CHÚa nhậT 3 MÙa vọng a lời Chúa: Is 35,1-6a. 10; Gc 5,7-10; Mt 11,2-11 MỤc lụC



tải về 0.54 Mb.
trang15/22
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích0.54 Mb.
#35905
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   22

28. Đấng phải đến


Tác giả sách “Gương Chúa Giêsu” viết như sau: “Bao lâu chúng ta sống trong thế giới này, chúng ta không thể tránh được đau khổ và cám dỗ”. “Tại sao lại đi tìm kiếm sự nghỉ ngơi trong khi chúng ta đã được sinh vào nỗi khốn khổ”. Tác giả biết không ai có thể tránh được đau khổ vì con người đã bị mất ơn sủng. Đau khổ nhắc nhở chúng ta rằng thế giới này không phải là nơi ở vĩnh viễn của con người. Trong đau khổ chúng ta học cách tin tưởng vào những lời hứa của Thiên Chúa, những lời hứa cho tương lai, không phải ở hiện tại. Những lời hứa chỉ được hoàn thành trong Chúa Giêsu Kitô.

“Chúa Giêsu, dù là Con, nhưng đã nhờ sự chịu đau khổ mà học được đức vâng lời”, phương chi chúng ta, những tạo vật và những tội nhân, đã được nhận làm những nghĩa tử ở trong Ngài”. Trong đau khổ, thử thách và gian nan, Chúa Giêsu Kitô chính là niềm hy vọng, là những dấu hiệu chứng tỏ sự hiện diện của Thiên Chúa mà Gioan tẩy giả đã mong đợi. Chính Ngài sẽ giúp chúng ta định hướng cho cuộc đời: “Người mù được thấy, người què đi được, người phong hủi được khỏi, người điếc được nghe, người chết sống lại, và Tin Mừng được loan báo cho kẻ nghèo khó; và phúc cho ai không vấp ngã vì Ta”.

Chúa nhật thứ 3 Mùa vọng, màu của phụng vụ là màu hồng. Mầu hồng biểu tượng cho niềm vui và hy vọng. Giáo Hội gọi Chúa nhật này là “Chúa nhật gaudete”, Chúa nhật Vui mừng”. Vui mừng vì Đấng Cứu Thế đã đến gần. Tôi biết sẽ có người nói rằng: “Tôi chẳng cảm thấy vui chút nào!” “Đúng, ngay cả Gioan Tẩy giả ở trong tù cũng không cảm thấy vui!” Niềm vui tôn giáo, nhất là sự vui mừng của Tin Mừng không phải là một cảm giác, hay một cảm xúc, nhưng là một niềm xác tín của đức tin, đức cậy và đức mến nơi Chúa Giêsu Kitô. Sách Giáo lý Công giáo dạy: “Đức tin cho ta nếm trước niềm vui và ánh sáng của sự hưởng kiến diễm phúc trên trời…”

Vị thầy vĩ đại đã cảm nghiệm được niềm vui đích thật chính là thánh Phanxicô thành Assisi. Khi còn là một thanh niên trẻ, ngài đến viếng thăm Rôma, quì gối cầu nguyện trước mộ thánh Phêrô, và trong sự biết ơn đối với thánh cả, Phanxicô đã quăng vài đồng tiền kẽm vào, qua những chắn song sắt. Nhưng khi vừa bước ra ngoài đường ngài liền gặp một người ăn xin. Trong giây phút xúc cảm, Phanxicô đã yêu cầu người ăn xin đổi chiếc áo choàng của anh cho ngài. Phanxicô đang làm việc cho cha là một thương gia giàu có, chiếc áo choàng của ngài rất đắt tiền và quí phái. Người ăn xin rất sung sướng, và còn sướng hơn nữa vì có những đồng tiền cắc sót lại trong túi áo. Rồi sau đó, Phanxicô đã ngồi ở góc đường, làm công việc rất nhục nhã: xin ăn những người qua lại bên đường. Nhưng ngày hôm đó ngài đã cảm nghiệm được một niềm vui không tả xiết. Nguồn vui ấy đã hình thành nền tảng cho một trong những dòng tu lớn nhất của lịch sử Kitô giáo.

Chỉ nhờ vào niềm tin cậy mến nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế, Thiên Chúa sẽ ngự đến trong tâm hồn chúng ta trong suốt mùa vọng và Giáng sinh để ban cho ta khả năng chịu đựng những đau khổ, gian truân, thử thách và cảm nghiệm được niềm vui cũng giống như thánh Phaolô và thánh Gioan tẩy giả khi xưa ngồi trong tù.

29. Sứ giả của Thiên Chúa


Khi Chúa Giêsu sinh ra tại Bêlem, thì đế quốc La mã đang ở vào thời đại hoàng kim, thời đại rực rỡ nhất với uy quyền bành trướng khắp nơi. Vi hoàng đế không phải chỉ cai trị một cách tuyệt đối tại kinh thành La mã, mà còn ở tất cả những quốc gia, những dân tộc nằm trong lãnh địa của mình. Nếu vị hoàng đế quyết định ghé thăm thủ đô của một thuộc địa xa xôi nào đó, ông ta sẽ sai sứ giả đi trước, có nhiệm vụ báo tin cho dân chúng biết cuộc viếng thăm và đốc thúc họ chuẩn bị cuộc đón rước sao cho linh đình và trọng thể. Trong khi chờ đợi, chính vị sứ giả cũng sẽ được tiếp nhận với tất cả vinh dự của mình.

Đúng thế, vào lúc vị vua tối cao của trời và đất sắp đến thăm hành tinh nhỏ bé này để ở giữa chúng ta, Ngài cũng đã chọn lựa cho mình một vị tiên tri, một vị sứ giả, như lời tiên tri Malachia đã loan báo: Này đây, ta sai sứ giả của ta đi trước con để dọn đường cho con. Lời nói này ám chỉ về Gioan tẩy giả. Bởi vì ở bờ sông Giócđan, Gioan tẩy giả đã rao giảng và trao ban phép rửa thống hối cho người Do thái để họ chuẩn bị đón mừng đấng cứu thế: Có tiếng kêu trong sa mạc, hãy dọn đường cho Chúa, quanh co uốn cho ngay, gồ ghề san cho phẳng, hố sâu lấp cho đầy và nơi cao phải bạt xuống.

Gioan tẩy giả không bảo họ treo cờ, giăng biểu ngữ hay làm cổng chào, nhưng bảo họ hãy sống tinh thần sám hối, xa lánh tội lỗi, vì tội lỗi chính là những chướng ngại vật ngăn chặn không cho Chúa đến với chúng ta. Nếu không hoán cải, nếu không quay trở về với Chúa, thì này đây, cái dìu đã được đặt dưới gốc cây và cây nào không sinh trái tốt sẽ bị chặt và quăng vào lửa.

Gioan tẩy giả cũng tụ tập chung quanh mình một số môn đệ. Nhưng rồi một ngày kia, khi Chúa Giêsu xuất hiện và đi ngang qua. Gioan tẩy giả đã vội vã giới thiệu Chúa Giêsu cho họ: Đây chiên Thiên Chúa, đây đấng xóa tội trần gian. Và lập tức các môn đệ ấy đã rời bỏ Gioan tẩy giả để theo Chúa Giêsu. Đó chính là điều Gioan đã mong ước. Chúng ta có thể nói được rằng: Khát vọng duy nhất của Gioan tẩy giả là dẫn đưa các linh hồn về với Chúa Giêsu.

Phải chăng ông đã chẳng công bố: Đức Kitô phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ đi. Một sự từ bỏ dứt khoát đáng cho chúng ta ca tụng và bắt chước, vì chúng ta không có quyền tìm kiếm cho mình những vinh dự đã được dành cho Chúa Giêsu. Hơn nữa, chính Chúa Giêsu còn nói rõ qua đoạn Phúc âm vừa nghe: Gioan đã hoàn tất sứ mạng của mình mà không lo lắng gì đến dư luận, Gioan đã mặc cho người nói ngược nói xuôi, còn mình vẫn vững như kiềng ba chân. Phải chăng người ta đã trách cứ ông chỉ là một cây sậy bé bỏng, một cái đạp nhẹ cũng sẽ làm cho nó bị dập nát? Hay chỉ là một ngọn cờ bị cuốn theo chiều gió. Không, Gioan có con đường của mình, Gioan có sứ mạng phải theo đuổi.

Sau khi đã tìm hiểu một vài nét chính yếu về Gioan tẩy giả, mỗi người kitô hữu chúng ta cũng phải trở nên một vị tiền hô, một vị sứ giả của Thiên Chúa. Mỗi người kitô hữu chúng ta cũng có bổn phận phải đem Chúa, phải giới thiệu Chúa cho những người chung quanh. Chúng ta phải làm chứng về Chúa bằng lời nói và nhất là bằng đời sống đạo đức và thánh thiện, bái ái và yêu thương của chúng ta. Tất cả những người đã lãnh nhận bí tích rửa tội đều được mời gọi để chuẩn bị con đường cho chúa đến trong tâm hồn mình và trong tâm hồn người khác, tùy theo cách thức và hoàn cảnh riêng của mỗi người.



Có một em bé mới lên bốn đã cảm hóa được người cha, để ông làm dấu và đọc kinh trước bữa ăn. Câu chuyện rất đơn sơ. Trưa hôm đó, em đang chơi đồ hàng ngoài sân, thì người chị kêu về ăn cơm. Ngồi vào bàn, em lén lút nhìn người cha, và khẽ nói: Ba à, Ma-sơ bảo phải đọc kinh trước khi ăn cơm.

Lúc đó người cha chỉ còn cách làm dấu và đọc Kinh Lạy Cha, một thói quen mà ông đã bỏ từ lâu.

Có một bác sĩ giải phẫu đã ăn năn trở lại chỉ vì một em bé đau yếu, em vừa mới được bảy tuổi và bị giải phẫu. Ông bác sĩ ấy đã kể lại như sau: Hôm đó, em được đưa vào phòng mổ và trước khi gây mê cho em, tôi đã nói với em: Chúng tôi sắp sửa chữa cho cháu được khỏi, nhưng trước hết cháu cần phải ngủ.

Nhưng em bé đã trả lời với tôi: Vậy hãy để cho cháu cầu nguyện một chút.

Nói đoạn em quỳ xuống bên cạnh bàn mổ, hai tay chắp lại, đôi mắt ngước lên cao, em khẽ đọc một kinh lạy cha. Lúc bấy giờ vị bác sĩ và những cô y tá đều cảm động đến nỗi rưng rưng như muốn khóc. Vị bác sĩ đã kể tiếp: Sau đó, tôi cảm thấy lương tâm cắn rứt, tôi đã đi xưng tội, và mỗi buổi tối, tôi không bao giờ đi ngủ mà không đọc kinh, mà không cầu nguyện.

Này ta sai sứ giả của ta đi trước con để dọn đường cho con. Những lời nói này làm cho chúng ta liên tưởng tới Gioan tiền hô, nhưng cũng được áp dụng cho mỗi người chúng ta. Phải, mỗi người chúng ta đều được mời gọi để trở nên một vị tiền hô, một vị sứ giả của Chúa.

Trong mùa vọng này chúng ta hãy suy nghĩ và sống cái sứ mạng đó, bởi vì chúng ta chỉ có một nỗi băn khoăn và bận tâm, đó là phải sống thế nào để Chúa đến trong tâm hồn anh em của chúng ta?



tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương