CHÚa nhậT 3 MÙa vọng a lời Chúa: Is 35,1-6a. 10; Gc 5,7-10; Mt 11,2-11 MỤc lụC



tải về 0.54 Mb.
trang16/22
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích0.54 Mb.
#35905
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   22

30. Vui lây


Người đàn ông đã sáng chế ra lại "Cái Ôm Hôn Thánh Thiện" ở thời đại chúng ta là ông Leo Busaglia. Ông đã viết một bài trong cuốn báo "Women's Day" với tựa đề là "Cuộc Giáng Sinh theo Matthêu Mập." Buscaglia lúc đó mới tốt nghiệp đại học là một thầy giáo và được bổ nhiệm để tổ chức một hoạt cảnh Giáng Sinh. Các vai trong hoạt cảnh đã được các em trong lớp sắp đặt. Riêng vai Thánh Giuse thì do em "Matthêu Mập" phụ trách. Các học sinh đều cho rằng Matthêu Mập đóng vai Thánh Giuse là đúng nhất, tuy nhiên Buscaglia thì lưỡng lự bởi vì em là một học sinh cao nhất trong lớp và đồng thời cũng là một đứa trẻ hiếu động nhất. Sau những tuần tập dợt, ngày trình diễn đã đến. Sau khi bài thánh ca hát đến câu cuối, "Chúa Kitô, Đấng Cứu Tinh đã sinh ra... Chúa Kitô Đấng Cứu Tinh đã giáng trần," thì tấm màn sân khấu mở ra. Trên sân khấu, Đức Mẹ và Thánh Giuse đang nằm ngủ trên những bao bột, và xung quanh là các con vật đang kêu ra những tiếng của chúng. Cynthia đã quên vai của cô là con chiên, và cô đã rống "mu mu", tiếng của con bò. Còn Paul thì chỉ quay xuống nhìn khán giả và chạy vô trong. Sau đó, thiên thần thứ nhất xuất hiện. Trên tay của thiên thần là Chúa Hài Đồng. Một cách cẩn thận, thiên thần đặt em bé trên đống rơm ở phía chân của Đức Mẹ và đọc bài Phúc Âm Giáng Sinh của Chúa Giêsu theo Thánh Luca. Sau đó, Matthêu Mập, trong vai Thánh Giuse, thức dậy, ngáp, và giựt mình khi nhìn xuống phía chân của Đức Mẹ. "Cho đến ngày hôm nay", Tiến Sĩ Buscaglia viết, "tôi vẫn không thể tưởng nổi điều gì đã ám ảnh nó. Matthêu Mập đánh thức Đức Mẹ và hét lên, "Maria, Maria, thức dậy và nhìn xem em bé bà đã có trong đêm qua!"

Trong bài Phúc Âm hôm nay, Thánh Gioan Tẩy Giả đã khuyến khích đám đông đang vây quanh ông hãy mở mắt và tâm hồn mình ra mà nhìn vào Chúa Giêsu, Đấng đến sau ông, nhưng có trước ông, và ông không đáng cởi dây giày cho Ngài.

Chúa Giêsu là Người độc nhất trong lịch sử của loài người. Sự giáng trần của Ngài là một sự kiện độc nhất, mà Ngài đã hiện hữu từ muôn đời và bây giờ đến trong thế gian với thân phận con người. Ngài độc nhất trong lời giảng dạy và việc làm. Ngài độc nhất trong sự hiền lành và quyền năng. Ngài độc nhất trong cái chết và sự phục sinh. Ngài độc nhất vô tội. Điều mà Thánh Gioan Tẩy Giả tuyên bố cũng giống như lời thiên thần báo tin Giáng Sinh của Chúa Giêsu cho các mục đồng"...này tôi báo cho anh em một Tin Mừng trọng đại, cũng là Tin Mừng cho toàn dân: Hôm nay, Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa vít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa" (Lc 2:10-11).

Dân Chúa là đoàn dân của sự vui mừng, bởi vì trong và qua Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa ban chính Ngài cho chúng ta cho dù trong cảnh tối tăm nhất của cuộc đời chúng ta. Toàn bộ Tân Ước là những cuốn sách vui mừng từ đầu cho tới cuối. Sự vui mừng này được diễn tả một cách đặc biệt trong thư của Thánh Phaolô. Ngài đã phải trải qua bao nhiêu đánh đập, sỉ nhục, gian nan, tù tội. Hơn nữa, ngài còn phải đương đầu với biết bao nhiêu vấn đề trong xã hội cùng với biết bao nhiêu người khác: cả triệu người trong cảnh nô lệ; cả triệu người đói khổ, và hàng ngàn người chết oanh liệt chỉ vì họ là Kitô hữu. Và trong những lúc như thế, Thánh Phaolô đã không ngừng khuyến khích các cộng đoàn: "Anh em hãy vui mừng luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em!... Bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Kitô Giêsu" (Phil 4:4-7).

Thánh Tông Đồ Phaolô đã biết rằng cuộc sống vui mừng có động lực thu hút sự sống vào chính nó. Điều đó có nghĩa là sự chan chứa niềm vui thì tự đặt mình vào chỗ đón nhận thêm sự sống, niềm vui, và hy vọng. Ngược lại, người chối bỏ cuộc sống là người luôn than thở và thất vọng. Họ hướng về sự tiêu cực, tối tăm, bệnh tật, và sự chết. Chúng ta nhìn thấy rõ sự đó. Đó là một định luật của cuộc sống. Đó là một phần mà Chúa Giêsu đã có ý nói tới khi Ngài phán: "Ai đã có thì được cho thêm, và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy mất" (Mt 13:12). Đó là cách xoay tròn của cuộc sống. Khi mà tâm hồn của bạn tràn ngập niềm vui, thì bạn sẽ lãnh nhận nhiều hơn nữa; ngược lại, khi tâm hồn bạn không có chút niềm vui nào, thì bạn sẽ mất tất cả. Thánh Phaolô cũng biết rằng cuộc sống vui tươi thì có chiều hướng lan truyền cho người khác.

Bạn hãy nghĩ đến một người nào đó mà đã gây ảnh hưởng lớn lao trong cuộc sống của bạn. Người đó không phải là người sống tiêu cực hoặc thất vọng, nhưng là một người biết vui sống. Chúng ta nhìn thấy một điều gì đó ở trong họ mà chúng ta cũng muốn ôm ấp. Trong công cuộc truyền giáo của chúng ta, đó là cách thức mà chúng ta có thể kéo người khác đến với Chúa Kitô.

Các Kitô hữu thời sơ khai đã có thể lôi kéo thế giới tin theo Chúa Kitô là bởi vì họ đã biết lan tràn sự vui mừng của họ ra cho thế giới. Đánh mất niềm vui đó là dấu hiệu chúng ta đã đánh mất Thiên Chúa. Và thế giới không còn trông mong điều gì ở chúng ta.

Thiên Chúa ban cho dân Ngài sự vui mừng, và qua đó, Ngài ban sự vui mừng cho thế giới!


31. Đức Kitô, Ngài là ai?


Gioan ở trong tù đã nghe nói về những việc làm của Đức Kitô, và đã sai môn đệ đến hỏi Ngài: "Ngài có phải là 'Đấng sẽ phải đến' hay chúng tôi còn phải chờ đợi người khác?" - Chúng ta biết câu trả lời của Đức Kitô (Mat. 11:2-5). Và sau khi tán dương ông "Gioan người-làm-phép-rửa", Ngài thêm: "... Hơn nữa, người bé mọn nhất sinh vào Nước Thiên Chúa còn cao trọng hơn ông" (Mat. 11:11).

Câu hỏi của Gioan và câu trả lời của Đức Kitô làm chúng ta liên nghĩ đến rất nhiều đoạn khác trong Tin Mừng, rải rác trong các bài giảng hoặc dụ ngôn hoặc động tác của Đức Kitô đối với "người bé mọn nhất sinh vào Nước Thiên Chúa". Chúng ta chỉ cùng nhau suy niệm câu của chính Đức Kitô nêu lên hỏi các môn đệ Ngài, và hỏi mỗi một chúng ta, hôm nay, bây giờ: "... Còn anh em, anh em bảo tôi là ai?" (Mat. 16:15)

Thánh Phêrô hăng hái trả lời: "Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mat. 16:16), nhưng sau đó chối từ Thầy kính yêu, "Con Thiên Chúa hằng sống". Chẳng những một lần mà đến ba lần! Chẳng những chối "không hề biết", mà còn thề "...tôi thề là không biết người đó!" (Mat. 26:69-75; Mc.14:66-71; Lc. 22:54-60; Ga.18:25-27).

Thánh Phaolô, trái lại, hùng hổ lên đường tìm bắt những người tin theo Đức Kitô, "bất luận đàn ông hay đàn bà, đều trói giải về Giêrusalem". Trên đường tới gần Damas, bỗng nhiên có một luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy ông. Ông ngã xuống đất và nghe tiếng nói: "Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ tôi?". Ông hỏi lại: "Thưa Ngài, Ngài là ai?" Tiếng từ trời đáp: "Tôi là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ." (Cv. 9:1-5).

Thánh La San bị người nhà chê bai và khinh thị vì bán hết gia tài phân phát cho người nghèo đói, bị giáo quyền đương thời "treo chén" vì cùng một số thầy giáo quê mùa dấn thân trọn vẹn dạy dỗ và giáo dục "con em gia đình nghèo hèn giới thợ thuyền không ai chăm lo", để rồi cuối cùng trước khi tắt thở đã thốt lên: "Tôi thờ lạy thánh ý Chúa qua mọi biến cố xảy ra trong đời tôi".

Phần chúng ta, hôm nay, bây giờ, chúng ta trả lời làm sao cho Gioan Tẩy giả? Chúng ta trả lời làm sao cho câu hỏi của chính Đức Kitô?

Phải chăng


  • mỗi lần chúng ta "thật tình yêu thương hướng dẫn một em bé lớn lên trong lối sống đạo dức, lành mạnh" (thánh La San);

  • mỗi lần chúng ta đưa tay giúp đỡ một người già yếu;

  • mỗi lần chúng ta mĩm cười thông cảm, ủi an một người đang buồn sầu;

  • mỗi lần chúng ta thật tình chung vui chia sẻ với một người gặp điều may mắn và cùng họ cất tiếng tạ ơn Thiên Chúa;

  • mỗi lần chúng ta tự dè xẻn chi tiêu hằng ngày để chia sẻ và thông phần giúp đỡ một người đang gặp tai ương;

  • mỗi lần v.v.... là câu trả lời thích đáng nhất cho câu hỏi của chính Đức Kitô: "Còn anh em, anh em bảo tôi là ai?"?



tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương