CHỦ nghĩa mác lênin và TƯ TƯỞng hồ chí minh nền tảng tư TƯỞNG, kim chỉ nam cho hành đỘng cách mạng củA ĐẢng ta



tải về 0.69 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.69 Mb.
#30005
1   2   3   4   5   6

"NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ


Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.

Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.

Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.

Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.

Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra.

Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.

Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân"1.

Người đã nhiều lần khẳng định: "Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì cũng không nên".

“Nước lấy dân làm gốc”2. ”Gốc có vững cây mới bền”3.

- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) được thông qua tại Đại hội XI của Đảng đã nêu năm bài học chủ yếu trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó có bài học: “Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Ðảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Ðảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng”.



Hai là, động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân, kết hợp hài hoà các lợi ích, thống nhất lợi ích và nghĩa vụ công dân.

- Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho đất nước, Đảng đã vạch ra được đường lối, chủ trương đúng đắn, đáp ứng lợi ích, nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân, đó là đấu tranh cho quyền dân sinh, dân chủ và lợi ích cao nhất là độc lập, tự do của đất nước. Nhờ đó đã tập hợp được các tầng lớp nhân dân đi theo Đảng làm cách mạng.

- Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc giải quyết quan hệ lợi ích theo nguyên tắc: lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội gắn chặt và thống nhất với nhau, trong đó lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp. Kết hợp hài hoà lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích địa phương và lợi ích cả nước. Coi trọng lợi ích cá nhân nhưng không tuyệt đối hoá, không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ dẫn đến mâu thuẫn xã hội gay gắt, làm tổn hại đến lợi ích chung của cộng đồng. Nhờ đó, qua gần 25 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử.

Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định: kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội... là một động lực chủ yếu để phát triển đất nước. Quán triệt quan điểm này mới tạo ra được phong trào hành động cách mạng rộng rãi của các tầng lớp nhân dân.



Ba là, các hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng.

- Trong giai đoạn mới của cách mạng phải đa dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân, vì cơ cấu xã hội - giai cấp, xã hội - dân cư, xã hội - nghề nghiệp... có sự phát triển mới cùng với sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, làm cho nhu cầu lợi ích của xã hội, của tổ chức và mỗi cá nhân hết sức đa dạng, phong phú. Mặt khác, trình độ của các tầng lớp nhân dân không đồng nhất, do đó phải có cấp độ khác nhau về hình thức tập hợp. Đa dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân là hợp với quy luật phát triển của xã hội trong nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế ở nước ta.

- Cùng với hình thức tập hợp nhân dân, Đảng cũng nhấn mạnh đến phương thức và khẩu hiệu vận động nhân dân sao cho phù hợp với trình độ từng đối tượng nhân dân, coi trọng việc vận động bằng các điển hình tiên tiến.

- Theo tinh thần Đại hội XI của Đảng, để phát huy dân chủ trong đời sống xã hội đòi hỏi phải phát triển nhiều hình thức trong sinh hoạt xã hội. Vì vậy, bên cạnh việc củng cố, đổi mới tổ chức và hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội truyền thống, cần khuyến khích phát triển những tổ chức mang tính xã hội, nghề nghiệp, nhân đạo, hữu nghị..., thu hút đông đảo nhân dân thực hiện đường lối đổi mới của Đảng.



Bốn là, công tác vận động nhân dân là trách nhiệm của Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân.

- Đảng phải lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị làm công tác dân vận nhằm thường xuyên củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, coi trọng công tác kiểm tra việc thực hiện các chủ trương về dân vận, nhất là đối với hệ thống chính quyền.

- Các cấp chính quyền phải chăm lo công tác quần chúng, vì Nhà nước của ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Cần khắc phục tình trạng nhiều cấp chính quyền còn có những biểu hiện coi nhẹ công tác dân vận và coi nhẹ việc xây dựng các tổ chức quần chúng.

- Các tổ chức đoàn thể, các hội nghề nghiệp... cần phải coi trọng công tác vận động đoàn viên, hội viên, phải tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động cho phù hợp với tình hình mới.

- Mọi cán bộ, đảng viên, mọi công chức, viên chức nhà nước đều phải làm tốt công tác dân vận theo chức trách của mình. Hơn nửa thế kỷ trước đây, trả lời câu hỏi: "Ai phụ trách dân vận?, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ Đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân (Liên Việt, Việt Minh v.v.) đều phải phụ trách dân vận"1. Người còn ân cần nhắc nhở, phê bình: "Khuyết điểm to ở nhiều nơi là xem khinh việc dân vận. Cử ra một ban hoặc vài người, mà thường cử những cán bộ kém rồi bỏ mặc họ. Vận được thì tốt, vận không được cũng mặc. Những cán bộ khác không trông nom, giúp đỡ, tự cho mình không có trách nhiệm dân vận. Đó là sai lầm rất to, rất có hại”2.

2. Nhiệm vụ chủ yếu công tác vận động nhân dân của người đảng viên trong giai đoạn mới

Để làm tốt công tác dân vận, mỗi đảng viên căn cứ điều kiện cụ thể ở địa phương, vị trí công tác làm tốt những nhiệm vụ chủ yếu sau:



Một là, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân.

- “Trọng dân” là điểm đầu tiên, điểm gốc, xuất phát từ quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân” và Đảng “phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân”.

Trọng dân thể hiện ý thức phục vụ nhân dân của người đảng viên, là điểm khác biệt cơ bản nhất giữa phong cách cách mạng với các phong cách quan liêu, mệnh lệnh kiểu phong kiến, gia trưởng coi thường dân, tự cho mình đứng trên dân, ban phát ơn huệ cho dân,

- “Gần dân”, đòi hỏi người cán bộ phải có cách tiếp cận tốt với nhân dân, từ thái độ, tác phong, lối sống của mình. Chính nhờ gần dân mà nắm được tâm tư, tình cảm của của dân, được dân ủng hộ mới hoàn thành nhiệm vụ. Là thủ trưởng ở một cơ quan, đơn vị phải gần gũi, chan hoà với anh chị em nơi công tác. Còn ở nơi cư trú phải có quan hệ tốt với nhân dân xung quanh, tham gia các hoạt động ở nơi cư trú, khi đó sẽ được dân quý, dân yêu, dân ủng hộ.

- “Hiểu dân” tức là phải hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng, những yêu cầu và những bức xúc của dân, cả những điều dân nói ra và còn để trong lòng. Đây là vấn đề rất hệ trọng. Cán bộ không hiểu dân thì Đảng và Nhà nước như người bị tịt mắt, bịt tai, rất nguy hiểm! Để hiểu dân phải đi sâu, đi sát quần chúng, chia sẻ với họ, tìm hiểu hoàn cảnh của họ. Chỉ có vậy mới "nghe” được những lời nói chân thành từ họ.

- “Học dân” vì trí tuệ và vì sức mạnh của dân là vô tận. Bác Hồ thường dạy cán bộ phải “học dân chúng” để “nâng cao dân chúng”. Muốn “học dân”, trước hết phải khiêm tốn, biết lắng nghe, không được tự cho mình cái gì cũng giỏi, cái gì cũng biết! V.I.Lênin đã từng lên án gay gắt bệnh “kiêu ngạo cộng sản”. Đối với cán bộ chúng ta cần phải nâng cao khả năng tổng kết thực tiễn, rút ra những bài học từ nhân dân.

- “Có trách nhiệm với dân” chính là quan điểm vì dân. Bác Hồ dạy cán bộ không phải là “quan cách mạng” mà là “người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. “Có trách nhiệm với dân” là phải tận tâm, tận lực vì lợi ích của nhân dân, chăm lo đến lợi ích thiết thân của nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên, lên trước, theo tinh thần đội viên chưa no, cán bộ không được kêu đói.

Hai là, tuyên truyền, vận động nhân dân, đưa mọi người tham gia vào các tổ chức thích hợp để hoạt động.

- Để làm tốt công tác dân vận phải đặc biệt quan tâm đến việc vận động quần chúng tham gia các tổ chức chính trị – xã hội. Ngay khi về nước, Bác Hồ đã thành lập Mặt trận Việt Minh, tập hợp tất cả các giai cấp, tầng lớp vào tổ chức Việt Minh vận động "không trừ một ai", nhờ đó đã tạo ra cao trào Cách mạng Tháng Tám, giành chính quyền trong về tay nhân dân.

- Trong công tác vận động nhân dân phải lấy thuyết phục làm chính, đó là vấn đề có tính nguyên tắc. Phải kiên trì giáo dục, thuyết phục quần chúng, làm cho quần chúng hiểu rõ chủ trương, chính sách để mọi người tự giác chấp hành. Việc tổ chức động viên quần chúng cần gắn với việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, chăm lo lợi ích thiết thực của nhân dân, đồng thời nâng cao giác ngộ chính trị cho quần chúng trong các tổ chức Mặt trận, đoàn thể, các hội quần chúng, đưa quần chúng vào các hoạt động trong phong trào cách mạng, phù hợp với trình độ từng đối tượng nhân dân.

Ba là, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình và sử dụng quần chúng tiên tiến.

- Phương châm công tác vận động quần chúng là lấy quần chúng vận động quần chúng. Người cán bộ, đảng viên phải biết dựa vào những người tiên tiến, biết nhân rộng, để động viên, thúc đẩy mọi người làm theo.

- Việc bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến cần phối hợp và thông qua các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và các tổ chức hội quần chúng. Trong khi sử dụng quần chúng tiên tiến thì tránh việc bỏ rơi quần chúng chậm tiến, cần kiên nhẫn giáo dục, động viên, khích lệ họ tham gia phong trào chung, không nên lạm dụng tổ chức để đả kích, chê trách, dẫn quần chúng dần đến chỗ bất mãn và có khi trở thành những người chống đối, ngăn cản phong trào.

Bốn là, nêu gương cho quần chúng noi theo.

- Đảng lãnh đạo quần chúng không chỉ bằng đường lối, chính sách mà còn thông qua vai trò gương mẫu tiên phong trong nhận thức, trong hành động và trong đạo đức, lối sống, tác phong của từng đảng viên.

- Nhiệm vụ người đảng viên là phải gương mẫu ở nơi làm việc; tuyên truyền vận động gia đình mình thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Mỗi đảng viên đều phải gương mẫu lôi cuốn mọi người thực hiện nghĩa vụ công dân ở nơi cư trú. Đảng viên tham gia các đoàn thể chính trị - xã hội phải gương mẫu để các hội viên khác noi theo. Nói chung, đảng viên phải thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Đảng viên đi trước, làng nước đi sau”. Có như vậy, mới củng cố lòng tin của quần chúng đối với Đảng.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Phân tích vị trí, vai trò của người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Nội dung phấn đấu rèn luyện của người đảng viên trong giai đoạn hiện nay.

3. Quan điểm chỉ đạo và nhiệm vụ chủ yếu của người đảng viên trong công tác vận động nhân dân ở cơ sở.



1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr. 21.

1. C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1; tr. 580.

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, tr. 127.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG-ST, H., 2011, tr.88.

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.9, tr. 314.

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb, Sự thật, Hà Nội, 1991, tr. 8-9.

1. Sđd, tr.9

1 Sđd, tr.9.

1. Sđd, tr.9-10.

1,2. Sđd, tr.10.

  1. 1Sđd, tr.10.

  2. Sđd, tr.11.




1,2,3,4. Sđd, tr.69.

1,2,3. Sđd, tr.69.

4. Sđd, tr.72-73.



1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. (Cương lĩnh).

2 Đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố quan trọng của một trong 5 bài học lớn của Đảng ta.

1 Đây là điểm mới của Đại hội XI so với Đại hội X.

2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987, tr.29.

3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.73.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.23.

2  Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. (Báo cáo chính trị).

1 1. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 131-132.

1. Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 178.

2 Sđd, tr. 124.

1. Sđd, tr. 124.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.77.

2 S.đ.d.trang 153, 154

1 S.đ.d.trang 168.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đai biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 95.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 216.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 78

2 S.đ.d.trang. 132.

3 S.đ.d.trang: 154.

1  S.đ.d.trang: 168.

1 S.đ.d.trang 70.

1 S.đ.d.trang 155.

2 S.đ.d.trang 168.

1 S.đ.d.trang 124.


1 S.đ.d.trang 155, 156

2 S.đ.d.trang 170

3 S.đ.d. trang 233

1 S.đ.d. trang 156

1 S.đ.d. trang 179.

2 S.đ.d. trang 236.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nxb.CTQG, Hà Nội, 2006. tr 298.

2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb.CTQG, Hà Nội, 2011. tr 259, 260

31. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 7, tr. 242.

1, 2, 4, 5. Sđd, t.7, tr. 242, 467, 243.

3. Sđd, t. 10, tr. 270.

5


1 . Sđd, t. 10, tr. 205.

2 . Sđd, t. 11, tr. 23.

1 Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb.CTQG, Hà Nội, 2011. tr 255-265.

1 S.đ.d.trang 174

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.12, tr. 92.

1 Sđd, t. 6, tr. 189.

2 Sđd, t. 12, tr. 222.

1. Sđd, t.5, tr. 552.

2 Sđd, t. 12, tr. 91.

3 Sđd, t. 10, tr. 101.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, 259-260

2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 302.


1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, t. 5, tr. 698.

2 Sđđ, t.5, tr. 409.

3 Sđđ, t.5, tr. 410.

4 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 65.

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 5, tr. 699.

2 Sđd, t. 5, tr. 699.



tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương