Các bài suy niệm chúa nhậT 15 thưỜng niên c lời Chúa: Đnl. 30, 10-14; Cl. 1, 15-20; Lc. 10, 25-37 MỤc lụC



tải về 353.63 Kb.
trang11/14
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích353.63 Kb.
#10398
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

19. Người Samaria nhân từ


Câu chuyện về người Samaria nhân từ làm cho tôi liên tưởng tới những sự việc vốn xảy ra thường ngày.

Chẳng hạn một người bất ngờ bị trúng gió, hay bị một tai nạn nào đó, đang nằm quằn quại bên vệ đường. Kẻ qua người lại, xúm đến coi xem rồi bỏ đi và tặc lưỡi:

- Thật tội nghiệp.

Thế nhưng, chỉ có một người đã vội vã đi gọi xe cứu thương và đưa kẻ bất hạnh ấy vào bệnh viện. Thiên hạ hỏi xem anh ta có phải là bà con họ hàng với kẻ gặp nạn hay không, thì anh ta đã trả lời:

- Tôi không có họ hàng bà con chi cả. Thế nhưng, tôi chỉ biết việc cần phải làm ngay bây giờ là lo cấp cứu cho người ấy.

Vậy trong số những người chứng kiến, ai là người công giáo, ai là người đã sống tinh thần của Chúa hơn cả?

Tôi xin thưa đó là người đã vội vã đi gọi xe cứu thương.

Hằng ngày chúng ta chứng kiến biết bao nhiêu chuyện đớn đau và buồn phiền xảy ra ngoài đường phố cũng như nơi khu xóm. Hằng ngày chúng ta cũng được nghe nói đến những tai ương hoạn nạn xảy ra ở chỗ này hay ở chỗ kia trên thế giới. Tuy nhiên, thái độ của chúng ta vẫn chỉ là thái độ thờ ơ và dửng dưng, thái độ của kẻ mũ ni che tai, hơi đâu mà để ý đến. Đó là chuyện bên tây, bên tàu chứ có phải là chuyện của mình đâu mà lo.

Tác phong của chúng ta vẫn chỉ là tác phong của kẻ “cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại”. Chúng ta chỉ biết lo cho bản thân mình, gia đình mình, họ hàng mình, phe nhóm mình mà thôi. Và chúng ta cảm thấy được bình an thư thái, chẳng có tội lỗi chi cả, vì chúng ta không ăn gian, không nói dối, không giận hờn, không thù ghét, không cướp của, không giết người.

Thế nhưng, nếu suy nghĩ chúng ta sẽ thấy: yêu thương không chỉ dừng lại ở những tiếng “không” lạnh lùng ấy, nghĩa là không được bằng lòng với khía cạnh tiêu cực ấy, mà còn phải bước vào khía cạnh tích cực, nghĩa là phải làm gì cho những người mình thương mình mến chứ.

Khi đọc kinh cáo mình, chúng ta đã thú nhận những tội đã phạm nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Vậy những điều thiếu sót ấy là gì? Tôi xin thưa chính là những điều chúng ta phải làm mà đã không làm.

Nghĩ xấu, nói hành, ăn trộm, giết người…đó là những việc làm tội lỗi ai cũng biết. Thế nhưng, không dạy bảo con cái, không giúp đỡ cha mẹ, không bố thí cho người nghèo, không thăm viếng người đau yếu khi có thể… đó là những việc thiếu sót và cũng là lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng. Chúng ta cần phải thành thật thú nhận trước mặt Thiên Chúa và trước mặt mọi người để xin ơn tha thứ.

Dưới một góc cạnh nào đó, chúng ta có thể định nghĩa người Kitô hữu không phải chỉ là những người có Đức Kitô trong tâm hồn, mang Đức Kitô trong cuộc sống, mà hơn thế nữa, người Kitô hữu còn phải là người nhìn nhận Đức Kitô trong mọi người, coi những vui mừng và những hy vọng, những buồn phiền và những lo lắng của người khác là của chính mình. Chia sẻ những đớn đau và những khát vọng của anh em mình. Coi những vấn đề của người khác là của chính mình và tìm cách giải quyết. Đó mới là yêu người như mình ta vậy.

Vì thế, đừng chỉ sống đạo theo luân lý cá nhân, nhằm cái lợi cho riêng mình, mà còn phải có ý thức xã hội, nhằm cái lợi cho người khác nữa.

Chẳng hạn khi mở máy truyền hình vào ban tối, thì cần nghĩ ngay đến người láng giềng đang cần sự yên tĩnh để nghỉ ngơi. Khi đổ rác thì đừng đổ xuống dòng sông vì phải nghĩ ngay đến phép vệ sinh công cộng. Khi rước kiệu, thì đừng giăng hàng chiếm trọn cả mặt đường khiến cho bao nhiêu xe cộ bị kẹt cứng. Trong lúc đi rước, họ lâm râm đọc kinh và hát xướng. Họ tưởng thế là làm sáng danh Chúa cũng như làm sáng danh mình mọi đàng, đang khi ở hai đầu dân tài xế, lơ xe và còn biết bao nhiêu hành khách đang lên tiếng chửi bới họ và rất có thể cũng đang chửi bới đạo.

Hãy biết tế nhị giúp đỡ những người chung quanh, đó là cách thức làm chứng cho Chúa giữa lòng cuộc đời, bằng không, danh hiệu Kitô hữu của chúng ta cũng sẽ bị mai một với những phiền toái do chính chúng ta gây ra.


20. Yêu thương


Tôi xin hỏi các bạn: “Ai trong các bạn dám nói rằng: đời tôi không bao giờ yêu thương ai hay là không muốn một ai yêu thương tôi cả?” Chắc chắn là không có ai dám khẳng định như vậy cả. Thật vậy, nhu cầu và khát vọng yêu thương vẫn tồn tại nơi từng con người, nhưng vấn đề được đặt ra cho mỗi người chúng ta hôm nay là: tôi yêu ai? Yêu với một thái độ như thế nào? Và tôi yêu để làm gì? Những câu hỏi này ắt hẳn mỗi bạn đều đã có câu trả lời cho chính mình, đó là quan niệm riêng của mỗi người.

Hôm nay, qua trang Tin Mừng thánh Luca tường thuật cho chúng ta, Chúa Giêsu đã đưa ra cho chúng ta một quan niệm mới về tình yêu. Và đây cũng là điều cốt lõi cho đời sống người Kitô hữu và được đặt làm trung tâm điểm của đạo Kitô giáo chúng ta: Mến Chúa và Yêu Người. Chúa Giêsu đã đặt giới răn yêu thương này trong mối tương quan của người Kitô hữu với Thiên Chúa và với con người. Tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân nơi người Kitô hữu có một mối quan hệ bổ túc cho nhau để người Kitô hữu ngày càng trở nên hoàn thiện hơn. Thánh Gioan khi nói về mến Chúa và yêu thương anh em cũng đã viết: “Ai nói yêu mến Thiên Chúa mà không yêu anh em mình là kẻ nói dối, vì nếu họ không yêu anh em là người họ trông thấy thì làm sao họ có thể yêu mến Thiên Chúa, Đấng mà họ không thấy”.

Cũng như người thông luật trong bài Tin Mừng hôm nay: Thiên Chúa thì chỉ có một, nhưng tha nhân thì rất nhiều xét trên mối tương quan, qua mỗi quan điểm… từ đó anh ta bối rối khi xác định cho mình người thân cận để yêu thương. Chúng ta nhiều khi cũng vậy.

Qua dụ ngôn người Samaria tốt lành, Chúa Giêsu đã không định nghĩa thế nào là người thân cận, nhưng Ngài đã giúp ta nhận ra cho mình mẫu người thân cận của chúng ta, đó không chỉ là những người thân quen “cùng hội cùng thuyền”, cũng không chỉ là những người cùng tôn giáo, cùng chủng tộc hay cùng một quốc gia, nhưng là những người đang gặp khốn khó, những người đang cần chúng ta giúp đỡ. Có thể nói khi đến gần ai – không có bất cứ một sự phân biệt nào – là lúc ta biến người đó thành thân cận của chúng ta. Nhưng thử hỏi có thể đặt một giới hạn cho tình yêu đối với tha nhân không?

Người Việt chúng ta có câu: “Thương người như thể thương thân”. Hay như một nhạc phẩm đã diễn tả: “Yêu là chết đi, là đóng đinh, là biết hy sinh cho người mình yêu”. Vâng, đó là tinh thần của Chúa Giêsu và là lời mời gọi của Chúa Giêsu: yêu thương tha nhân với một tình yêu vô vị lợi, không tính toán, không lý lẽ và không đặt một biên giới nào cho tình yêu ấy. Người Samaria đã không ngần ngại đến với người xấu số kia mà không hề nghĩ đến mình có thể gặp bao điều phiền toái: hành trình bị gián đoạn và trễ hẹn, sẽ phải tốn kém, thậm chí có thể bị thiệt thân nữa vì bọn cướp đang rình rập đâu đây. Ông đã không tính toán: khi dốc cạn dầu và rượu để làm dịu bớt sự đau đớn cho tha nhân, ông không ngần ngại nhường lưng lừa để đưa tha nhân đến quán trọ và không ngần ngại dốc những đồng tiền để lo cho người bị nạn.

Yêu tha nhân như chính mình, sứ điệp Tin Mừng mời gọi ta khi đến với tha nhân hãy biết dẹp đi cái tôi của mình, phục vụ tha nhân đến nỗi có thể nói được là phải hao mòn chính bản thân mình, để người thân cận tìm được một niềm vui và an ủi.

Chuyện người Samaria tốt lành ngày xưa có còn là bài học thiết thực cho các bạn và tôi ngày hôm nay nữa không? Thưa nó vẫn là một bài học cho chúng ta. Như với người thông luật, Chúa Giêsu cũng khuyến khích chúng ta: “Hãy đi và làm như vậy để được sự sống đời đời”. Sống bác ái và dấn thân cho tha nhân vẫn ngày ngày là chứng từ sống động cho đạo tình yêu của Thiên Chúa, nó có sức mạnh cuốn hút người khác đến với Thiên Chúa.

Cha sở giáo xứ Taejou (Nam Hàn) – cha Cluny kể rằng: Khi hay tin có một người ăn xin vừa mới chết ở ngoài chợ, các bạn trẻ trong giáo xứ của ngài đã hy sinh đóng góp tiền mua hòm để lo hậu sự cho người hành khất xấu số kia. Họ đã xin phép cha xứ đem ông ta đến nhà thờ để cầu nguyện (vì ông ta cũng vừa được rửa tội), tổ chức thánh lễ và đưa ông ta đi chôn. Người dân trong giáo xứ hay tin đã đến và tham dự. Mấy ngày sau, cha xứ có việc đến một làng cách giáo xứ của ngài 30 cây số thì có hai ông lão đến gặp và nói: “Sự bác ái và kính trọng của người Công giáo đối với người chết làm chúng tôi hài lòng. Chúng tôi biết được điều Giáo Hội Công giáo đã làm cách nay mấy ngày cho người chết nơi chợ. Vì thế, chúng tôi muốn xin trở lại đạo”. Và cha Cluny kết luận: “Thật tuyệt diệu! Các bạn trẻ trong xứ đã làm cho Giáo Hội được thiện cảm và hấp dẫn nơi con mắt của người ngoại giáo và ngay cả nơi con mắt của người Công giáo”.

Ngày nay, một xã hội đang có nhiều con người bị bỏ rơi, bị bóc lột, bị bỏ sống không ra sống chết không ra chết, luôn là một thực trạng không thể phủ nhận. Nhiệt huyết của các bạn đang có, tình yêu của các bạn đang ở thời kỳ sung mãn, các bạn hãy sống làm chứng cho Tin Mừng bằng chính đời sống bác ái cụ thể và thiết thực.

“Hãy đi và làm như vậy”. Sứ điệp Tin Mừng đang thôi thúc tôi và các bạn nỗ lực mỗi ngày một việc làm cụ thể trong môi trường của chúng ta đang sống nơi công sở, nơi trường học, trên đường đi. Các bạn hãy làm với một niềm tin tưởng rằng cho dù một cữ chỉ nhỏ của chúng ta đối với tha nhân là chúng ta góp phần làm cho tình yêu của Thiên Chúa lan toả và góp phần xây dựng một nền văn minh tình thương cho thế giới. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã ngỏ lời với các bạn qua sứ điệp ngày giới trẻ thế giới lần thứ 16 vừa qua rằng: “Vậy đừng sợ đi trên con đường Chúa đi. Với tuổi trẻ, chúng con hãy ghi dấu ấn của niềm hy vọng và lòng nhiệt thành vốn là đặc trưng của tuổi trẻ chúng con trên ngàn năm thứ ba”. Chúng ta hãy cùng trở nên chứng tá cho tình yêu bằng hai nguyên tắc: Tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân là một; tình yêu tha nhân bao gồm tất cả mọi người, không loại trừ người ngoại bang hay kẻ thù.


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2013
downloads -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
downloads -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2013 -> Các bài suy niệm chúa nhậT 14 thưỜng niên c lời Chúa: Is 66, 10-14c; Gl 6, 14-18; Lc 10, 1-12. 17-20 MỤc lụC
2013 -> Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩM
2013 -> Các bài suy niệm chúa nhậT 17 thưỜng niên c lời Chúa: St. 18, 20-32; Cl. 2, 12-14; Lc. 11, 1-13 MỤc lụC
2013 -> Các bài suy niệm LỄ hiện xuống – Năm c lời Chúa: Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b 12-13; Ga 20,19-23 MỤc lụC
2013 -> CHÚa nhậT 3 MÙa chay c lời Chúa: Xh 3,1-8a. 13-15; 1Cr 10,1 10-12; Lc 13,1-9 MỤc lụC

tải về 353.63 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương