Các bài suy niệm chúa nhậT 15 thưỜng niên c lời Chúa: Đnl. 30, 10-14; Cl. 1, 15-20; Lc. 10, 25-37 MỤc lụC



tải về 353.63 Kb.
trang9/14
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích353.63 Kb.
#10398
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

15. Tình yêu và hạnh phúc


Ngay từ hồi còn nhỏ, chúng ta đã thuộc lòng câu giáo lý:

Hỏi. Ta sống ở đời này để làm gì?

Thưa. Ta sống ở đời này để nhận biết, thờ phượng, kính mến Đức Chúa Trời là Cha chúng ta và yêu thương mọi người như anh em, cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp cho ngày sau được hạnh phúc đời đời.

Nói tóm lại, mục đích chúng ta theo đuổi trong cuộc sống là xây dựng hạnh phúc ở đời này cũng như ở đời sau. Nếu suy nghĩ, chúng ta sẽ thấy: Hạnh phúc là điều mọi người đều mong muốn và tìm kiếm.

Bất kỳ ai chối bỏ cuộc đời mai hậu, thì cũng không thể huỷ diệt được niềm khát khao hạnh phúc vĩnh cửu. Bất cứ ai là người, thì đều mong mỏi tình yêu có nghĩa là yêu và được yêu.

Chính trong niềm mong mỏi, khát khao tình yêu và hạnh phúc trong cuộc sống, đã gợi lên những thắc mắc trong thẳm sâu cõi lòng. Tình yêu và hạnh phúc chỉ có được khi sống với người khác. Không ai sống đơn độc lẻ loi mà lại cảm thấy hạnh phúc toàn vẹn. Thế nhưng phải sống và phải yêu như thế nào?

Qua đoạn Tin Mừng sáng hôm nay, ông luật sĩ đã đến để chất vấn Chúa Giêsu về sự sống đời đời. Và Ngài đã nhắc lại điều quan trọng nhất trong lề luật đó là kính mến Thiên Chúa hết lòng và yêu thương anh em như chính mình ta vậy. Điều này thì ông luật sĩ đã quá biết, ông ta chỉ thắc mắc:

- Ai là người anh em?

Chúa Giêsu đã không đưa ra một định nghĩa có tính cách triết học và trừu tượng về người anh em, trái lại Ngài đã kể một câu chuyện cụ thể và đòi chúng ta phải hành động như vậy.

Đúng thế, có một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, chẳng may bị bọn cướp trấn lột và đánh trọng thương. Lần lượt xuất hiện các nhân vật. Bắt đầu là thày Tư tế, rồi thày Lêvi và cuối cùng là người Samaria. Chúa Giêsu nhấn mạnh: để đạt tới sự sống đời đời, nếu chỉ hiểu biết cặn kẽ về luật mà thôi thì cũng chẳng ích lợi gì. Thực vậy, thày Tư tế và thày Lêvi, là những đấng vị vọng trong đạo, đương nhiên họ rất thông hiểu giới luật yêu thương. Họ có đủ cách để giảng dạy cho dân, thế nhưng họ đã không thực hiện, bởi vì họ đã đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ trước tiếng kêu cứu của nạn nhân đang cần sự giúp đỡ. Còn người Samaria là hạng người bị khinh miệt, không mấy thông hiểu về lề luật, bị coi như người ngoại giáo. Thế nhưng, ông đã làm ngược lại với thái độ của hai đấng vị vọng nói trên.

Chúa Giêsu muốn chúng ta xác định cho rõ ai trong ba người, qua thái độ cư xử của mình khi đứng trước nỗi đau khổ của người khác đã thực thi giới luật yêu thương?

Không phải sự hiểu biết, mà chính là việc thực thi tình thương yêu mới dẫn chúng ta đến việc trở nên người anh em của đồng loại mình.

Đây chính là điểm quan trọng, cần phải canh tân tâm hồn, cần có cái nhìn hướng đến hành động trước những nỗi khổ đau của người anh em. Sẽ không có tình yêu, sẽ không có hạnh phúc và sẽ không có hy vọng được sống đời đời nếu như chúng ta lẩn tránh và làm ngơ trước nỗi thống khổ của anh em mình.


16. Một lệnh truyền khó xử – Achille Degeest


(Trích dẫn từ ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)

Theo Phúc Âm thuật, Đức Giêsu đặt lại tất cả mọi vấn đề. Người luật sĩ biết quá rõ Lề Luật giải quyết cách nào vấn đề người ấy đặt ra cho Thầy, nhưng vẫn muốn dồn Thầy vào chỗ lúng túng khó xử. Vì vậy sau câu đáp của Đức Giêsu, người lúng túng nhất chính là người luật sĩ ấy. Thật vậy, Đức Giêsu phá vỡ những hàng rào vừa chắc chắn vừa dễ chịu ngăn đỡ người Do Thái ngoan đạo giữ được chừng mực, khỏi quá nhiệt thành trong việc bác ái. Những luật sĩ từng chẻ cái tóc làm tư, đem nghĩa vụ bác ái mổ xẻ thành cơ man điều luật, sắp xếp theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau: chủng tộc, cách giữ lề luật, giá trị về mặt xã hội, tuổi tác, nam nữ v.v… Chỉ một câu thôi, Chúa lật đổ mọi hàng rào. Đối tượng bác ái là con người, đơn giản thế thôi. Về sau, Chúa mở rộng viễn ảnh ra xa nữa: lòng yêu thương vì bác ái nhắm vào con người trong tư cách con cái Thiên Chúa, nghĩa là cùng trong liên hệ Cha con với Thiên Chúa tất nhiên phải thương yêu nhau như anh em ruột thịt. Ở tầm cao đó, không một thang giá trị nào đứng vững. Về điểm này Công Đồng Vaticanô II đã khai quang một số viễn ảnh rất đáng chúng ta chú ý.



1) ‘Bác ái Kitô giáo thực sự lan tràn tới mọi người không phân biệt chủng tộc, hoàn cảnh xã hội hay tôn giáo, bác ái không cầu mong một lợi ích hay một sự tri ân nào. Như Thiên Chúa đã yêu chúng ta bằng một tình yêu vô vị lợi, các tín hữu cũng phải lấy tình bác ái mà lo lắng cho con người bằng cách yêu mến họ với cùng một ý hướng như khi Chúa tìm kiếm con người. Do đó, như Đức Kitô đã rảo qua khắp các thị thành làng mạc, chữa lành mọi kẻ tật nguyền bệnh hoạn, làm dấu chỉ Nước Thiên Chúa đã đến, Giáo Hội cũng nhờ con cái mình mà liên kết với mọi người thuộc mọi hoàn cảnh, nhất là với những người nghèo hèn đau khổ, và tình nguyện hy sinh cho họ’ (Sắc Lệnh Ad Gentes 12).

2) Bác ái Kitô giáo phải quan tâm cách rất thực tế đến việc chữa lành những vết thương của bất công trên nhân loại. ‘Các Kitô hữu phải hoạt động và cộng tác với mọi người khác để tổ chức đứng đắn những công việc kinh tế xã hội’. Công đồng đưa ra hai phương thức ưu tiên hành động để tiến tới sự tổ chức thế giới công bình hơn, đó là việc giáo dục, và sự viện trợ cho thế giới thứ ba. ‘… Họ phải quan tâm đặc biệt đến việc giáo dục các thiếu nhi và thanh thiếu niên bằng các loại trường học khác nhau. Các trường này không những phải coi như phương tiện tuyệt hảo để huấn luyện và nâng cao giới trẻ Kitô hữu, mà đồng thời còn là một công cuộc phục vụ nhân loại hết sức giá trị -nhất là đối với các quốc gia đang phát triển- để nâng cao nhân phẩm và chuẩn bị những hoàn cảnh hợp nhân bản hơn’. – ‘Ngoài ra, họ còn phải tham gia vào nỗ lực của các dân tộc đang cố gắng tạo ra những hoàn cảnh sống tốt đẹp hơn, và củng cố hoà bình thế giới, bằng cách khuất phục đói khát, dốt nát và bệnh tật’ (Sắc Lệnh Ad Gentes). Người ta có thể công bằng mà nhìn nhận rằng Giáo Hội với danh nghĩa một định chế của Đức Giêsu, đã không sai lầm trong việc thực hành bài học mà Giáo Hội đã biết rút ra từ dụ ngôn người Samaria nhân lành. Tuy nhiên Giáo Hội cũng là mỗi người trong chúng ta. Về thực tế, giá trị và kích thước lòng bác ái của chúng ta lớn hay nhỏ? Nếu chúng ta lúng túng trong khi tìm câu đáp, phải chăng chúng ta không sáng suốt hay thiếu sáng suốt, hoặc chúng ta thuộc hạng người dễ thoả mãn về thành tích của mình?



Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2013
downloads -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
downloads -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2013 -> Các bài suy niệm chúa nhậT 14 thưỜng niên c lời Chúa: Is 66, 10-14c; Gl 6, 14-18; Lc 10, 1-12. 17-20 MỤc lụC
2013 -> Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩM
2013 -> Các bài suy niệm chúa nhậT 17 thưỜng niên c lời Chúa: St. 18, 20-32; Cl. 2, 12-14; Lc. 11, 1-13 MỤc lụC
2013 -> Các bài suy niệm LỄ hiện xuống – Năm c lời Chúa: Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b 12-13; Ga 20,19-23 MỤc lụC
2013 -> CHÚa nhậT 3 MÙa chay c lời Chúa: Xh 3,1-8a. 13-15; 1Cr 10,1 10-12; Lc 13,1-9 MỤc lụC

tải về 353.63 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương