Chủ nhiệm Bộ môn Phan Nguyên Hải ĐỀ CƯƠng chi tiết bài giảNG



tải về 4.09 Mb.
trang42/44
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2017
Kích4.09 Mb.
#34644
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   44

Bài giảng 8: Giao tiếp
Chương IIX Giao tiếp

Tiết thứ: 31 – 33 Tuần thứ: 11


- Mục đích, yêu cầu: Sinh viên nắm được các nội dung sau

  • Giao tiếp giữa tác tử

  • Các hoạt động diễn thuyết

  • Các ngôn ngữ giao tiếp

- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu

- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 3t; Tự học, tự nghiên cứu: 6t

- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công.

- Nội dung chính:

I. Giao tiếp giữa tác tử

Bài giảng này và các bài tiếp theo chứa các khía cạnh vĩ mô của công nghệ tác tử thông minh: các vấn đề này liên quan đến xã hội tác tử, hơn là cá nhân

+ giao tiếp: các hoạt động diễn thuyết; KQML & KIF; FIPA ACL

+ hợp tác: hợp tác là gì; song đề tù nhân; các cuộc đọ sức giữa hợp tác và không hợp tác; mạng khế ước.

II. Các hoạt động diễn thuyết

- Hầu hết các xử lý giao tiếp trong các hệ đa tác tử mượn từ lý thuyết hoạt động diễn thuyết

- Các lý thuyết về hoạt động diễn thuyết là các lý thuyết ngôn ngữ thực dụng, tức là các lý thuyết dùng ngôn ngữ: Các lý thuyết tính đến việc ngôn ngữ được con người sử dụng mỗi ngày như thế nào để đạt được mục tiêu và ý định của họ

2.1 Austin

- Nguồn gốc của các lý thuyết về hoạt động diễn thuyết thường được tìm thấy trong quyển sách của Austin năm 1962, How to Do Things with Words

- Austin đã nhận biết được rằng một số lời phát biểu khá giống các hoạt động thể chất xuất hiện để thay đổi trạng thái của thế giới.

- Ví dụ các mô hình:

+ tuyên bố chuyến tranh

+ làm lễ rửa tội

+ làm lễ cưới: ‘Ta tuyên bố các con từ đây là vợ chồng’

- Tổng quát hơn, mọi thứ chúng ta phát biểu là được phát biểu với ý định nhằm đạt được một mục tiêu hay ý định nào đó.

- Lý thuyết cách phát biểu được dùng như thế nào để đạt được các ý định là lý thuyết về hoạt động diễn thuyết.

2.2 Searle

- Searle (196(0 đã xác định có nhiều loại hoạt động diễn thuyết khác nhau:

+ miêu tả: như thông tin ‘trời sẽ mưa’

+ chỉ đạo: nhằm làm cho người nghe làm điều gì đó, ví dụ ‘vui lòng pha trà’

+ cam kết: người diễn thuyết cam kết làm điều gì đó, ví dụ ‘tôi hứa sẽ…’

+ biểu hiện: người nói biểu hiện trạng thái tinh thần, ví dụ ‘cảm ơn!’

+ tuyên bố: ví dụ tuyên bố chuyên tranh hay kết hôn.

2.3 Ngữ nghĩa dựa trên kế hoạch

- Một người định nghĩa ngữ nghĩa của các hoạt động diễn thuyết như thế nào? Khi nào một người có thể nói một người nào đó đã phát biểu, ví dụ yêu cầu hay thông tin.

- Cohen & Perrault (1979) đã xác định ngữ nghĩa của các hoạt động phát biểu sử dụng hệ hình thức nghiên cứu lập kế hoạch

- Chú ý một người diễn thuyết thông thường không thể bắt người nghe chấp nhận trạng thái tinh thần mong muốn nào đó

- Nói cách khác có sự tách biệt giữa hoạt động hoạt động thực hiện trong khi nói và hoạt động ảnh hưởng sau khi nói.

- Ngữ nghĩa cho yêu cầu là: request(s, h, f), trong đó

+ điều kiện cần (trước): s tin rằng h có thể làm f (bạn không yêu cầu ai đó làm gi trừ khi bạn nghĩ họ có thể làm); s tin rằng h tin rằng h có thể làm f (bạn không yêu cầu ai đó trừ khi họ tin họ có thể làm); s tin rằng s muốn f (bạn không yêu cầu ai đó trừ khi ban muốn nó);

+ điều kiện đủ (sau): h tin rằng s tin rằng s muốn f (ảnh hưởng có thể sẽ làm người nghe hiểu mong muốn của bạn)

III. Các ngôn ngữ giao tiếp

3.1 KQML và KIF

- Các ngôn ngũ giao tiếp giữa tác tử (agent communication languages – ACL) – các dạng chuẩn để trao đổi các thông điệp.

- Được biết đến nhât là KQML, được phát triển bởi sáng kiến chia sẻ tri thức của APPA. KQML bao gồm 2 phần

+ ngôn ngữ thao tác và truy vấn tri thức (KQML)

+ định dạng trao đổi thông tin (KIF)

- KQML là một ngôn ngữ “ở phía ngoài”, định nghĩa nhiều biểu hiện và động từ giao tiếp chấp nhận được.

+ Ví dụ các biểu hiện: ask-if (‘is it true that…’); perform (‘please perform the following action. . . ’); tell (‘it is true that. . . ’); reply (‘the answer is . . . ’)

- KIF là một ngôn ngữ để biểu diễn nội dung thông điệp

3.2 KIF


- Được dùng để phát biểu:

+ Các thuộc tính của các sự vật của bài toán (ví dụ, ‘Noam là chủ tịch’)

+ Các mối quan hệ giữa các sự vật (ví dụ ‘Amnon là ông chủ của Yael’)

+ Các thuộc tính chung của một bài toán (ví dụ ‘Tất cả sinh viên đăng ký ít nhất một khóa học’);

- Ví dụ:

+ “The temperature of m1 is 83 Celsius”:


(= (temperature m1) (scalar 83 Celsius))

+ “An object is a bachelor if the object is a man and is not married”:


(defrelation bachelor (?x) := (and (man ?x) (not (married ?x))))

+ “Any individual with the property of being a person also has the property of being a mammal”: (defrelation person (?x) :=> (mammal ?x))

- Để có thể giao tiếp, các tác tử hải đồng ý một tập những điều khoản chung

- Một đặc tả chính thức của tập các điều khoản được gọi là ontology (bản thể luận)

- Nỗ lực chia sẻ tri thức có liên quan tới nỗ lực lớn định nghĩa các ontology – các công cụ phần mềm như ontolingua phục vụ mục đích này

- Ví dụ hội thoại KQML/KIF

A to B: (ask-if (> (size chip1) (size chip2)))
B to A: (reply true)
B to A: (inform (= (size chip1) 20))
B to A: (inform (= (size chip2) 18))

3.3 Các ngôn ngữ giao tiếp giữa tác tử của FIPA

- Gần đây hơn, FIPA (Foundation for Intelligent Physical Agents – Hội về các tác tử vật lý thông minh) bắt đầu tiến hành chương trình các chuẩn tác tử - Ngôn ngữ được phát triển là ACL

- Cấu trúc cơ bản khá giống KQML

+ biểu hiện: 20 biểu hiện trong FIPA

+ “Giữ nhà”, ví dụ người gửi

+ nội dung: nội dung thực sự của thông điệp

- Ví dụ


(inform
:sender agent1
:receiver agent5
:content (price good200 150)
:language sl
:ontology hpl-auction
)

Các biểu hiện ngôn ngữ giao tiếp FIPA cung câp


- “Thông tin” và “Yêu cầu”

+ “Thông tin” và “Yêu cầu” là hai biểu hiện cơ bản trong FIPA. Tất cả các biển hiện khác là các định nghĩa vĩ mô, được định nghĩa trong các thuật ngữ này

+ Ý nghĩa của thông tin và yêu cầu được định nghĩa trong hai phần:

* Điều kiện trước: phải là đúng để hoạt động diễn thuyết thành công

* Hiệu ứng : điều người gửi thông điệp hy vọng có được

- Đối với biểu hiện “thông tin”

+ Nội dung là một phát biểu

+ Điều kiện đầu là người gửi: tin rằng nội dung là đúng; ý định rằng người nhận tin nội dung; chưa sẵn sàng tin rằng người nhận nhận thức được nội dung là đúng.

- Đối với biểu hiện “yêu cầu”

+ Nội dung là một hành động

+ Điều kiện đầu là người gửi: có ý định nội dung hành động sẽ được thực hiện; tin rằng người nhận có khả năng thực hiện hành động; không tin rằng người nhận sẵn sàng thực hiện hành động.

- Yêu cầu SV chuẩn bị:

+ Đọc trước: Chương 8, Tài liệu 1

+ Bài tập về nhà: Bài 1 -2, Chương 8, Tài Liệu 1.


Каталог: files -> FileMonHoc
FileMonHoc -> NGÂn hàng câu hỏi lập trình cơ BẢn nhóm câu hỏI 2 ĐIỂM
FileMonHoc -> CHƯƠng 2 giới thiệu về LÝ thuyết số
FileMonHoc -> CÁc hệ MẬt khoá CÔng khai kháC
FileMonHoc -> BỘ MÔn duyệt chủ nhiệm Bộ môn
FileMonHoc -> Khoa công nghệ thông tin cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
FileMonHoc -> Chủ nhiệm Bộ môn Ngô Thành Long ĐỀ CƯƠng chi tiết bài giảNG
FileMonHoc -> Chủ nhiệm Bộ môn Phan Nguyên Hải ĐỀ CƯƠng chi tiết bài giảNG
FileMonHoc -> Khoa: CÔng nghệ thông tin cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
FileMonHoc -> MẬt mã khóA ĐỐi xứng lý thuyết cơ bản của Shannon
FileMonHoc -> Khoa công nghệ thông tin bài giảng LẬp trình cơ BẢn biên soạn

tải về 4.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương