CHỢ tiêu chuẩn thiết kế


Hình 3 - Chi tiết thiết kế quầy, sạp hàng



tải về 392.05 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích392.05 Kb.
#2153
1   2   3   4

Hình 3 - Chi tiết thiết kế quầy, sạp hàng


      1. Với ngành hàng tươi sống, do đặc tính của hàng không thể lưu chứa lâu ngày (hoặc chỉ trong ngày) đồng thời để cải thiện sự thông thoáng, dễ dàng vệ sinh cọ rửa, bày, bán hàng nên dùng hình thức ngăn chia thoáng là chủ yếu. Ranh giới giữa các chủ hàng thường bằng quầy, bàn, tủ kệ, giá và có thể là vách ngăn lửng.

CHÚ THÍCH: Đối với các chợ có điều kiện, dùng các vách ngăn lửng làm bằng kính, tạo được hiệu quả thông thoáng và sang trọng.

      1. Tại khu vực bố trí ngành hàng tươi sống cần có khu giết mổ gia cầm tập trung hoặc sơ chế thực phẩm tươi sống. Phải có hệ thống thu gom rác thải và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.

    1. Không gian giao thông mua hàng của khách

      1. Không gian giao thông mua hàng của khách là không gian đi lại, đứng xem, chọn hàng, thử hàng, mua hàng của khách. Tuỳ theo mặt bằng cụ thể để tổ chức hệ thống giao thông cho khách thuận tiện đi lại, tiếp cận với các lô quầy.

      2. Các tuyến giao thông trong chợ được phân thành hai loại, giao thông chính (lối đi chính) có chiều rộng không nhỏ hơn 3,6 m, và giao thông phụ (lối đi phụ) có chiều rộng không nhỏ hơn 2,4 m. Khoảng cách giữa hai lối đi chính không lớn hơn 20 m theo cả hai phương dọc và ngang (xem Hình 4 và Hình 5).



Hình 4 - Mặt bằng bố trí giao thông trong chợ

Đơn vị tính là milimét






Hình 5 - Chiều rộng các tuyến giao thông trong chợ


      1. Trong trường hợp hộ kinh doanh có nhu cầu sử dụng ghép nhiều điểm kinh doanh để hình thành cụm bán hàng, có bố trí lô quầy cho khách vào bên trong thì chiều rộng lối đi trong cụm bán hàng phải đáp ứng các quy định trong Bảng 5.

Bảng 5- Chiều rộng lối đi giữa các dãy quầy

Kích thước tính bằng mét



Vị trí lối đi

Chiều rộng lối đi

1. Lối đi giữa 2 dãy quầy nhỏ hơn 5 m

1,2

2. Lối đi giữa 2 dãy quầy lớn hơn hoặc bằng 5 m

1,8

3. Lối đi giữa 2 dãy quầy lớn hơn 10 m

2,4




      1. Tỷ lệ diện tích giao thông không nên nhỏ hơn 50 % diện tích kinh doanh (không kể diện tích giao thông bên trong cụm bán hàng như quy định tại 7.3.3).

      2. Các lối đi chính ở tầng 1 cần liên hệ trực tiếp với các cửa ra vào nhà chợ chính. Từ tầng 2 trở lên, các lối đi chính phải liên hệ trực tiếp được với thang bộ và thang thoát hiểm của công trình.

      3. Quy định về lối thoát hiểm và thang thoát hiểm phải tuân thủ theo các quy định trong TCVN 2622 và TCVN 6161, đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách từ vị trí xa nhất đến cửa thoát hiểm hoặc cầu thang thoát theo quy định trong Bảng 6.

Bảng 6- Khoảng cách xa nhất đến cửa (hay thang) thoát hiểm gần nhất

Kích thước tính bằng mét



Chợ

Cấp công trình

Khoảng cách cho phép xa nhất giữa hai cửa thoát

Chiều dài lối thoát cụt


Hạng 1

I - II


40

25

30

15

Hạng 2

II -III

30

15

25

12

Hạng 3

III - IV

25

12

20

10




      1. Nên hạn chế tối đa thay đổi cốt cao độ trên một sàn. Trường hợp phải liên hệ giữa các cốt cao độ hoặc tầng nhà khác nhau cần thiết kế đường dốc để vận chuyển hàng hoá.

CHÚ THÍCH: Trường hợp chợ cao trên 4 tầng cần tính đến yêu cầu vận chuyển bằng thang máy, thang cuốn, thang tự hành hay tời hàng.

      1. Thiết kế giao thông trong chợ phải chú ý đến điều kiện đi lại cho người khuyết tật có thể tiếp cận được mọi quầy hàng và dịch vụ ở các tầng. Giải pháp thiết kế phải tuân theo TCXDVN 264: 2002.

      2. Lối ra, vào và cầu thang nội bộ cho cán bộ, nhân viên được thiết kế riêng và khi cần có thể sử dụng làm lối thoát nạn cho khách hàng ở khu vực diện tích kinh doanh.

      3. Hệ thống giao thông và thoát hiểm phải có biển báo chỉ dẫn và được chiếu sáng với độ rọi trên bề mặt biển báo không dưới 1 lux.

    1. Không gian làm việc của Ban quản lý chợ

      1. Không gian làm việc của Ban quản lý chợ bao gồm các phòng làm việc theo tính chất hành chính. Tuỳ theo quy mô và tính chất của chợ, bộ phận này có thể được bố trí trong nhà chợ chính hoặc bên ngoài, có thể hợp khối với các hạng mục khác trong khu chợ.

CHÚ THÍCH: Đối với chợ thôn và chợ xã tuỳ theo từng điều kiện cụ thể có thể bố trí kết hợp với các bộ phận khác.

      1. Tiêu chuẩn diện tích cho bộ phận Ban quản lý chợ đối với các phòng làm việc được xác định theo tiêu chuẩn nhà làm việc. Quy mô diện tích của Ban quản lý chợ căn cứ vào số người làm việc. Diện tích sàn của Ban quản lý chợ được xác định bằng khoảng 3 % tổng diện tích sàn chợ (không bao gồm trường hợp chợ có thiết kế diện tích văn phòng cho thuê).

CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích làm việc của cán bộ, nhân viên được lấy theo các quy định có liên quan.

      1. Đối với các chợ có quy mô lớn, có thể bố trí một phòng họp. Số chỗ của phòng họp được xác định trong khoảng từ 5 % đến 10 % số hộ kinh doanh tại chợ, hoặc diện tích phòng họp được xác định theo chỉ tiêu diện tích không nhỏ hơn 0,1 m2/điểm kinh doanh.

    1. Không gian kinh doanh dịch vụ

      1. Quy mô và tính chất của loại hình kinh doanh dịch vụ thường không xác định mà tuỳ thuộc vào điều kiện của từng chợ. Chợ có quy mô lớn thì chức năng này càng nhiều và đa dạng.

      2. Cửa hàng ăn uống – giải khát được bố trí ở một khu vực riêng đối với chợ có quy mô nhỏ. Đối với chợ có quy mô lớn, có thể bố trí ở nhiều khu vực. Khi thiết kế cần tránh những ảnh hưởng về hơi, khói, mùi tới các ngành hàng kinh doanh khác.

      3. Phòng trông giữ trẻ được bố trí ở gần cửa ra vào của nhà chợ. Căn cứ vào loại chợ và quy mô chợ để xác định diện tích cho thích hợp. Nơi trông giữ trẻ cần bảo đảm sạch sẽ, thoáng mát, có bố trí đồ chơi cho các cháu.

      4. Phòng trông giữ đồ được bố trí ở gần cửa ra vào của nhà chợ. Căn cứ vào loại chợ và quy mô chợ để xác định diện tích cho thích hợp.

      5. Cửa hàng sửa chữa dụng cụ gia đình được bố trí ở một khu vực riêng. Quy mô và số lượng loại hình dịch vụ này được xác định theo nhu cầu thực tế. Nên bố trí ở các điểm kinh doanh phía ngoài để dễ tiếp cận.

      6. Khu vui chơi giải trí: không gian của các chức năng này thường được xác định ở những vị trí chuyển tiếp chức năng, ở khu vực sảnh, khu trung tâm hay các khoảng giãn cách cần thiết. Các loại hình dịch vụ này tuỳ thuộc vào nhu cầu thực tế của từng loại chợ để xác định quy mô diện tích và vị trí trong nhà hay ngoài trời cho phù hợp.

      7. Tuỳ theo nhu cầu và mức độ tiện nghi của từng dự án xây dựng chợ có thể bổ sung thêm một số dịch vụ khác như bộ phận cung cấp thông tin thương mại, tín dụng – ngân hàng, dịch vụ bưu chính viễn thông và các loại dịch vụ khác.

    2. Không gian chức năng phụ trợ

      1. Khu vệ sinh được bố trí ở những nơi dễ quan sát, tiện cho khách sử dụng. Bố trí vệ sinh nam, nữ riêng và đảm bảo người khuyết tật có thể tiếp cận sử dụng, đồng thời tránh ảnh hưởng tới các hộ kinh doanh lân cận. Phải ưu tiên chiếu sáng và thông gió tự nhiên cho các khu vệ sinh trong chợ.

CHÚ THÍCH : Tiêu chuẩn sử dụng thiết bị vệ sinh được quy định trong Bảng 7. Số lượng người để tính toán quy mô khu vệ sinh bao gồm số chủ hàng và khách hàng có mặt ở chợ tại một thời điểm. Số chủ hàng được lấy trung bình 1 người /hộ kinh doanh, số khách hàng áp dụng như cách tính ở 6.7.4 của tiêu chuẩn này.

      1. Kho hàng có 2 loại cơ bản: kho chứa hàng thông thường và kho lạnh để phục vụ cho các chủ hàng kinh doanh tại chợ thuê diện tích, theo nhu cầu gửi hàng dài hoặc ngắn hạn. Khi thiết kế cần điều tra khảo sát thực tế, tuỳ thuộc vào tính chất đặc thù của từng chợ để xác định quy mô nhu cầu cho thích hợp. Kho được bố trí thành một nhà riêng hoặc ở tầng hầm, phải chú ý tới điều kiện giao thông vận chuyển hàng hoá, thông thoáng và phòng chống cháy.

      2. Khu để xe (bãi để xe) được bố trí ở ngoài trời hoặc có nhà riêng. Khu để xe có thể bố trí trong tầng hầm của nhà chợ chính. Khi thiết kế để xe trong tầng hầm nên có hai cửa đường dốc và đặt cách xa nhau, không nên nhỏ hơn 25 m để bảo đảm an toàn và tránh gây ùn tắc. Xác định quy mô diện tích khu để xe xem 6.7.4 của tiêu chuẩn này.

      3. Nhà thường trực, bảo vệ được bố trí ở khu cổng ra vào, vị trí dễ quan sát các hoạt động trong chợ và đảm bảo tiếp ứng nhanh với mọi tình huống xảy ra.

      4. Không gian tín ngưỡng nên bố trí ở ngoài nhà chợ chính, ở một vị trí thích hợp trong khuôn viên của chợ. Nếu phải bố trí trong nhà chợ chính, chỉ nên bố trí ở tầng 1 và có cửa ra vào độc lập quay ra phía ngoài. Tường ngăn và trần phải bảo đảm chống cháy không ảnh hưởng đến không gian bên trong nhà chợ.

      5. Nơi thu gom rác, xử lý rác được bố trí ở ngoài nhà chợ chính. Trường hợp phải hợp khối trong nhà chợ chính cần được bố trí hợp lý, bảo đảm vệ sinh, không ảnh hưởng đến các diện tích kinh doanh xung quanh, thuận tiện cho giao thông vận chuyển rác hàng ngày. Diện tích nơi chứa rác phải tính đến việc áp dụng công nghệ xử lý rác sơ bộ trước khi vận chuyển đi.



    1. Không gian chức năng kỹ thuật công trình

      1. Không gian chức năng kỹ thuật công trình bao gồm: phòng chứa các thiết bị và phòng quản lý điều hành hệ thống kỹ thuật. Diện tích các phòng chứa thiết bị được xác định cụ thể tuỳ theo công suất tính toán và công nghệ của từng loại thiết bị.

      2. Các phòng kỹ thuật thông tin, điện tử, thông gió, điều hoà không khí, phòng cháy chữa cháy cần có cửa ra vào độc lập, bố trí ở các vị trí thuận lợi để dễ dàng vận hành hệ thống hàng ngày cũng như khi có sự cố của chợ.

      3. Vị trí không gian chức năng kỹ thuật tuỳ theo từng loại thiết bị có thể bố trí ở một nhà riêng hoặc trong nhà chợ chính, trên nguyên tắc phải đảm bảo an toàn và ít ảnh hưởng đến diện tích kinh doanh.

    2. Tiêu chuẩn diện tích các bộ phận chức năng trong nhà chợ chính

Tiêu chuẩn diện tích các bộ phận chức năng trong nhà chợ chính được quy định trong Bảng 7.

Bảng 7. Tiêu chuẩn diện tích các bộ phận chức năng trong nhà chợ chính

Loại không gian

Tiêu chuẩn cho phép

Ghi chú

1. Các điểm kinh doanh của chủ hàng, m2/ĐKD

3

Theo quy mô chợ (số ĐKD)

2. Diện tích giao thông mua hàng của khách (tính theo diện tích kinh doanh trong nhà), không nhỏ hơn, %

50

3. Bộ phận làm việc hành chính




Số lượng xác định theo quy mô chợ

- Phòng làm việc của trưởng - phó BQL, m2/phòng

12 – 18

- Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, m2/phòng

10 – 12

- Phòng tiếp khách, m2/phòng

12 – 18

- Phòng họp, không lớn hơn, m2/ĐKD

0,1

1 phòng

- Phòng thông tin điều hành, m2/phòng

10 – 12

1 phòng

- Phòng quản lý kỹ thuật công trình, m2/phòng

10 -12

1 phòng


Bảng 7 (Tiếp theo)

Loại không gian

Tiêu chuẩn cho phép

Ghi chú

- Phòng họp, không lớn hơn, m2/ĐKD

0,1

1 phòng

- Phòng thông tin điều hành, m2/phòng

10 – 12

1 phòng

- Phòng quản lý kỹ thuật công trình, m2/phòng

10 -12

1 phòng

- Phòng y tế, m2/phòng

10 – 12

1 phòng

- Phòng công an, thuế vụ, m2/phòng

12 – 18

Thích hợp với các chợ có quy mô lớn


- Phòng kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, m2/phòng

12 – 18

- Phòng quản lý chất lượng hàng hoá, m2/phòng

10 -12

4. Bộ phận kinh doanh dịch vụ, m2







- Cửa hàng ăn uống, giải khát

Không quy định

Tuỳ theo điều kiện thực tế

- Khu vui chơi giải trí

- Khu dịch vụ tắm rửa, giặt là công cộng

- Phòng trông giữ trẻ, không nhỏ hơn, m2

12

- Phòng trông giữ đồ, không nhỏ hơn, m2

12

- Cửa hàng sửa chữa dụng cụ gia đình, không nhỏ hơn, m2

6

- Thông tin thương mại, m2

Không quy định

- Quảng cáo, m2

- Ngân hàng - Tín dụng, m2

- Bưu chính viễn thông, m2

Bảng 7 (Kết thúc)

Loại không gian

Tiêu chuẩn cho phép

Ghi chú

5. Bộ phận chức năng phụ trợ







- Khu vệ sinh

1xí, 1 chậu rửa/500 người

Nên tính tỉ lệ nữ nhiều hơn nam

1 tiểu/100 người

- Kho chứa hàng, không lớn hơn, m2/ĐKD

0,3

Tuỳ theo tính chất chợ

- Nhà trực bảo vệ, m2/phòng

6 – 9

Số lượng tuỳ thuộc vào quy mô chợ

- Không gian tín ngưỡng, không nhỏ hơn, m2

6

Tuỳ thực tế địa phương

6. Bộ phận chức năng kỹ thuật công trình, m2

Không quy định

Tuỳ theo công suất tính toán và giải pháp công nghệ

- Trạm biến áp và trạm máy phát điện dự phòng

- Trạm bơm nước

- Phòng kỹ thuật điện, nước

- Phòng kỹ thuật thông gió, điều hoà không khí

- Phòng kỹ thuật thông tin, điện tử, PCCC.

CHÚ THÍCH: Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương để lựa chọn các hạng mục công trình cho phù hợp.




    1. Yêu cầu về giải pháp thiết kế kết cấu và kiến trúc nhà chợ chính

      1. Giải pháp thiết kế kết cấu cho nhà chợ chính phải được tính toán với các tải trọng và tổ hợp tải trọng bất lợi nhất tphù hợp với các quy định hiện hành.

      2. Tải trọng phân bố đều trên mặt sàn nhà chợ chính được tính toán với tải trọng tiêu chuẩn toàn phần là 500 Pa.

      3. Căn cứ vào số tầng nhà chợ chính để xác định hệ kết cấu chịu lực tương ứng (hệ khung, sườn chịu lực: tường, cột, dầm, sàn, kết cấu sườn mái). Hệ kết cấu công trình nhà chợ chính được phân thành hai loại:

  • Nhà chợ chính 1 tầng;

  • Nhà chợ chính lớn hơn (hoặc bằng) 2 tầng.

Kết cấu và sử dụng vật liệu áp dụng theo Bảng 8.

Bảng 8- Phân loại hệ kết cấu chịu lực nhà chợ chính


Hệ kết cấu chịu lực

1 tầng

Lớn hơn (hoặc bằng) 2 tầng

1. Tường, cột chịu lực

Gạch, bê tông cốt thép, thép

Bê tông cốt thép

2. Dầm

Bê tông cốt thép, thép

Bê tông cốt thép, thép

3. Dầm đỡ sàn




Bê tông cốt thép

4. Sàn




Bê tông cốt thép

5. Kết cấu sườn mái

Bê tông cốt thép, thép

Bê tông cốt thép, thép

CHÚ THÍCH: Đối với chợ từ 2 tầng trở lên, nếu dùng giải pháp kết cấu cột, dầm đỡ sàn bằng thép, phải được cơ quan phê duyệt xem xét trường hợp cụ thể.




      1. Kết cấu khung bê tông cốt thép cần tính đến tác động của động đất và gió bão như quy định trong TCVN 9386 – 1: 2012. Đối với tường xây có cửa lớn cần có khung bao quanh bằng bê tông cốt thép. Các cầu thang bộ chính nên đổ bê tông cốt thép liền cả bậc thang.

      2. Hệ lưới cột cần chú ý tới khả năng thích ứng trong tương lai khi có nhu cầu nâng cấp chợ và chuyển đổi chức năng. Trường hợp chợ có tầng hầm dùng làm ga-ra để xe, không nên chọn lưới cột nhỏ hơn lưới 8 m x 8 m.

      3. Khi xác định chiều cao chợ cần chú ý tới các yếu tố như chỉ tiêu khối tích, độ thông thoáng, tiếng ồn và hệ thống chiếu sáng tự nhiên của chợ.

a) Nhà chợ chính 1 tầng :

  • Khẩu độ lớn hơn hoặc bằng 12 m: chiều cao lớn hơn hoặc bằng 6 m;

  • Khẩu độ nhỏ hơn 12 m: chiều cao lớn hơn hoặc bằng 4,5 m.

b) Nhà chợ chính từ 2 tầng trở lên:

  • Đối với các tầng diện tích kinh doanh (ngoại trừ tầng trên cùng có mái dốc): chiều cao từ sàn đến sàn lớn hơn hoặc bằng 4,5 m;

  • Đối với tầng trên cùng có mái dốc: chiều cao xác định theo các quy định tại mục a) điều này.

CHÚ THÍCH: Để tính toán chiều cao cho phép cần lấy cao độ vỉa hè được quy định là cao độ ± 0.000 tại vị trí xây dựng chợ

Khi thiết kế kiến trúc chợ có khẩu độ lớn hoặc nhiều nhịp có các cạnh mặt bằng lớn trên 60 m cần phải chú ý tới khả năng thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên cho chợ. Trong trường hợp này phải khai thác triệt để chiếu sáng cửa bên hoặc tạo giếng trời hay cửa mái ở khu vực giữa.



CHÚ THÍCH: Diện tích cửa thông gió không nên nhỏ hơn 20 % tổng diện tích cửa lấy sáng.

    1. Yêu cầu về thiết kế nội thất trong chợ

      1. Cần có những nghiên cứu đồng nhất về hình thức kiến trúc nội thất, kiểu dáng kích thước khống chế… cho từng ngành hàng. Tuyệt đối cấm nội thất các lô quầy do đầu tư tự phát của chủ hàng.

      2. Khi thiết kế nội thất các lô quầy trong chợ cần nghiên cứu các yếu tố sau:

  • Đặc tính của loại hàng (khô hay ướt, nặng hay nhẹ, cồng kềnh hay gọn nhỏ, thô hay tinh, dễ bảo quản hay khó bảo quản);

  • Kiểu dáng trưng bày tiếp thị (bày thấp hay treo cao, phô bày bên ngoài hay trong tủ, trên giá hay mặt bàn hay các hình thức điển hình khác);

  • Mức độ thao tác của chủ hàng khi giới thiệu và chuyển giao hàng cho khách (trình diễn tính năng của hàng, cân, đong, đo, đếm, bao gói…).

  • Chu kỳ quy trình thời gian soạn bày hàng và dọn hàng qua ngày.

      1. Giải pháp nội thất phải bảo đảm đồng thời hai yếu tố thẩm mỹ và thông thoáng cho toàn chợ. Hình thức ngăn chia cố định và kiểu dáng các quầy hàng phải dễ dàng tạo được khả năng tự bảo vệ cửa hàng của hộ kinh doanh khi chợ không hoạt động.

CHÚ THÍCH: Không yêu cầu bắt buộc đối với ngành hàng tươi sống.

      1. Việc tạo dựng không gian nội thất trong chợ nên cơ động, linh hoạt, dễ dàng thay đổi khi cần thiết. Trong trường hợp phải xây cố định, cần tính đến khả năng phát triển thành chợ cao cấp (siêu thị) trong tương lai.

    1. Yêu cầu về cấu tạo kiến trúc và công tác hoàn thiện

      1. Chợ là công trình thường có diện tích mái lớn, nên công tác chống nóng, chống thấm và chống dột cho mái cần được chú ý như sau:

  • Đối với mái dốc, khi lợp bằng các vật liệu nhẹ cần phải có độ dốc hợp lý, đảm bảo cách nhiệt, chống nóng, chống ồn, chống thấm, chống ăn mòn, chống mưa hắt, gió bão và bịt kín các khe hở để tránh gió thổi nước ngược, đảm bảo an toàn tránh gây thương tích  cho người sử dụng do tốc mái gây ra khi xảy ra sự cố như mưa bão lớn. Yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu thiết kế và hướng dẫn lắp đặt được quy định trong TCVN 8052-1 : 2009 và TCVN 8053 : 2009.

  • Đối với mái bằng phải bảo đảm đạt các tiêu chuẩn: độ dốc thoát nước, diện tích và kích thước bố trí các khe co giãn nhiệt, vật liệu tạo dốc, chống nóng và chống thấm.

      1. Vật liệu lát sàn tại các khu vệ sinh và các khu buôn bán thực phẩm tươi sống phải là loại chịu nước, không thấm, không bị trơn trượt, dễ cọ rửa và có độ bền cao.

      2. Sàn khu vực buôn bán thực phẩm tươi sống phải có độ dốc thu nước cục bộ trong phạm vi các lô quầy, tránh nước chảy qua trên diện tích lối đi của khách hàng.

      3. Chợ có mật độ người đi lại lớn, sàn cần lát bằng loại vật liệu có độ cứng cao, ít bị mài mòn, không sinh ra bụi, không bị lún và bong rộp. Tuyệt đối cấm lát nền, sàn theo kiểu đồng thời vừa độn tạo cốt, vừa lát hoàn thiện.

      4. Cần phải có giải pháp che chắn nắng, mưa hắt và gió lạnh mùa đông. Tầng 1 của chợ khi có các quầy hàng hướng ra phía ngoài, cần có mái đua, mái đón rộng, đủ che cho cả diện tích khách đi lại, đứng mua hàng. Các chi tiết cấu tạo che chắn phải tính đến độ bền, an toàn, phải chịu được gió bất thường và phải dễ kiểm soát, duy tu, bảo dưỡng. Tránh sự che chắn tự phát của các chủ hàng làm mất mỹ quan của chợ.

CHÚ THÍCH: Phần nhô ra cho phép của mái đua, mái đón vượt quá chỉ giới đường đỏ hoặc chỉ giới xây dựng phải tuân theo quy định về quy hoạch xây dựng 2.

      1. Hình thức kiến trúc chợ nên thiết kế ít chi tiết để tránh bám bụi và dễ làm vệ sinh. Phải chú ý tới khả năng chống va đập, sứt vỡ, bong lở… Các chi tiết cấu tạo trên cao, phải tính đến độ bền, an toàn, phải chịu được gió bất thường và phải dễ kiểm soát, duy tu, bảo dưỡng. Các cửa chiếu sáng trên cao, cửa mái, tum sáng… phải làm bằng kính an toàn hoặc phải tính đến khả năng che chắn khi rơi, vỡ.

      2. Vật liệu cấu tạo cửa, các vách ngăn lô quầy, vật liệu làm trần trong nhà chợ chính phải sử dụng các vật liệu khó cháy phù hợp với giới hạn chịu lửa và cấp nguy hiểm cháy.

      3. Các tường ngăn cháy, dùng để phân chia nhà chợ chính thành các khoang ngăn cháy, phải được bố trí trên toàn bộ chiều cao nhà và phải bảo đảm không để cháy lan.




  1. Yêu cầu thiết kế hệ thống kỹ thuật

    1. Hệ thống cấp thoát nước.

      1. Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên ngoài và bên trong nhà chợ phải tuân theo các quy định TCVN 4513 và TCVN 4474 .

      2. Trong trường hợp nguồn cấp nước không đủ công suất để đảm bảo cho tất cả các nhu cầu sử dụng nước trong chợ thì cho phép sử dụng nước giếng khoan qua hệ thống lọc, sau khi đã được cơ quan vệ sinh và y tế kiểm tra chất lượng và cho phép.

      3. Đối với chợ có quy mô lớn, lượng nước thải nhiều có thể xây dựng bể lắng 2 vỏ có nắp đậy để làm sạch cục bộ trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của thành phố.

      4. Hệ thống rãnh thoát nước trong chợ phải có đầy đủ hố ga, lưới chắn rác, nắp đậy ngăn mùi và dễ dàng thông tắc.



    1. Hệ thống điện chiếu sáng và điện động lực

      1. Thiết kế hệ thống điện chiếu sáng trong chợ phải đảm bảo cung cấp cho các nhu cầu chiếu sáng như sau:

  • Chiếu sáng chung cho không gian mua bán và làm việc;

  • Chiếu sáng chung bên trong các điểm kinh doanh của chủ hàng;

  • Chiếu sáng trang trí tiếp thị hàng hoá;

  • Chiếu sáng để phân tán người;

  • Chiếu sáng trang trí kiến trúc ngoài nhà;

  • Chiếu sáng bảo vệ đêm;

  • Chiếu sáng sự cố, thoát hiểm.

      1. Chiếu sáng tự nhiên qua hệ thống cửa của chợ cần tránh các luồng ánh sáng trực tiếp vào khu vực các điểm kinh doanh của chủ hàng. Các giải pháp chiếu sáng tự nhiên phải tuân theo các quy định trong TCXD 29 : 1991.

      2. Cần có hệ thống đèn chiếu sáng riêng và đèn chỉ dẫn “Lối ra - EXIT” ở các khu vực kinh doanh để thoát người. Độ rọi tối thiểu trên đường thoát hiểm không được nhỏ hơn 1 lux. Hệ thống này được nối vào hệ thống điện chiếu sáng sự cố, đấu vào nguồn điện riêng cấp từ tủ điện tổng của chợ.

      3. Khi thiết kế lưới điện chiếu sáng các cửa hàng, kho và bộ phận quản lý chợ phải lấy phụ tải tính toán theo tính toán kỹ thuật chiếu sáng với hệ số yêu cầu bằng 1.

      4. Không bố trí ổ cắm, công tắc điện ở những nơi công cộng không có người quản lý. Những thiết bị điều khiển phòng sự cố để ở nơi công cộng, phải có biển báo và hướng dẫn cụ thể.

      5. Đối với hệ thống điện động lực, khi thiết kế cấp điện cho chợ phải đảm bảo các yêu cầu quy định với mỗi loại gian hàng và tuân theo QTĐ 14 TCN 18: 1984.

      6. Điện áp tính toán để cấp cho các thiết bị sử dụng điện trong chợ (trừ các động cơ điện) không được lớn hơn 220 V, với điện áp lưới 380/220 V. Điện cấp cho các động cơ điện như động cơ máy bơm, thang máy, thang tự hành, băng chuyền hay tời hàng trong chợ... phải lấy từ lưới điện 380/220 V trung tính, nối đất trực tiếp.

      7. Khi tính toán cấp điện sử dụng trong chợ phải dự phòng một công suất không dưới 10% tổng công suất của công trình để cấp điện cho chiếu sáng và các thiết bị sử dụng điện quảng cáo, chiếu sáng quầy hàng, trang trí mặt đứng công trình, hệ thống điều độ, các bảng chỉ dẫn và tín hiệu bằng ánh sáng, âm thanh... Các hộ kinh doanh khi có nhu cầu sử dụng thêm phụ tải điện phải có đăng ký và được sự chấp thuận của Ban quản lý chợ.

      8. Tổn thất điện áp ở cực của các bóng đèn và các thiết bị động lực đặt xa nhất so với điện áp định mức không được vượt quá các trị số được quy định trong Bảng 9.

      9. Trạm biến áp trong chợ có thể đặt trong nhà hoặc kề sát tường nhà nhưng phải được cách âm tốt và phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn mức ồn cho phép. Trạm phải có tường ngăn cháy cách ly với phòng kề sát và cửa thoát hiểm ra ngoài.

Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ

tải về 392.05 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương