từ năm 1968 đến năm 1972. Các bên dùng hội nghị như diễn đàn đấu tranh chính trị. Trong suốt quá trình hội nghị các cuộc họp chính thức chỉ mở màn, tố cáo nhau, tranh luận vài điều mà không thể giải quyết được rồi kết thúc mà không đi vào thực chất. Chỉ có các cuộc tiếp xúc bí mật của Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Tiến sĩ Henry Kissinger, cố vấn của tổng thống Hoa Kỳ, là đi vào thảo luận thực chất nhưng không đi được đến thoả hiệp.

Đến giữa năm 1972, khi Chiến dịch Nguyễn Huệ đã kết thúc và Hoa Kỳ đã quá mệt mỏi bởi chiến tranh kéo dài và thực sự muốn đi đến kết thúc,[162] thì đàm phán mới đi vào thực chất thoả hiệp.


  • Lập trường ban đầu của Hoa Kỳ: quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam phải đồng thời với việc rút Quân đội Nhân dân Việt Nam khỏi Nam Việt Nam. Chính phủ Nguyễn Văn Thiệu có quyền tồn tại trong giải pháp hòa bình.

  • Lập trường ban đầu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: quân đội Hoa Kỳ phải rút khỏi Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam có quyền ở lại chiến trường miền Nam. Chính phủ Nguyễn Văn Thiệu không được tồn tại trong giải pháp hòa bình.

Trong đó, vấn đề quy chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam là điểm mâu thuẫn chính giữa các bên. Cuối năm 1972 chính phủ Hoa Kỳ, dưới áp lực dư luận, đã mệt mỏi vì chiến tranh, đã thoả hiệp về vấn đề cơ bản này. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về phía mình cũng thoả hiệp về quy chế của chính quyền của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Hai bên đi đến thoả hiệp chung: Quân Mỹ và các đồng minh nước ngoài rút khỏi Việt Nam chấm dứt mọi can thiệp quân sự vào vấn đề Việt Nam; Quân đội Nhân dân Việt Nam được ở lại chiến trường Nam Việt Nam; và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu được phép tồn tại như một chính phủ có liên quan đến giải pháp hòa bình.

Sau khi văn kiện hiệp định đã được ký tắt, Henry Kissinger đi Sài Gòn để đệ trình cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu văn bản đã đạt được. Phía Việt Nam Cộng hòa phản đối dự thảo này và tuyên bố sẽ không ký kết hiệp định như dự thảo.

Phía Mỹ đứng về phía Việt Nam Cộng hòa và tuyên bố chưa thể ký được hiệp định, đòi thay đổi lại nội dung chính liên quan đến vấn đề cốt lõi: quy chế Quân đội Nhân dân Việt Nam. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bác bỏ sửa đổi của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đe dọa sẽ ném bom lại miền Bắc Việt Nam nếu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ chối ký theo phương án Hoa Kỳ đề nghị.



Máy bay B-52 đang ném bom rải thảm trong một vụ không kích

Tháng 12 năm 1972, Hoa Kỳ mở Chiến dịch Linebacker II cho máy bay B52 ném bom rải thảm Hà Nội, Hải Phòng và các mục tiêu khác ở miền Bắc Việt Nam trong 12 ngày (18 tháng 12 đến 30 tháng 12). Không khuất phục được Hà Nội, lực lượng không quân bị thiệt hại nặng nề và nhất là bị dư luận quốc tế và trong nước phản đối mạnh mẽ, chính phủ Hoa Kỳ buộc phải chấm dứt ném bom quay lại đàm phán và đồng ý ký kết Hiệp định Paris theo phương án đã ký tắt, dù có một vài sửa đổi nhỏ có tính kỹ thuật. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa không tán thành hiệp định nhưng vì áp lực nếu không chấp nhận thì Hoa Kỳ sẽ đơn phương ký với Hà Nội và từ bỏ trách nhiệm với Việt Nam Cộng hòa nên phải chấp nhận ký.



Phía Hoa Kỳ ký kết hiệp định Paris

Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris, được coi là một thắng lợi quan trọng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 29 tháng 3 năm 1973 quân nhân Mỹ cuối cùng rời Việt Nam, chấm dứt mọi sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ đối với vấn đề Việt Nam. Từ nay chỉ còn quân đội Việt Nam Cộng hòa đơn độc chống lại Quân Giải phóng đang ngày càng mạnh.

Chiến dịch Linebacker II

Bài chi tiết: Mặt trận đất đối không miền Bắc Việt Nam 1972Chiến dịch Linebacker II

Trong chiến dịch này, Hoa Kỳ đem lực lượng không quân chiến lược với máy bay B-52 ném bom rải thảm xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên trong 12 ngày đêm. Về lý do quân sự, chính trị thì cuộc ném bom này không cần thiết và có hại vì khi đó Hoa Kỳ đã quyết tâm rút khỏi chiến tranh. Hoa Kỳ biết rất rõ rằng chỉ bằng một cuộc ném bom dù ác liệt đến đâu Hoa Kỳ không thể nào bắt Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhượng bộ một vấn đề cốt lõi mà vì nó họ đã chiến đấu gần 20 năm. Nó chỉ làm dư luận Mỹ và thế giới bất bình với chính phủ Hoa Kỳ. Đây chỉ là cách để thể hiện trách nhiệm nghĩa vụ đối với đồng minh (không chỉ đối với Việt Nam Cộng hòa mà còn cả các đồng minh khác nữa). Khi dự thảo hiệp định đã được ký tắt với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã phản đối kịch liệt và không chấp nhận, Hoa Kỳ quyết định dùng bước này để chứng tỏ họ đã cố gắng đến mức cuối cùng cho quyền lợi của đồng minh rồi.

Hoa Kỳ đã dùng một biện pháp rất cực đoan, tàn bạo mà các chuẩn mực chiến tranh thông thường không cho phép: dùng máy bay B52 rải thảm bom huỷ diệt vào một loạt các khu vực dân cư của các thành phố lớn để đánh vào ý chí của dân chúng và đã gây ra thương vong lớn cho dân cư. Ở Hà Nội, tại phố Khâm Thiên bom trải thảm đã phá sập cả dãy phố và sát hại nhiều dân thường. Tại bệnh viện Bạch Mai, nhiều tòa nhà quan trọng đã bị phá hủy, cùng với các bệnh nhânbác sĩ, y tá bên trong. Chiến dịch này đã phá hoại nặng nề nhiều cơ sở vật chất, kinh tế, giao thông, công nghiệp và quân sự của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng đã không làm thay đổi được lập trường của Hà Nội.

Về mặt quân sự, Hoa Kỳ đã đánh giá thấp lực lượng phòng không của đối phương. Không lực Hoa Kỳ quá tin tưởng vào các biện pháp kỹ thuật gây nhiễu điện tử để bịt mắt radar và tên lửa phòng không của đối phương. Để đáp lại, các lực lượng tên lửa phòng không của Bắc Việt Nam đã giải quyết vấn đề bằng những biện pháp chiến thuật sáng tạo và hợp lý, họ đã bắn các máy bay B-52 theo xác suất và đã thành công vượt xa mức trông đợi. Cũng trong chiến dịch này, lần đầu pháo đài bay B-52 bị hạ bởi một máy bay tiêm kích, do Phạm Tuân điều khiển. Sách báo Việt Nam gọi chiến dịch này là Điện Biên Phủ trên không, như một cách nêu bật thắng lợi của lực lượng phòng không Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong chiến dịch.

Dưới áp lực của dư luận thế giới và trong nước, thất bại trong việc buộc Hà Nội nhượng bộ, Tổng thống Nixon ra lệnh chấm dứt ném bom vào ngày 30 tháng 12 năm 1972 và hội đàm lại để ký kết hiệp định. Hiệp định Paris có phương án cuối cùng về cơ bản không khác mấy so với phương án đã được ký tắt. Chiến dịch Linebacker II là chiến dịch quân sự cuối cùng của quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Hiệp định Paris

Bài chi tiết: Hiệp định Paris 1973

Hiệp định Paris là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973. Theo các nội dung chính như sau:


  • Các quân đội nước ngoài phải rút khỏi Việt Nam. Quân đội Nhân dân Việt Nam, Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Quân Giải phóng miền Nam đóng nguyên tại chỗ và ngừng bắn tại chỗ.

  • Miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát. Các bên tạo điều kiện cho dân chúng sinh sống đi lại tự do giữa hai vùng.

  • Hiệp thương chính trị giữa các lực lượng chính trị, thành lập chính phủ hòa hợp dân tộc của miền Nam Việt Nam và tiến tới thống nhất hai miền.

  • Ngoài ra còn nhiều các điều khoản khác như lập uỷ ban kiểm soát và giám sát và phái đoàn quân sự liên hợp bốn bên, điều khoản Hoa Kỳ đóng góp tài chính tái thiết sau chiến tranh, điều khoản Hoa Kỳ gỡ mìn đã phong toả các hải cảng Bắc Việt Nam, điều khoản trao trả tù binh...

Mặt khác, Hiệp định Paris là hiệp định được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ soạn thảo để đảm bảo cho việc Hoa Kỳ ra khỏi chiến tranh. Đối với Hoa Kỳ, đây là cách họ ra khỏi cuộc chiến mệt mỏi này một cách chính đáng. Đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng thì hiệp định này là bước thứ nhất trong hai bước để đi đến thắng lợi cuối cùng. Đối với Việt Nam Cộng hòa thì hiệp định này là một tai ương lớn đối với chính thể của họ và đặt sự tồn tại của Việt Nam Cộng hòa trước một nguy hiểm trong một tương lai gần.

Để trấn an Việt Nam Cộng hòa, Tổng thống Nixon đã hứa riêng với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là trong trường hợp quân Giải phóng phát động chiến tranh tiêu diệt Việt Nam Cộng hòa, Hoa Kỳ sẽ phản ứng một cách thích hợp để bảo đảm an ninh cho Việt Nam Cộng hòa. Lời hứa này về sau không có giá trị thực tiễn vì sau đó Quốc hội Hoa Kỳ đã ra nghị quyết không cho phép đưa lực lượng vũ trang trở lại Đông Dương mà không được phép của Quốc hội và quy định khuôn khổ viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa. Với các áp đặt như vậy thì dù không có sự kiện Watergate, dù Tổng thống Nixon có tại vị thì cũng không thể giữ lời hứa một cách hữu hiệu được. Đối với người Mỹ, họ thực sự muốn đóng lại cuộc chiến, quên nó đi và mở sang một trang sử mới.





Hoa Kỳ rút quân theo Hiệp định Paris.


Nguồn: Sách Chính phủ Việt Nam 1945 – 1998 NXB Chính trị Quốc gia, tháng 7 năm 1999

Chính vì vậy trong hiệp định có những điều khoản có vẻ là nhượng bộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng chẳng có ai có thể kiểm chứng và cưỡng chế được; ví dụ điều khoản quy định quân Giải phóng được quyền thay quân và trang bị vũ khí theo nguyên tắc một-đổi-một. Số quân Giải phóng trên chiến trường lúc đó, số quân của họ trên đường mòn Hồ Chí Minh, số vũ khí họ mang vào và mang ra là những dữ liệu không thể kiểm chứng được. Còn vũ khí Mỹ vào Việt Nam qua các cảng và cầu hàng không thì dễ dàng được quản lý. Tương tự, điều khoản về uỷ ban kiểm soát và giám sát quốc tế cũng chỉ là hình thức vì quyền lực của uỷ ban này không có đủ để can thiệp gì vào các tiến trình sự việc. Các điều khoản về quy chế chính trị như thành lập chính phủ hòa hợp dân tộc tiến tới thống nhất cũng không có cơ chế thi hành mà chỉ là ý tưởng.

Nói chung hiệp định này chỉ được thi hành tốt ở những điều khoản rút quân Mỹ (cùng các đồng minh khác) và trao trả tù binh Mỹ mà thôi. Hoa Kỳ thực sự muốn rút và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng tạo điều kiện cho việc đó.

Sau khi quân đội Hoa Kỳ rút hết vào cuối tháng 3 năm 1973, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chuẩn bị cho việc đánh dứt điểm chính quyền Việt Nam Cộng hòa, còn Việt Nam Cộng hòa cố gắng xoay trở chống đỡ chẳng kể gì đến hiệp định. Vai trò của hiệp định Paris, trên thực tế, đến đây là đã hết.




tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương