Các bài suy niệm chúa nhậT 15 thưỜng niên c lời Chúa: Đnl. 30, 10-14; Cl. 1, 15-20; Lc. 10, 25-37 MỤc lụC



tải về 353.63 Kb.
trang6/14
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích353.63 Kb.
#10398
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

11. Yêu người


Ai là người thân cận của tôi? Câu hỏi mới nghe như đơn giản nhưng thực ra đó lại là mấu chốt để giải thích cho đúng đắn lề luật Maisen. Vì lẽ luật này đòi hỏi chúng ta phải yêu người thân cận như chính mình.

Theo lẽ thường của người Do Thái thời bấy giờ thì quan niệm về người thân cận bị thu hẹp vào các thành phần Israel. Như vậy hạng ngoại kiều không có chỗ đứng trong những hoạt động bác ái, thành ra dụ ngôn Chúa Giêsu kể về người Samaria nhân hậu có hiệu quả như một trái bom hay như một cú đấm vào lương tâm của những kẻ tự ru ngủ bằng điệp khúc bình an vì đã làm tròn bổn phận tối thiếu của mình.

Quả thực qua dụ ngôn Chúa Giêsu đã chỉ trích gương xấu cần phải tránh mà điển hình là ông tư tế và thầy Lêvi, hai ông viên chức của phụng vụ đền thờ và được coi như là hàng đạo đức bởi đã giữ đúng lề luật. Đồng thời Ngài cũng nêu lên gương tốt phải theo mà cái khuôn mẫu là người Samaria, một ngoại kiều, một địch thủ, một tên lạc đạo. Bất chấp mọi thứ rào cản xã hội hay tập tục truyền thống, ông ta đã xông xáo tiến lại người xấu số để giúp đỡ anh ta đang bị bỏ dở sống dở chết trên đường. Chắc hẳn tình người của ông đã phát xuất từ lòng nhân từ rộng rãi của ông chứ không phải từ những bộ luật rườm rà phiền toái.

Đưa ra những nhân vật điển hình trên, chắc hẳn Chúa Giêsu nhằm giải thích một cái gì đó thiết yếu trong giáo huấn của Ngài, điều mà con người mọi thời, nhất là chúng ta ngày nay, trong hoàn cảnh cụ thể của mình, cần được soi sáng. Cái thiết yếu chính là ý nghĩa của câu hỏi lật ngược: Không còn hỏi ai là thân cận của tôi, mà hỏi tôi là người thân cận của ai?

Đó là tinh thần cách mạng của Tin Mừng mà không bao giờ chúng ta múc cạn được chiều sâu của nó. Bởi vì vấn đề không còn là ngồi đó mà xem ai là kẻ thân cận của mình, như thể một số người nào đó được chỉ định trước để chúng ta sử dụng như là phương tiện làm chiếu sáng đức yêu người của chúng ta, trong khi một số những người khác có thể thoát ra ngoài những hoạt động yêu thương ấy mà không gây ra một nguy cơ nào cho lương tâm. Chúng ta đi tìm những người thân cận trong một danh sách đã lập trước. Trong khi đó chính tình yêu đòi buộc chúng ta phải đi tìm gặp những người thân cận ở trong một giới hạn vô biên vì giới hạn của tình yêu là yêu không giới hạn. Khi đó mọi người đều có thể là người thân cận, là người anh em của chúng ta, đặc biệt là những kẻ đau khổ, nghèo túng và bị ruồng bỏ. Người chúng ta phải yêu thương trước nhất phải là người chúng ta thương không nổi, phải là người sống bên lề xã hội, tức là hạng người tội lỗi, yếu đuối và bị khinh khi. Bao lâu chưa đạt tới đó, thì chúng ta hãy còn ở trong cái mức của ông tư tế, cái mức của thầy Lêvi là những người đã cố tạo khoảng cách cho đủ xa những kẻ bất hạnh.

Đừng giả đui giả điếc trước tiếng gọi của những người anh em đó, dù họ là ai, dù họ ở đâu, thì họ vẫn là những người thân cận của chúng ta, nếu chúng ta biết tiến lại gần họ với một con tim bằng hữu và với những cánh gay giơ ra để giúp đỡ như người Samaria và như Đức Kitô ngày xưa.


12. Ai là người Samaria tốt nhất? - Charles E. Miller


(Trích dẫn từ ‘Mở Ra Những Kho Tàng’)

Chúa Giêsu thích kể các dụ ngôn khi Ngài rao giảng, điều đó thì không có gì ngạc nhiên khi có người đặt câu hỏi: “Ai là người láng giềng của tôi?”. Chúa Giêsu đã không cho một câu trả lời trực tiếp. Thay vào đó, Ngài đã kể một câu chuyện dụ ngôn.

Dụ ngôn này thì quen thuộc và để lại ấn tượng mạnh mẽ khi được diễn tả trong một ngôn ngữ. Nói với một người nào là Samaria nhân lành có nghĩa là nói rằng ông ta đã giúp đỡ người khi cần. Trong câu chuyện, người Samaria đã dừng lại và giúp đỡ người đàn ông bị bọn trộm cướp đánh đập và tước lột tất cả, minh chứng chính ông là người láng giềng tốt mà Chúa Giêsu muốn nói đến, ngay cả khi người Samaria này đã không biết nạn nhân xấu số và nạn nhân xấu số cũng không hề biết người Samaria.

Trong câu chuyện dụ ngôn của mình, Chúa Giêsu thường đưa ra một đường vòng không ngờ. Và đường vòng cho câu chuyện dụ ngôn này là ý nghĩa mà Chúa Giêsu trao cho từ”láng giềng”. Sự kiện anh hùng là một người Samaria. Hãy nhớ rằng câu chuyện này được nói với người Do Thái, những người khinh bỉ người Samaria. Những người Do Thái nhìn người Samaria như là những kẻ phản bội, những kẻ thờ tà thần. Những thính giả đang nghe Chúa Giêsu phải bị sốc rất nặng. Họ phải giận dữ khi Ngài đề nghị với họ một mẫu gương là một người Samaria anh hùng.

Một số giáo phụ tiên khởi của Giáo Hội đã đặt một đường vòng khác vào câu chuyện. Các Giáo phụ thấy người mà chúng ta gọi là người Samaria nhân lành là hình ảnh của chính Chúa Giêsu. Nói cách khác, các giáo phụ nghĩ rằng ít nhất một con người đã được giới thiệu với chúng ta là người luôn giúp đỡ và Chúa Giêsu đã luôn làm điều đó.

Nòi giống con người bị thoái hoá đi bởi tội lỗi. Tội lỗi đã tước bỏ nơi chúng ta mọi giá trị như là con người. Nó đã đánh cặp của chúng ta để lấy đi khỏi chúng ta những ân sủng của Thiên Chúa. Nó đã tấn công chúng ta một cách khốc liệt khiến tất cả chúng ta đều giống như là một người dở sống dở chết. Chúa Giêsu đã nâng chúng ta dậy, không chỉ là trên một con vật, nhưng là trên chính đôi vai của Ngài và mang chúng ta đến với Giáo Hội, để chúng ta có thể được chăm sóc cho đến khi Ngài trở lại trong vinh quang, ngày Phục Sinh của chúng ta.

Nhưng sau đó, Chúa Giêsu đã mang chúng ta vào trong Giáo Hội, Ngài đã không để mặc chúng ta đi trên con đường của Ngài. Ngài ở với Giáo Hội mọi ngày và cho đến tận thế. Qua sứ vụ của Giáo Hội, trong phép rửa Chúa Giêsu đã chữa lành mọi vết thương tội lỗi, phục hồi sự sống của ân sủng và ban cho chúng ta giá trị là con cái của Thiên Chúa. Và trong phép Thêm sức, Chúa đã tăng sức cho đời sống ân sủng bên trong chúng ta, Ngài đã củng cố căn tính của chúng ta như là con cái của Thiên Chúa và thừa tự Nước Trời. Chúa Giêsu đã đến với chúng ta trong Giáo Hội, qua Lời và các bí tích: Lời của Thánh Kinh và bí tích Thánh Thể là chính Mình và Máu Người nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của chúng ta.

Từ”láng giềng” theo nghĩa chữ là một người ở gần bên chúng ta. Chúa Giêsu đã minh chứng chính Người còn hơn là một láng giềng nữa, hơn là một người nào đó ở gần chúng ta, Ngài đã làm cho chúng ta trở nên thành phần của thân thể mầu nhiệm của Ngài là Giáo Hội. Trong Ngài chúng ta tiếp tục hiện hữu, như bài đọc II đã dạy chúng ta: “Ngài là Đầu của thân thể là Giáo Hội”.

Khi chúng ta bước đi trong đời sống, tội lỗi vẫn còn tiếp tục tàn phá và làm tổn hại chúng ta, chúng đang chờ đợi một khoảnh khắc bất ngờ, chểnh mảng để chúng có thể tấn công chúng ta vào lúc chúng ta yếu đuối. Nhưng chúng ta không bao giờ đơn độc trong cuộc chiến đấu của mình. Thật sống động khi chúng ta họ bài học của bài Thánh Vịnh ngày hôm nay: “Hãy hướng về Chúa những khi bạn cần và bạn sẽ sống”. Khi chúng ta hướng về Chúa sẽ nhận thấy rằng Ngài không quá mầu nhiệm và xa xôi khỏi chúng ta. Chúa Giêsu không quá đơn giản là một người Samaria nhân lành. Ngài là một người tốt nhất.


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2013
downloads -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
downloads -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2013 -> Các bài suy niệm chúa nhậT 14 thưỜng niên c lời Chúa: Is 66, 10-14c; Gl 6, 14-18; Lc 10, 1-12. 17-20 MỤc lụC
2013 -> Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩM
2013 -> Các bài suy niệm chúa nhậT 17 thưỜng niên c lời Chúa: St. 18, 20-32; Cl. 2, 12-14; Lc. 11, 1-13 MỤc lụC
2013 -> Các bài suy niệm LỄ hiện xuống – Năm c lời Chúa: Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b 12-13; Ga 20,19-23 MỤc lụC
2013 -> CHÚa nhậT 3 MÙa chay c lời Chúa: Xh 3,1-8a. 13-15; 1Cr 10,1 10-12; Lc 13,1-9 MỤc lụC

tải về 353.63 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương