CHÚa nhậT 3 MÙa vọng a lời Chúa: Is 35,1-6a. 10; Gc 5,7-10; Mt 11,2-11 MỤc lụC



tải về 0.54 Mb.
trang13/22
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích0.54 Mb.
#35905
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   22

24. Gioan Tiền Hô


Một khuôn mặt không thể thiếu vắng trong mùa Vọng, đó là khuôn mặt của Gioan Tiền hô. Vậy Gioan Tiền hô là ai? Ông là con của Giacaria và Isave, mở mắt chào đời khoảng sáu tháng trước Chúa Giêsu, tại làng Ain Karim, gần Giêrusalem. Ông có họ hàng với Chúa Giêsu, bởi vì mẹ ông, bà Isave, là chị họ của Đức Maria. Khi đã khôn lớn, ông vào trong hoang địa sống một cuộc sống khắc khổ, mặc áo da lạc đà, ăn châu chấu với mật ong rừng. Sau đó, vâng lệnh Chúa, ông rảo khắp vùng sông Gióc đan, rao giảng sự ăn năn và trao ban phép rửa sám hối, dọn đường cho Đấng Cứu Thế. Lời giảng của ông thật đơn sơ: với người thu thuế, ông đòi hỏi sự công bằng, với binh lính, ông đòi hỏi sự ngay thẳng. Tùy theo từng lớp người, ông đưa ra những lời khuyên cụ thể. Ông loan báo cho mọi người được biết Đấng Cứu đã gần đến, Đấng ấy sẽ tẩy rửa trong Thánh Thần và trong Chân Lý, Đấng ấy sẽ rê sân lúa, nghĩa là sẽ làm một cuộc thẩm phán để thanh lọc. Và khi Chúa Giêsu xuất hiện, ông không ngần ngại giới thiệu Ngài với dân chúng: Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng gánh tội trần gian. Sau cùng, vì can đảm dám lên tiếng can ngăn Hêrôđê, ông đã bị tống ngục và bị chém đầu.

Nhìn vào cuộc đời của ông, chúng ta thấy nổi bật một mẫu gương khiêm nhường. Chính nhờ thái độ khiêm nhường này mà ông đã gặp được Chúa. Thực vậy, sứ điệp ông loan truyền bên bờ sông Giócđan là gì, nếu không phải là sứ điệp sám hối. Thế nhưng, muốn sám hối thì điều kiện đầu tiên cần phải có, đó là sự khiêm nhường. Thái độ khiêm nhường của Gioan Tiền hô còn được biểu lộ qua những lời ông nói với dân chúng. Khi được hỏi ông là ai, thì Gioan Tiền hô đã trả lời một cách khiêm tốn: Tôi chỉ là một tiếng kêu trong sa mạc: hãy dọn đường Chúa đến.

Khi nhận ra Đức Kitô, ông đã xác quyết: Tôi không xứng đáng cúi xuống cởi dây giày cho Ngài. Ngài cần phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ đi. Sau khi đã giới thiệu Chúa Giêsu với dân chúng, ông đã để cho các môn đệ thân tín của mình bước theo Ngài. Chính vì thế, ông xứng đáng được Chúa Giêsu khen ngợi: Trong số những người nam được sinh ra, không có ai cao trọng hơn Gioan.

Sự khiêm nhường cũng chính là điều chúng ta cần phải thực hiện trong mùa Vọng, bởi vì chỉ những người khiêm nhường mới gặp được Chúa mà thôi. Đúng thế, Kinh Thánh đã nhiều lần nói về sự thật này. Chúa hạ bệ những kẻ kiêu căng và nâng cao những người phận nhỏ. Ai nâng mình lên, thì sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống, thì sẽ được nâng lên. Chính trong chiều hướng ấy, thánh Grêgoriô đã xác quyết: Kiêu ngạo là dấu chỉ chắc chắn nhất của kẻ đã bị Chúa loại trừ.

Đúng thế, một Lucifer vì không muốn phục tùng Thiên Chúa nữa, nên đã bị đày đọa trong hỏa ngục. Một Adong Evà, vì muốn trở nên bằng Thiên Chúa, nên phải lãnh nhận bản án của đau khổ và chết chóc. Trong khi đó, một Maria khiêm nhường, chấp nhận thân phận tôi tá, nên đã được Thiên Chúa cất nhắc và đặt làm mẹ Đấng Cứu Thế. Kinh nghiệm cũng cho hay: một người khô khan mà kiêu căng tự mãn khó trở lại hơn một trăm người sa ngã về xác thịt., bởi vì người sa ngã do yếu đuối dễ nhận ra mình tội lỗi và trống vắng, nên cũng dễ khiêm nhường trở về cùng Chúa.

Hơn thế nữa, muốn bỏ một vật gì vào túi, thì tiên vàn chiếc túi phải rỗng, phải có chỗ. Nếu đã chặt rồi, thì làm sao nhét vào được nữa. Cũng vậy, linh hồn muốn được Chúa ngự trị, cần phải rỗng, nghĩa là cần phải nhận mình nghèo nàn và thiếu thốn. Trong khi đó, kẻ kiêu ngạo tâm hồn chất đầy cái tôi với những tự cao, tự đại, tự mãn thì còn chỗ đâu mà dành cho Chúa nữa.

Ngày kia, một du khách đang đứng chiêm ngắm tượng Chúa chịu nạn của Thorwaldsen. Và hình như ông ta chẳng khám phá ra được một vẻ đẹp nào cả trên bức tượng thời danh này. Bỗng ông ta nghe thấy như có tiếng thì thầm bên tai: Xin ông hãy quì xuống và nhìn ngắm khuôn mặt của Chúa. Ông ta đã quì xuống và khám phá ra vẻ đẹp tuyệt vời của bức tượng.

Chúng ta cũng vậy. Hãy quì xuống, có nghĩa là hãy sống khiêm nhường và rồi chúng ta sẽ gặp được Chúa.


25. Vui lên


Alpua Robil là một nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng nhất trong các thiên tài dương cầm trên thế giới hiện nay. Tuy tự xưng mình là người vô thần, nhưng đã nói về Chúa Giêsu như sau: “Đối với tôi, Đức Giêsu Kitô đã và luôn luôn là một nhân vật siêu việt cao vời và lí tưởng nhất chưa từng có trong lịch sử nhân loại”. Sự kiện Ngài là người Do thái khiến cho tôi kiêu hãnh lây, vì tôi cũng thuộc dòng giống Do thái. Cuộc sống của Ngài, các lời Ngài giảng dạy, sự hy sinh và lòng tin của Ngài đã trao ban cho thế giới món quà quí báu cao trọng nhất mà thế giới chưa bao giờ nhận được. Đó là món quà của “tình yêu thương”, tình yêu thương đối với tha nhân, tình yêu thương đối với người nghèo khó, tình thương xót, tình nhân loại và sau cùng là tất cả các tâm tình khiến cho con người trở thành cao thượng.

Phải! Nhận xét trên đây của nhạc sĩ Alqua Robil thật sâu sắc và chí lý. Đúng thế! Ở đâu có tình yêu thương, thì ở đó có hạnh phúc tươi vui và an bình đích thực. Bởi vì, tình yêu thương là phương thế duy nhất hữu hiệu giúp con người xây dựng một thế giới tốt lành hơn mà không gây đổ máu, chết chóc và tàn phá thương đau cho con người.

Là người có nếp sống chay tịnh khắc khổ, khi nghe ngài giảng, người ta tưởng đâu là thán Gioan cũng nghiêm ngặt đòi buộc mọi người sống khổ hạnh tiết chế như ngài. Nhưng không, thánh nhân không đòi buộc họ làm những việc lạ thường khó khăn, mà chỉ khuyên mọi người thay đổi kiểu cách sống và thái độ hành sử đối với người khác. Thánh nhân đề nghị với một thái độ sống quân bình, biết thực thi công lý và yêu thương, chia sẻ cụ thể với tha nhân chẳng hạn như: Ai thuộc lớp người giàu có, dư tiền dư của và phương tiện vật chất thì từ nay đừng sống ích kỷ, bo bo vơ vét tích trữ cho chính mình như trước nữa, mà hãy biết chia sẻ cơm áo, quảng đại trợ giúp cho họ có công ăn việc làm, tạo điều kiện sinh sống cho các anh chị em nghèo khó thiếu thốn hơn mình, cốt sao để họ có cuộc sống hạnh phúc sung sướng và đầy đủ, xứng đáng với phẩm giá con người.

Qua Bí tích Rửa tội, Ngài đã giải thoát họ khỏi xích xiềng nô lệ tội lỗi, trả lại cho họ sự tự do, ơn làm con cái Thiên Chúa. Tin vui cứu độ ấy không cho phép Kitô hữu buồn sầu thất vọng như những người không có niềm tin. Có Chúa trong lòng, có Chúa trong đời, có Chúa kề bên thì người Kitô hữu có được tất cả. Vì thế, họ phải sống tin yêu phó thác và an bình, tươi vui, không âu lo, không sợ hãi. Kết hợp với Chúa qua lời cầu nguyện, qua cuộc sống đối thoại thân tình với Ngài. Họ phó thác mọi sự cho Chúa, và noi gương Chúa Giêsu sống nhân hậu, sống tốt với mọi người, yêu thương thông cảm và quảng đại với mọi người. Nếu Giáo hội đánh mất đi sự tươi vui của mình, thì điều đó có nghĩa là Giáo hội đã đánh mất đi tất cả. Khi đó Giáo hội không làm chứng cho niềm hạnh phúc là hôn thê của Chúa Kitô nữa, và điều đó cũng có nghĩa là tình yêu đã chết hay đang hấp hối. Tuy nhiên, khi đó Giáo hội sẽ không còn khả năng yêu thương con người hay yêu thương với một tình yêu buồn sầu, mà tình yêu buồn sầu thì không phải là tình yêu.

Cũng thế, một tín hữu không còn khả năng sống tươi vui là dấu chỉ họ chưa gặp gỡ Thiên Chúa đích thực. Khi người Kitô hữu đánh mất đi niềm vui, thì họ phải tự vấn lương tâm mình xem nó có phải là ấu trĩ hay không? Và nếu quả thật có như vậy, thì đây là lúc chúng ta phải nghe lời thánh Phaolô kêu mời: “Anh chị em hãy tìm lại Chúa Kitô, nghĩa là hãy nhìn lại niềm vui của Chúa Kitô”. Đó chẳng phải là món quà và ơn thánh quí báu nhất trong Mùa Vọng hay sao?



tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương