CHỦ nghĩa mác lênin và TƯ TƯỞng hồ chí minh nền tảng tư TƯỞNG, kim chỉ nam cho hành đỘng cách mạng củA ĐẢng ta


Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa



tải về 0.69 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.69 Mb.
#30005
1   2   3   4   5   6

4. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Nghị quyết xác định, để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần thực hiện các giải pháp sau:



Một là, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường.

Đó là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.



Hai là, phát triển các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp.

Tiếp tục thể chế hoá quan điểm của Đảng về phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp; bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản thuộc các hình thức sở hữu, các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế; xây dựng, hoàn thiện luật pháp về sở hữu đối với các loại tài sản mới như sở hữu trí tuệ, cổ phiếu, trái phiếu, tài nguyên nước..., quy định rõ quyền, trách nhiệm của các chủ sở hữu đối với xã hội.



Ba là, phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường.

Sớm hoàn thành việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh doanh phù hợp với điều kiện Việt Nam, bảo vệ thị trường nội địa, đồng thời tuân thủ những quy định của các tổ chức quốc tế và khu vực mà Việt Nam tham gia. Phát triển đa dạng, đồng bộ, ngày càng văn minh, hiện đại các loại thị trường hàng hoá, dịch vụ. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về tiền tệ, tín dụng và ngoại hối. Khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách đất đai; tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng đất đai có hiệu quả; khắc phục tình trạng sử dụng lãng phí và tham nhũng đất đai. Phát triển mạnh thị trường khoa học và công nghệ gắn với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đẩy mạnh phát triển thị trường lao động.



Bốn là, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tiếp tục đổi mới tư duy kinh tế, nâng cao năng lực lãnh đạo kinh tế của các tổ chức đảng trong việc xây dựng, lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới, nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới trên cơ sở tôn trọng và vận dụng đầy đủ, đúng đắn các quy luật và cơ chế vận hành của kinh tế thị trường. Nâng cao vai trò của các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và của nhân dân; tạo điều kiện để nhân dân và các tổ chức này tham gia có hiệu quả vào quá trình hoạch định, thực thi và giám sát việc thực hiện luật pháp, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, ngăn ngừa, khắc phục những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường.



CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Nêu và phân tích những bài học kinh nghiệm trong thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, 2001-2010.

2. Phân tích quan điểm phát triển nhanh và benè vững nêu trong Chiến lược phát triển kinh té xã hội 2011-2020.

3. Nêu những định hướng chủ yếu trong thực hiện Chiến lược.



Bài 6

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO,

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, XÂY DỰNG NỀN VĂN HOÁ

TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

I. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO



1. Vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo

Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển ngày càng nhanh. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Trong bối cảnh đó, giáo dục và đào tạo đã trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Các nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển đều coi giáo dục là nhân tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia.

Đảng và Nhà nước ta đặt giáo dục và đào tạo ở vị trí cao. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII xác định phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, xây dựng xã hội thành một xã hội học tập, học tập suốt đời, vừa học vừa làm, vừa làm vừa học.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển 2011) đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển”1

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020 được thông qua tại Đại hội XI đã xác định “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới toàn diện nền giáo dục quốc dân”. Mục tiêu cần đạt được là: “Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.”

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa X tại Đại hội XI về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội X trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã khẳng định: “Đổi mới giáo dục đạt một số kết quả bước đầu. Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo đạt 20% tổng chi ngân sách; việc huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục, đào tạo, phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm. Quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển. Đến năm 2010, tất cả các tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng, năm 2010 đạt 40% tổng số lao động đang làm việc”2.

Báo cáo cũng chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là: “Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quản lý nhà nước về giáo dục còn bất cập. Xu hướng thương mại hóa và sa sút về đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang trở thành nối bức xúc của xã hội”1.



2. Tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta đã nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII đã đề ra sáu định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những định hướng này tiếp tục chỉ đạo nội dung, phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong những năm tới.



Một là, giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa của giáo dục, đào tạo, tạo ra những lớp người vừa hồng, vừa chuyên để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Hai là, phải thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Giáo dục và đào tạo là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước; đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển; giáo dục được coi là quan trọng hàng đầu trong kế hoạch phát triển của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương.

Ba là, giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân (xã hội hoá giáo dục là một bộ phận của quan điểm này). Trong điều kiện hiện nay cần nhấn mạnh quan điểm toàn dân học tập, toàn dân chăm lo cho giáo dục, toàn dân làm giáo dục, xây dựng xã hội học tập.

Bốn là, phát triển giáo dục và đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục và đào tạo phải gắn cả về quy mô, cơ cấu ngành nghề, trình độ, cơ cấu vùng miền trong quá trình phát triển.

Năm là, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện để ai cũng được học hành.

Sáu là, đa dạng hoá các loại hình giáo dục, trong đó, các trường công lập giữ vai trò nòng cốt, phát triển các trường dân lập, tư thục; mở rộng các hình thức đào tạo đi đôi với quản lý chặt chẽ để đảm bảo chất lượng.

3. Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo trong những năm tới

Từ Đại hội X, Đảng ta đã khẳng định chủ trương: “Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”1. Mục tiêu của chủ trương trên là nhằm “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện "chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá", chấn hưng nền giáo dục Việt Nam.

Kế thừa và phát triển quan điểm của Đại hội X, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa X trình Đại hội XI xác định nhiệm vụ trong 5 năm 2011-2015 là “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo” với các giải pháp cơ bản sau:

Một là, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.

- Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng.

- Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ.

- Tiếp tục phát triển và nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục, đào tạo. Đầu tư hợp lý, có hiệu quả xây dựng một số cơ sở giáo dục, đào tạo đạt trình độ quốc tế.

Hai là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hoá đầu đàn; đội ngũ doanh nhân và lao động lành nghề.

- Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội; có cơ chế và chính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo.

- Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, đồng thời chú trọng đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt đối với người bị thu hồi đất; nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo.

- Quan tâm hơn tới phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục; thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với người và gia đình có công, đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh giỏi, học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn.



Ba là, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo trên tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, đào tạo.

- Thực hiện hợp lý cơ chế tự chủ đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo gắn với đổi mới cơ chế tài chính.

- Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển, quản lý mục tiêu, chất lượng giáo dục, đào tạo. Phát triển hệ thống kiểm định và công bố công khai kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo; tổ chức xếp hạng cơ sở giáo dục, đào tạo. Tăng cường công tác thanh tra; kiên quyết khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục, đào tạo.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hoá giáo dục, đào tạo trên cả ba phương diện: động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để người dân được học tập suốt đời.

- Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo.1

II. PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ



1. Vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ

Do nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh và bản thân mình, đặc biệt phục vụ cho sự phát triển của sản xuất đã làm cho khoa học, kỹ thuật, công nghệ của nhân loại không ngừng phát triển. Ngay trong thời đại mình, C. Mác đã nhận định rằng, khoa học ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Ngày nay, cùng với sự bùng nổ của cách mạng khoa học và công nghệ, vai trò của khoa học và công nghệ ngày càng tăng lên trong đời sống xã hội. Trên thế giới đã và đang hình thành nền kinh tế tri thức, trong đó, khoa học và công nghệ chiếm địa vị quyết định trong sự gia tăng giá trị của sản phẩm.

Từ những năm 60 của thế kỷ XX, trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa ở Miền Bắc, Đảng ta đã xác định cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt. Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới Đảng ta luôn luôn khẳng định vai trò quan trọng của khoa học, công nghệ.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2, khóa VIII xác định nhiệm vụ phát triển khoa học, công nghệ trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển 2011) xác định “Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”1.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020 thông qua tại Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ: “Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững”2.

Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa X trình Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ những thành tựu chủ yếu của khoa học, công nghệ là: “Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ được đẩy mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Quản lý khoa học, công nghệ có đổi mới, thực hiện cơ chế tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ. Thị trường khoa học, công nghệ bước đầu hình thành. Ðầu tư cho khoa học, công nghệ được nâng lên”3.

Báo cáo cũng nêu những hạn chế, khuyết điểm chủ yếu trong lĩnh vực này là: “Khoa học, công nghệ chưa thật sự trở thành động lực thúc đẩy, chưa gắn kết chặt chẽ với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Thị trường khoa học, công nghệ còn sơ khai, chưa tạo sự gắn kết có hiệu quả giữa nghiên cứu với đào tạo và sản xuất kinh doanh. Ðầu tư cho khoa học, công nghệ còn thấp, sử dụng chưa hiệu quả. Trình độ công nghệ nhìn chung còn lạc hậu, đổi mới chậm”1.



2. Quan điểm phát triển khoa học và công nghệ

Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII đã nêu ra năm quan điểm chỉ đạo sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ. Các quan điểm này còn nguyên giá trị, định hướng, chỉ đạo phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay.



Một là, cùng với giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Hai là, khoa học và công nghệ là nội dung then chốt trong mọi hoạt động của tất cả các ngành, các cấp, là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc phòng - an ninh.

Ba là, phát triển khoa học và công nghệ là sự nghiệp cách mạng của toàn dân. Phải dấy lên phong trào quần chúng tiến công mạnh mẽ vào khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.

Bốn là, phát huy năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, kết hợp với tiếp thu những thành tựu về khoa học, công nghệ hiện đại trên thế giới.

Năm là, phát triển khoa học và công nghệ gắn liền với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

3. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ trong những năm tới

Thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020 trong 5 năm tới Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa X trình Đại hội XI xác định mục tiêu, nhiệm vụ: “Phát triển và nâng cao hiệu quả của khoa học, công nghệ; phát triển kinh tế tri thức” với các nội dung chính sau:



Một là, Phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế tri thức; góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước; nâng tỉ lệ đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng.

Hai là, Thực hiện đồng bộ ba nhiệm vụ chủ yếu: nâng cao năng lực khoa học, công nghệ; đổi mới cơ chế quản lý; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng.

- Phát triển năng lực khoa học, công nghệ có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho những ngành, lĩnh vực then chốt, mũi nhọn, đảm bảo đồng bộ về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực. Nhà nước tăng mức đầu tư và ưu tiên đầu tư cho các nhiệm vụ, các sản phẩm khoa học, công nghệ trọng điểm quốc gia, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của các doanh nghiệp cho đầu tư phát triển khoa học, công nghệ.

- Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động khoa học, công nghệ, xem đó là khâu đột phá để thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả của khoa học, công nghệ, theo hướng:

+ Chuyển các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; phát triển các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, thị trường khoa học, công nghệ.

+ Đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước; xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả các chương trình, đề tài khoa học và công nghệ theo hướng phục vụ thiết thực mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, lấy hiệu quả ứng dụng làm thước đo chủ yếu đánh giá chất lượng công trình.

+ Thực hiện đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học, công nghệ.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng; phát triển đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ.

+ Khoa học xã hội làm tốt nhiệm vụ tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, dự báo xu hướng phát triển, cung cấp luận cứ cho việc xây dựng đường lối, chính sách phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

+ Hướng mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là trong những ngành, những lĩnh vực then chốt, mũi nhọn. Ưu tiên phát triển công nghệ cao, đồng thời sử dụng hợp lý công nghệ sử dụng nhiều lao động. Nhanh chóng hình thành một số cơ sở nghiên cứu - ứng dụng mạnh, gắn với các doanh nghiệp chủ lực, đủ sức tiếp thu, cải tiến và sáng tạo công nghệ mới.

+ Xây dựng và thực hiện chương trình đổi mới công nghệ quốc gia; có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đổi mới công nghệ. Kết hợp chặt chẽ nghiên cứu và phát triển trong nước với tiếp nhận công nghệ nước ngoài.



Ba là, Phát triển kinh tế tri thức trên cơ sở phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ.

- Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ tự động, nâng cao năng lực nghiên cứu - ứng dụng gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, dựa nhiều vào tri thức.

- Phát huy và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tri thức của con người Việt Nam và khai thác nhiều nhất tri thức của nhân loại. Xây dựng và triển khai lộ trình phát triển kinh tế tri thức đến năm 2020.

III. XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

1. Vị trí, vai trò của văn hóa

Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra để phục vụ cho nhu cầu của họ. Cùng với nhu cầu vật chất như ăn, mặc, ở, đi lại, chữa bệnh…, con người có những nhu cầu về văn hóa, tinh thần như học tập, nghiên cứu khoa học, sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật, vui chơi giải trí, giao tiếp, tâm linh…, tạo nên đời sống văn hóa, tinh thần của họ. Giá trị văn hóa là giá trị của những giá trị vật chất và tinh thần đó. Nhu cầu vật chất có vai trò quan trọng, cần thiết cho sự tồn tại, nhưng thỏa mãn nhu cầu vật chất của con người đã mang tính văn hóa, xã hội. C. Mác đã từng nói: Cái đói nào cũng là cái đói, nhưng cái đói ăn ngấu nghiến thịt sống bằng nanh và vuốt khác rất xa cái đói ăn thịt chín bằng dĩa và thìa. Mặt khác, nhu cầu vật chất của mỗi người, dù sao cũng có hạn, còn nhu cầu tinh thần của họ có thể nói là vô hạn và sự thoả mãn chúng cũng quan trọng không kém gì thoả mãn các nhu cầu về vật chất.

Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn luôn coi văn hoá là một bộ phận quan trọng của sự nghiệp cách mạng. Từ năm 1943, Đảng đã ban hành “Đề cương văn hóa”, xác định tính chất “khoa học, dân tộc, đại chúng” của văn hóa Việt Nam. Quan điểm này được đề cập trong Cương lĩnh, đường lối, chiến lược của Đảng. Trong các văn kiện Đại hội III, IV, V, Đảng ta xác định cách mạng tư tưởng - văn hoá là một trong 3 cuộc cách mạng phải tiến hành đồng thời (cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng - văn hoá).

Cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ được thông qua tại Đại hội VII xác định nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong 6 đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng. Trong lần bổ sung năm 2011 tại Đại hội XI, một lần nữa Đảng ta khẳng định “có nền văn hóa tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc”1 là một trong 8 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng.

Hội nghị Trung ương 5 (khoá VIII) xác định Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Quan niệm văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội của Đảng ta được hiểu là:

Kinh tế và văn hoá luôn giữ vị trí quan trọng và quyết định đối với sự vận động và phát triển của xã hội. Nếu kinh tế là nền tảng vật chất của đời sống xã hội thì văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội. Văn hoá có chức năng định hình các giá trị, chuẩn mực trong đời sống xã hội, chi phối các hành vi của mỗi người và toàn xã hội. Các giá trị, chuẩn mực đó được truyền bá, lưu giữ, chắt lọc và phát triển trong tiến trình lịch sử của dân tộc, trở thành hệ thống các giá trị đặc trưng cho một dân tộc, bao gồm chính trị, đạo đức, luật pháp, khoa học, văn học, nghệ thuật, các thể chế, thiết chế văn hoá, tập quán, lối sống..., tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.

Với vai trò nền tảng tinh thần của xã hội, văn hoá luôn là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội; là mục tiêu vì phát triển kinh tế là để phát triển con người; là động lực bởi vì văn hóa thể hiện trước hết thông qua chức năng xây dựng con người, bồi dưỡng nguồn lực con người về trí tuệ và tâm hồn, năng lực, sự thành thạo, tài năng, đạo đức, nhân cách, lối sống của cá nhân và cộng đồng.

Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, con người được hạnh phúc và phát triển toàn diện. Vì vậy, văn hoá đóng vai trò là mục tiêu cả trước mắt và lâu dài của sự phát triển kinh tế - xã hội. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ, lành mạnh sẽ không có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Tiến hành đồng bộ và gắn kết ba lĩnh vực: phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt, xây dựng văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội là nhằm tạo nên sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong quá trình thực hiện các nghị quyết của Đảng, đặc biệt từ Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về văn hóa văn nghệ đến nay, chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng, đồng thời vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém cần quan tâm khắc phục. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa X trình Đại hội XI nêu rõ: “Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin, thể dục thể thao ngày càng mở rộng, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" từng bước đi vào chiều sâu”1; đồng thời, “Văn hóa phát triển chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế. Quản lý văn hóa, văn nghệ, báo chí, xuất bản còn thiếu chặt chẽ. Môi trường văn hóa bị xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong, mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh, thiếu niên, rất đáng lo ngại”2.



tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương